|
|
|
|||||||||||||
Soi họcBài học thứ Tư: Gặp người khổng lồ một mắt, não Odysseus bỗng nhiên teo lại 07. 03. 12 - 12:21 amGiGi tổng hợp
Ngay khi mới bắt đầu chuyến hải hành quay về nhà, hai anh em nhà Agamemnon và Menelaus – những người đứng đầu quân Hy Lạp – đã cãi nhau ỏm tỏi! Agamemnon muốn ở lại Troy một thời gian để làm lễ cúng tế cho các thần, đợi khi nào có điềm tốt lành mới bắt đầu quay về. (Vụ này đáng ngờ lắm, có thể lúc ấy Agamemnon đã có được nàng Cassandra trong tay nên không muốn về nhà vội). Nhưng Menelaus, vừa mới đoạt lại được cô vợ vừa đẹp vừa hư Helen, thì muốn lên đường ngay, sớm ngày nào hay ngày ấy (sau mười năm mới tìm thấy vợ thì coi như lấy vợ mới, sốt ruột muốn quay về nhà ngay là hợp lý).
Cãi nhau chán, không ông nào chịu ông nào, cuối cùng tốt nhất là chia đôi: ai muốn về sớm thì theo Menelaus, ai muốn ở lại đợi thì theo Agamemnon. Odysseus nằm trong số những người theo Menelaus, muốn về nhà gặp vợ con ngay, nhưng chỉ mới đi với nhau được một đoạn, tới đảo Tenedos, ông đã nhận ra, nếu không dâng lễ vật lên các thần thì không ổn, nên quyết định tách ra, quay trở lại Troy để tham gia cúng tế cùng Agamemnon. Hành trình về nhà của Menelaus trải qua không biết bao nhiêu gian truân do thần biển Poseidon gây ra. Hạm đội của Menelaus bị sóng đánh trôi dạt xuống tận bờ biển Ai Cập, rồi trải qua bảy năm lưu lạc, Menelaus cùng với nàng Helen kiều diễm mới lần mò về được tới quê hương, hết cả giận nhau!
Số phận hạm đội của Agamemnon cũng chẳng khá hơn là bao, cho dù đã cúng tế (hối lộ?) các thần rất hậu. Thần biển Poseidon nổi bão tố đánh tan đoàn chiến thuyền của Agamemnon. Riêng chiếc thuyền của Agamemnon may mắn không bị sóng đánh chìm, nhưng bị dạt mãi xuống vùng biển phía Nam, tưởng chừng như trôi tới tận châu Phi! Trên thuyền, ngoài Agamemnon còn có nàng Cassandra, nữ công chúa tiên tri con vua Priam. Mãi rồi Agamemnon mới quay về được thành Mycenae, nơi ông từng trị vì trước khi cất quân đi đánh nhau. Tại đây, người anh hùng từng thoát được bao hiểm nguy trong mười năm chiến trận khốc liệt ở thành Troy đã bị vợ hại, chết trong bồn tắm nhà mình! Nhưng đó là một tích khác chúng ta sẽ bàn tới sau… Nhưng lận đận nhất mới về được nhà chính là Odysseus cơ trí. Hành trình trở về của Odysseus dài đúng 10 năm, bằng thời gian diễn ra cuộc chiến thành Troy! Trên đường đi, đoàn thuyền của Odysseus gặp bao nhiêu là chuyện: nào là ghé qua xứ Ismarus của người Ciconnius, giết hết đàn ông xứ ấy, cướp lấy của cải và phụ nữ làm chiến lợi phẩm. Rồi lạc đến đảo của những người ăn hoa sen, ai ăn phải loại hoa này thì quên hết cả đường về, chỉ muốn ở lại đảo (có ba chiến binh đã bị “ngộ độc”, đòi ở lại, khiến Odysseus sau đó đã phải dùng vũ lực cấm quân lính ăn hoa sen)…
Nói chung gặp thử thách nào, Odysseus cũng sáng suốt, nhưng đến lúc đoàn thuyền bị gió thổi dạt đến hòn đảo Cyclopes, nơi ở của những người khổng lồ Cyclops chỉ có một mắt ngay giữa trán, thì Odysseus bỗng ngốc nghếch một cách lạ kỳ. Trên hòn đảo ấy, mỗi người khổng lồ sống trong một cái hang, hàng ngày đi chăn cừu. Để tìm hiểu xem ai sống trên đảo, Odysseus cùng 12 tên lính lên bờ, chui vào một cái hang to và đợi, không chút cảnh giác và cũng không hề biết, cái hang ấy là của người khổng lồ Polyphemus – cũng là con trai thần biển Poseidon. (Nhỡ cái hang ấy là của một con rồng thì sao nhỉ? Nó khạc cho một cái có phải là thành thịt thui hết không?)
