Soi học

Bài học Chủ nhật: Demeter cứu con gái khỏi địa ngục – hay sự tích xuân hạ thu đông 25. 12. 11 - 7:42 am

Pha Lê

 

.

Sau khi Diêm Vương Hades bắt cóc Persephone, chuyện gì sẽ xảy ra?

Persephone may mắn có được một bà mẹ rất thương mình (chứ không nham nhở như ông Zeus, bán đứng cả con cái). Mẹ của cô là Demeter (tiếng La mã: Ceres), thần của thu hoạch và nông nghiệp. Bà cũng là em gái Zeus, từng bị bố Cronus nuốt, sau khi ông nhả bà ra khỏi bụng thì Demeter trở thành 1 trong 12 vị thần trên đỉnh Olympia cùng các anh em mình (dù có nhà thơ – chắc do không thích trồng trọt – như Herodotus thì bỏ Demeter ra khỏi danh sách này).

Tượng Demeter, không rõ năm, nhưng tạc bằng đá như vầy thì chắc là bản La Mã copy, tác phẩm hiện nằm tại bảo tàng Hermitage. Biểu tượng của bà: bó lúa mì, cây đuốc, sư tử, tù và cornucopia (cái tù và này thực sự không dùng để… thổi, mà được sử dụng như một cái thúng, có hình sừng; người Hy Lạp và La Mã cho vào đấy hoa, rau, trái cây, hạt v.v… vừa thu hoạch được. Nó là biểu tượng của sự sung túc, giàu có dồi dào). Demeter trong hình đang cầm bó lúa mì và cornucopia trên tay.


Tác phẩm “Ceres và hai nàng tiên”, Peter Paul Rubens, 1620 hoặc 1628. Nhìn thì không biết ai trong số này là Demeter. Cô đang cầm hai trái bắp? Hay cô đang ôm cornucopia và giật cành đào từ tay chú khỉ? Hoặc chính hai cô khoả thân này là tiên (tiên thích khỏa thân mà), còn người mặc áo, choàng khăn đoan chính kia mới là Demeter nhỉ?


Tác phẩm “Tượng Ceres”, Peter Paul Rubens, 1615. Họa sĩ Rubens vẽ các thiên thần thi nhau cúng hoa quả cho thần nông nghiệp Demeter. Đây là tranh nửa vẽ người (động vật?) nửa vẽ tĩnh vật, trong tranh có vô số các loại rau và trái cây, nhìn kỹ sẽ thấy nào là nho, bí đỏ, dưa leo, cam, táo, lê… nhiều không đếm nổi.


Lắm lúc Demeter cũng bị các họa sĩ thêm thắt biểu tượng cho. Trong tác phẩm “Demeter” này, họa sĩ Romanelli Francesco, ngoài gắn cái vòng lúa mì lên tóc Demeter, còn vẽ thêm cái lưỡi hái cho nó ra dáng “nông nghiệp” nữa; vẽ crornucopia hay sư tử thì rườm rà quá chăng?


Tác phẩm “Ceres, Bacchus, và Cupid”, Hans von Aachen, vẽ khoảng 1600. Khi Demeter được vẽ chung với thần rượu Dionysus và Cupid/Venus, thì có nghĩa họa sĩ đang thể hiện sự sung túc của một mùa thu hoạch, lúc mọi người uống rượu ăn mừng, yêu nhau, và sinh con. Để không bị lộn với Mars và Venus (vốn cũng hay dẫn Cupid theo) các họa sĩ đội vòng nho cho Dionysus, cũng như cài bông lúa mì, cài hoa quả… lên tóc Demeter nhằm giúp mọi người phân biệt.


Tác phẩm “Ceres, Bacchus, Venus, và Cupid”, Cornelisz van Haarlem, 1624. Ông thần rượu đưa nho cho Cupid kiểm tra chất lượng, còn Venus (tóc quấn dây) và Demeter (cài bông lúa mì) thì đang xem trái cây, rau củ; lại một mùa bội thu, thích nhé!


Còn trong tác phẩm “Bacchus, Venus, Ceres, Cupid” này của Cornelis van Poelenburgh, thần rượu (đội vòng nho, tay cầm ly rượu) cùng Venus (tóc vàng), Demeter (tóc đen, cài lúa mì trên đầu), và Cupid (đang ngủ) ăn mừng trên đám mây; các thiên thần nhỏ bay xung quanh, biến nước nho thành rượu để mọi người uống xả láng.