Sẩm chiều, khi Polyphemus quay về hang, y lùa cừu vào, thấy cả đám người trong ấy, bèn xách ngay một hòn đá khổng lồ chặn cửa hang, ngồi ăn bánh uống sữa cừu bên đống lửa, rồi thản nhiên tóm lấy hai người bạn của Odysseus, đem nướng chín rồi ăn ngon lành thay cho bữa tối! Odysseus định dùng kiếm hạ sát Polyphemus ngay, nhưng chợt nghĩ, nếu giết y thì làm thế nào vần nổi tảng đá khổng lồ chặn cửa hang; chẳng lẽ lại chịu chết già trong hang? Làm sao gặp lại vợ? Ngày hôm sau, Polyphemus còn kịp xơi thêm bốn người bạn nữa của Odysseus, mặc cho ông năn nỉ. Thế rồi Odysseus nghĩ ra mẹo chuốc rượu cho Polyphemus say mềm, rồi dùng một cái cọc nhọn hơ nóng đâm vào con mắt duy nhất trên trán hắn. Trước đấy, khi Polyphemus hỏi tên, Odysseu còn may mà nhanh trí nhận mình tên là “Không Ai”. Bởi thế nên khi bị gậy nhọn chọc mù mắt, Polyphemus kêu thét ầm ĩ, đám khổng lồ từ các hang xung quanh chạy đến hỏi xem có chuyện gì, nghe Polyphemus nói: “Không Ai đâm tôi, Không Ai hại tôi!”; cả đám liền bỏ về, nghĩ rằng ông bạn của chúng đã bị loạn trí. Polyphemus mù dở đứng trấn ở cửa hang, lùa từng con cừa ra, hy vọng sẽ tóm Odysseus cùng đám bạn của mình để ăn sống nuốt tươi cho hả giận. Odysseus tinh ranh (trở lại), cùng các bạn nằm nấp dưới bụng những con cừu, yên lành thoát khỏi hang, tẩu thoát khỏi đảo. Xuống thuyền rồi, Odysseus đột nhiên ngu ngốc tiếp, thét to với Polyphemus: “Ta không phải Không Ai. Ta là Odysseus, con trai của Laertes, vua xứ Ithaca.” Có tên tuổi rồi, Polyphemus cứ thế cầu xin cha mình là Poseidon trả thù cho. Thần Poseidon vốn đã thù dai quân Hy Lạp không cúng cấp đủ, nay càng không tha việc Odysseus chọc mù mắt con trai. Và thế là thần làm cho hành trình về nhà của Odysseus sẽ còn phải kéo dài. Nhưng sự kéo dài về sau, theo nhiều người, lại là nỗi mơ ước của nhiều vị đàn ông. Vì sao? Thứ Tư sau chúng ta đi tiếp vậy.
* Bài liên quan: – Bài học Chủ nhật: THẦN VỆ NỮ – Gái không mẹ hay kẻ lăng loàn? Ý kiến - Thảo luận
18:46
Tuesday,1.1.2019
Đăng bởi:
Scarlett Leangel
18:46
Tuesday,1.1.2019
Đăng bởi:
Scarlett Leangel
Không biết bài tiếp theo ở đâu ạ? Mình tìm hổng thấy. :((
17:30
Friday,22.3.2013
Đăng bởi:
dilettant
Cách đây vài năm có đọc tạp chí khoa học Nga, nói về sau loài người tiến hóa theo hướng chì có một mắt? Vì bài này dilettant sẽ đi tìm lại tạp chí kia để xem kỹ hơn.
Còn về tích "không ai cả", có một ánh xạ không thật thuận với cách trình bày bài ...xem tiếp
17:30
Friday,22.3.2013
Đăng bởi:
dilettant
Cách đây vài năm có đọc tạp chí khoa học Nga, nói về sau loài người tiến hóa theo hướng chì có một mắt? Vì bài này dilettant sẽ đi tìm lại tạp chí kia để xem kỹ hơn.
Còn về tích "không ai cả", có một ánh xạ không thật thuận với cách trình bày bài này của Pha Lê. Đó là thần dân của khối XHCN cũ (chẳng hạn Liên Xô cũ), có bệnh ỷ vào tập thể, cái gì hỏng cũng bảo tại tập thể, "không phải cháu" (báo Argument i Fakty một số đầu 2010 phân tích kỹ chuyện này. Ở Việt Nam mỗi lần va chạm dân sự (đâm xe, cãi nhau với hàng xóm...) là người ta gân cổ cãi chết thôi, cái gĩ xấu cũng là mày, tao không có làm gì sai hết trơn. Nhưng chuyện Uy lít sơ (Odysseus) không giết Cyclops ngay vì không có ai khuân được đá chặn cửa, vì thế mà chịu hy sinh thêm 4 người khá gần với các tích về chiến tranh, cả ở Việt Nam... Cộng với chuyện nghi binh "không ai cả" ly gián đám khổng lồ với "người bị hại" Cyclops thì có thể coi là Odysseus ngốc không? Chuyện đánh (giết) ai đó rồi phải xưng danh không hẳn là ngu ngốc. mà gần như là một luật của chiến tranh: cho kẻ bị hại biết mình là ai. Cũng giống như đối phương đã ngã rồi thì không đánh tiếp trong song đấu của hiệp sĩ tây hay giang hồ phương đông. Hôm nay nhìn có vẻ ngốc nghếch. Dilettant có bài học riêng: mình làm mà cứ bảo là "không ai cả", thoái thác trách nhiệm, lường đảo thì não teo lại, kiểu như chập mạch. Điều này giống với kết luận của các nhà bác học Nga, và Mỹ là dối trá quá thì não bị tê liệt chức năng "lương tâm"... Xin viết thêm sau. Đa tạ.
Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
...xem tiếp