 

Vốn hiền lành, yêu đồng ruộng, thương con, khi Demeter nghe tin Persephone mất tích, bà hốt hoảng lặn lội đi tìm. Demeter đi suốt 9 ngày 9 đêm, khóc lóc tìm con mà quên cả ăn uống và tắm rửa (chắc thần thánh sẽ không bốc mùi như người thường?). Đến ngày thứ 10 thì Demeter gặp Hecate – nữ thần của ma thuật. Hecate nói rằng có nghe thấy tiếng Persephone kêu cứu, nhưng không biết là ai bắt cóc cô này đi đâu. Thế là Demeter quyết định đi hỏi Helios – thần mặt trời, vì vị thần này thấy hết mọi chuyện diễn ra trên trái đất (Helios thuộc thế hệ Titans, một số nhà thơ cho rằng sau khi Zeus lên nắm quyền thì Apollo thế Helios làm thần mặt trời, nhưng một số thì cho rằng Helios vẫn giữ chức này. Thậm chí, tích Demeter cứu Persephone là tích cổ, lấy từ truyện dân gian, nên đôi khi mấy nhà thơ – dù phán Apollo là thần mặt trời – cũng dựa theo bản có sẵn mà kể rằng Demeter đến hỏi chuyện Hesios. Nói chung thì tích vốn có lắm bản rắc rối vậy đó, đừng suy nghĩ nhiều nhức đầu, cứ biết rằng Demeter tra khảo Hesios đi).

Hesiod khai ngay: Hades, nhờ có Zeus bật đèn xanh, đã bắt cóc Persephone xuống âm phủ. Demeter nghe xong thì tức điên. Bà rời bỏ Olympia, xuống hạ thế sống, nhưng để dằn mặt Zeus, bà cho nạn đói hoành hành, lúa không trổ bông, cây không ra trái. Chuyện này cộng với chuyện Persephone (vốn là thần giúp thực vật sinh sôi) bị đem xuống địa ngục, không rau củ gì còn mọc được nữa, chim muông không có cái ăn nên cũng lăn ra chết cả. Zeus hãi hùng, sợ loài người chết hết (ông này đâu có thương dân, chắc không muốn loài người lâm vào cảnh diệt vong vì sợ sau này trái đất sẽ không còn ai cho ông hiếp chứ gì?), Zeus năn nỉ Demeter quay về Olympia, nhưng Demeter quyết không nghe.

Sợ quá, Zeus đành phải phái sứ giả Hermes xuống âm phủ đón Persephone về. Nhưng Hades vốn ranh ma, ông tặng Persephone một trái lựu làm quà chia tay, Persephone vô tư ăn lựu, rồi quay lên mặt đất với mẹ.

Tác phẩm “Sự trở lại của Persephone”, Frederic Leighton, 1891. Demeter (đứng trên) giang tay đón con, Persephone thì được sứ giả Hermes dẫn về mặt đất, vui mừng giơ hai tay để ôm mẹ.

 

Hai mẹ con gặp nhau thì mừng lắm, nhờ có Persephone mà mặt đất bắt đầu xanh trở lại, Demeter cũng làm phép cho mùa màng không bị thất bát nữa. Tuy nhiên, do ăn phải trái lựu của vua âm phủ, số mệnh của Persephone đã bị trói buộc với Hades (như kiểu cột sợi chỉ đỏ), nên cô không thể ở trên mặt đất mãi. Zeus quyết định rằng trong một năm, Persephone sẽ có sáu tháng sống với mẹ, sáu tháng còn lại thì xuống âm phủ sống với ông Diêm Vương. Như vậy, mùa xuân và hè thì trái đất xanh tốt, còn thu và đông thì thực vật chết, lá bắt đầu rụng dần. Loài người bắt đầu có bốn mùa với khí hậu, thời tiết thay đổi từ đó.

Tác phầm “Mùa xuân trở về”, William Adolphe Bouguereau, 1886. Họa sĩ William vẽ cảnh Persephone quay trở lại từ âm phủ, đem mùa xuân đến với mọi người, làm hoa nở rộ. Các thiên thần nhỏ vui mừng vây quanh Persephone. Tác phẩm này từng bị chỉ trích là hở hang quá lố, nhưng thực sự thì chỉ có nhiều con nít vô tư khoe cơ thể thôi, chứ còn lại thì chỉ có mỗi mình Persephone khỏa thân, thấm vào đâu so với các tranh khoả thân tập thể khác nhỉ?

 

 

*

Bài liên quan:

– Bài học Chủ nhật: THẦN VỆ NỮ – Gái không mẹ hay kẻ lăng loàn?
– Bài học Chủ nhật: Zeus và cây phả hệ rối ren

– Bài học Chủ nhật: ZEUS – Kẻ cưỡng bức dưới lốt thiên nga và đại bàng

– Bài học Chủ nhật: Hylas – Người tình của Herakles hay của đám tiên sông?

– Bài học Chủ nhật: Venus – một người yêu tốt và một bà vợ tồi (phần 1)

– Bài học Chủ nhật: Vụ đánh ghen của ông chồng Venus

– Bài học Chủ nhật: Ares (Mars) – vị thần không mấy ai thờ

– Bài học Chủ nhật: Hephaestos – Nạn nhân của Zeus hay của Hera?

– Bài học Chủ nhật: Hera: Có phải là Hoạn Thư của tích Hy Lạp cổ?

– Bài học thứ Tư: Cuộc thi hoa hậu đầu tiên và sự nhanh trí của thần Zeus

– Bài học thứ Tư: Paris chấm thi, hay vụ mua giải lớn nhất thế gian

– Bài học Chủ nhật: Athena thông minh nhờ chui từ đầu cha ra?

– Bài học Chủ nhật: Athena đọ sức Poseidon – Khi biển cả thua cây ô-liu

– Bài học thứ Tư: Râu ria quanh thành Troy – trước khi đánh nhau vỡ đầu

– Bài học Chủ nhật: Helen – Thảm họa chân dài

– Bài học thứ Tư: Gót chân Achilles hay sai lầm của một bà mẹ đoảng

– Bài học Chủ nhật: Poseidon – Nổi tiếng vì có vợ đẹp

– Bài học thứ Tư: Odysseus giả điên, Achilles giả gái

– Bài học Chủ nhật: Mars, Phryne, và vụ cởi truồng trước tòa án

– Bài học thứ Tư: Achilles rút lui hay anh hùng (thì luôn) giận nhau vì gái

– Bài học Chủ nhật: Iphigenia: Một vụ tế (hụt?) dẫn tới nhiều vụ giết người

– Bài học thứ Tư: Achilles ra trận – Khi con quyết đánh nhau thì mẹ phải làm gì?

– Bài học Chủ nhật: Artemis: Trinh nữ hay cũng mê gái giống bố?

– Bài học thứ Tư: Khi Achilles yêu quá hóa ác

– Bài học Chủ nhật: Artemis – Giới tính gì thì cũng gây nhiều đau khổ

– Bài học thứ Tư: Vua Priam xin xác con như thế nào?

– Bài học Chủ nhật: Apollo – Thần của lắm thứ, kể cả bệnh đau tim

– Bài học Chủ nhật: Vòng nguyệt quế của Apollo – Tại ghét đàn ông hay tại “thằng” Cupid?
– Bài học Chủ nhật: Chín nàng thơ – Biểu tượng của văn minh, nghệ thuật, nhưng hay bị vẽ sai

– Bài học Chủ nhật: Hestia – Trinh nữ xịn thì hay ở trong nhà

– Bài học Chủ nhật: Ariadne – Vớ được chồng tốt nhờ bị bồ bỏ

– Bài học Chủ nhật: Hades – Cai quản địa ngục, nhưng quậy phá mặt đất

– Bài học Chủ nhật: Dionysus – Bợm nhậu chính hiệu

– Bài học Chủ nhật: Demeter cứu con gái khỏi địa ngục – hay sự tích xuân hạ thu đông

– Bài học thứ Tư: Đám con lai các thần giết nhau, để cậu con nhà trần kết thúc

– Bài học thứ Tư: Odysseus – Kẻ có lắm mẹo vặt chết người

– Bài học Chủ nhật: Orpheus – chết vì đa nghi

– Bài học Chủ nhật: Cupid và Psyche – Thần tình yêu thua chân dài (kỳ 1)

Ý kiến - Thảo luận

10:10 Wednesday,18.3.2015 Đăng bởi:  ammoyoyo

có bài nào nói về perserphone không?


...xem tiếp
10:10 Wednesday,18.3.2015 Đăng bởi:  ammoyoyo

có bài nào nói về perserphone không?

 
22:42 Saturday,21.2.2015 Đăng bởi:  Nguyễn Hạnh Quyên
Khoan đã. Nhưng Soi không nói về cái chuyện Persephone ăn mấy hạt lựu trong cái quả lựu mà thần Hades đưa cho để giữ lại nàng ta ở âm phủ à ?
- Persephone ăn 6 hạt lựu thì 6 tháng (xuân - hạ) ở với mẹ Demeter, 6 tháng còn lại (thu - đông) ở với husband Hades.
- Persephone ăn 4 hạt thì 9 tháng (xuân - hạ -thu) ở với mẹ Demeter, 3 tháng còn lại (đông) ở với husband.
Và Soi q
...xem tiếp
22:42 Saturday,21.2.2015 Đăng bởi:  Nguyễn Hạnh Quyên
Khoan đã. Nhưng Soi không nói về cái chuyện Persephone ăn mấy hạt lựu trong cái quả lựu mà thần Hades đưa cho để giữ lại nàng ta ở âm phủ à ?
- Persephone ăn 6 hạt lựu thì 6 tháng (xuân - hạ) ở với mẹ Demeter, 6 tháng còn lại (thu - đông) ở với husband Hades.
- Persephone ăn 4 hạt thì 9 tháng (xuân - hạ -thu) ở với mẹ Demeter, 3 tháng còn lại (đông) ở với husband.
Và Soi quên béng không nói rằng Persephone là thần gì nữa kìa. Persephone hoàn toàn là con thần cháu thánh (con của Zeus và Demeter, đều là thần thánh) nên nàng ta cũng phải là thần chứ ! Nàng ta là thần mùa xuân. 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Marina Abramovic - Tuyên ngôn đời nghệ sĩ

Marina Abramovic – Khôi Nguyên dịch

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả