Soi học

Bài học thứ Tư: Odysseus – Kẻ có lắm mẹo vặt chết người 28. 12. 11 - 5:13 am

GiGi tổng hợp

 

.

Lại nói về cuộc chiến thành Troy. Sau khi dũng tướng trấn giữ thành Troy là Hector bị Achilles giết chết, rồi đến lượt Achilles lại bị Paris – với sự giúp đỡ của thần Apollo – hạ thủ bởi một phát tên bắn trúng gót chân, có vẻ cán cân lợi thế nghiêng về phía quân Hy Lạp nhiều hơn. Đơn giản bởi họ có nhiều dũng sĩ thiện chiến hơn – toàn là những người từng tham gia cầu hôn nàng Helen kiều diễm; đám này ra đi để thực hiện lời thề khi xưa thì ít mà để cướp phá, cướp đoạt chiến lợi phẩm từ thành bang Troy giàu có thì nhiều! (Helen chắc cũng hú vía, may đã không lấy “lão” nào trong số này!)

Dù thất thế hơn đối phương nhưng quân dân thành Troy vẫn kiên cường chống cự. Dẫu có được xây dựng trên ngọn đồi lú lẫn, nhưng các kiến trúc sư và thợ xây thời cổ đại, do không có thói quen ăn bớt vật liệu cũng như khai khống các hạng mục công trình, đã xây thành Troy rất chắc chắn, đủ khả năng chống cự lại những đợt công thành dữ dội của quân Hy Lạp. Cuộc chiến thành Troy, vì thế, đã bước sang năm thứ mười…

Trong hàng ngũ quân Hy Lạp, sau khi mất đi người anh hùng Achilles, vẫn còn vô số những chiến tướng, mà nổi bật nhất trong số này phải kể đến Odysseus.

Có thể nói đây là một nhân vật cơ trí vào bậc nhất trong thần thoại Hy Lạp, một sự pha trộn giữa cái tuyệt trí của Khổng Minh với cái tuyệt mưu của Tào Tháo trong Tam Quốc diễn nghĩa ở văn học phương Đông.

Những mưu mẹo của Odysseus là đề tài vô tận của các tác phẩm văn học, mỹ thuật cổ điển. Thậm chí, chuyến hành trình gian truân của Odysseus trở về nhà sau cuộc chiến thành Troy đã là đề tài chính cho thiên sử thi Odyssey của Homer vĩ đại. Nhưng đó là chuyện khác…

Ở Odysseus có cả một kho những mẹo vặt lẫn những mưu kế chiến lược đủ để làm thay đổi và quyết định cục diện của cả một cuộc chiến lớn như thành Troy.

Hẳn mọi người còn nhớ chuyện Odysseus cùng với vua xứ Argos là Diomedes được người Hy Lạp giao nhiệm vụ đi chiêu mộ Achilles, khi ấy đang giả gái trong cung vua Lycomedes ở đảo Scyros. Chỉ bằng một mẹo nhỏ, Odysseus đã khiến Achilles bộc lộ thân phận và buộc phải tham gia cuộc viễn chinh đánh thành Troy cùng với các chiến tướng Hy Lạp.

Mẹo vặt đó chỉ gián tiếp gây chết người (Achilles bị bộc lộ thân phận buộc phải ra trận, sau này chết ở Troy), nhưng có những mẹo vặt khác của Odysseus thì gây chết người ngay tức khắc!

Khi đoàn chiến thuyền hùng hậu gồm 1186 chiếc của người Hy Lạp tiến vào gần khu vực thành bang Troy, quân Troy, dưới sự chỉ huy của dũng tướng Hector mũ trụ long lanh, con trai cả vua Priam, đã dàn quân nghênh đón, sẵn sàng mang cái chết đến cho những người Hy Lạp dám cả gan đến xâm chiếm. Đoàn thuyền đi vào cửa sông Simois, con sông đánh dấu lãnh địa Troy. Trên bờ, Hector đang nóng ruột chờ đợi.

Trước khi xuất phát, những người Hy Lạp đã nhận được một lời tiên tri báo rằng bất cứ ai là người đầu tiên đặt chân lên lãnh địa của Troy, người đó sẽ phải chết. Toàn quân Hy Lạp, từ viên tổng chỉ huy Agamemnon đến tên lính quèn đều biết rõ lời tiên tri đó. Bởi vậy mà khi các chiến thuyền cập sát bờ, các dũng tướng Hy Lạp bắt đầu nhìn nhau. Vinh quang, của cải, phụ nữ đẹp thì ai cũng muốn rồi, nhưng phải sống thì mới hưởng được tất cả những cái đó, chứ một xác chết thì chỉ để đem thiêu mà thôi!

Trong số các dũng tướng Hy Lạp, Odysseus biết rõ lời tiên tri chết người kia, nhưng cũng biết rằng nếu không có ai làm gương xung phong ngay trong trận đánh mở màn này thì cái giá phải trả sẽ rất lớn. Bởi vậy nên Odysseus bèn ném chiếc khiên của mình lên bờ rồi nhảy vọt lên đứng trên đó!

Thấy Odysseus đã nhảy lên bờ rồi, một dũng tướng khác là Protesilaus, con trai của Iphicles xứ Thessali, tung mình nhảy vọt theo, chắc mẩm rằng Odysseus là người đầu tiên đặt chân lên lãnh địa Troy và sẽ phải hứng chịu lời nguyền chết người kia. Hỡi ôi! Protesilaus đâu có biết rằng Odysseus đã vô cùng khôn ngoan nhảy lên đứng trên chiếc khiên của mình và như vậy, tuy nhảy lên trước nhưng Odysseus không phải là người đầu tiên đặt chân lên đất Troy!

Chỉ bằng một mẹo nhỏ này, Odysseus đã “nhường” cái chết cho Protesilaus!

Hậu quả đến ngay với Protesilaus. Vừa mới đặt chân lên bờ, chàng vung gươm, giương khiên lao vào giao đấu với Hector, con trai vua Priam. Protesilaus nào phải đối thủ xứng tầm với Hector. Tráng sĩ thành Troy, bằng một mũi lao ác hiểm, đã đâm xuyên qua tầm khiên dày trước ngực Protesilaus, cắm sâu vào trái tim người anh hùng Hy Lạp. Cho đến lúc tử thần mang đi, có lẽ Protesilaus vẫn còn ngạc nhiên, không hiểu vì sao mình chỉ là người thứ hai chạm chân lên đất Troy mà vẫn phải chết! (kèm theo câu chuyện này còn một tích nữa là Protesilaus, ngay trước khi ra trận, vừa mới lấy vợ, nàng Laodamia xinh đẹp, con gái của người anh hùng Argo là Acastus. Khi nghe tin Protesilaus tử trận, nàng Laodamia khóc than vật vã, cầu xin các thần linh hãy mang người chồng mới cưới về cho nàng gặp mặt một lần nữa. Lời cầu khẩn này được các thần linh chuẩn y và thần Hermet đã mang Protesilaus từ thế giới tăm tối của thần Hades quay trở lại dương gian để cặp vợ chồng mới cưới gặp nhau. Nhưng thời gian mà các thần linh cho cặp vợ chồng mới cưới có hạn. Đến lúc Protesilaus phải từ biệt vợ mới cưới để quay trở lại Âm phủ thì nàng Laodamia đã quyết định đi cùng chồng: nàng rút gươm đâm vào ngực để tự sát).

Cuộc chiến thành Troy đã khởi đầu bằng một mẹo nhỏ và hai cái chết như thế.

“Protesilaus” – tượng đầu người, không rõ nguồn.


“Laodamia” của George William Joy (1844 – 1925), một họa sĩ Ái Nhĩ Lan rất gắn bó với hoàng gia. Tranh ông mượt mà, thường là mô tả con người, trong các tích, các câu chuyện sử. Trong tranh, Laodamia than khóc trước mộ chồng, nhưng để mô tả cơ thể người, họa sĩ không ngại ngần gì mà không cho nhân vật cởi trần, dù là trong một hoàn cảnh đáng ra phải mặc áo nhất.


“Protesilaus và Laodamia” của Carolo Adelio Galimberti – một họa sĩ Ý (sinh năm nào không rõ, có lẽ khoảng những năm 1960s), rất am hiểu về sử, là tác giả và đồng tác giả của những bài viết về lý thuyết mỹ thuật và lịch sử trên các chuyên trang mỹ thuật. Ông hay đi diễn thuyết về những đề tài này, đồng thời là tư vấn cho nhiều công ty khác nhau ở Ý khi các công ty này có nhu cầu về loại mỹ thuật liên quan đến các đề tài lịch sử (hay xây dựng logo cần dùng các biểu tượng gắn với lịch sử…) Bức tranh diễn tả lúc Protesilaus đã chết, thành ma về nhà thăm vợ (lưu ý: đáng lẽ thân mình Protesilaus là ma nên trong suốt thì ở đây cẳng chân Laodamia lại trong veo!)

 

Còn để hình dung về Odysseus, mời các bạn xem tạm những bức vẽ đoạn đời ly kỳ nhất của ông: trở về từ thành Troy. Đoạn trước, các họa sĩ sao ít vẽ ông, có lẽ vì Achilles và Hector còn sống, mà hai người ấy vừa trẻ vừa đẹp hơn ông nhiều.

Tích Oysseus lang bạt thì sau này SOI sẽ có các bài nhỏ. Nhưng tựu chung là người anh hùng sẽ khốn khổ vì những “yêu nữ” trên đường, khiến khi ông về tới nhà thì người vợ yêu đã thành một bà trung niên.

“Odysseus và Calypso”, sơn dầu, vẽ năm 1943, của Max Beckmann, một họa sĩ Đức (1884 – 1950) có đặc điểm tranh là nhân vật túm tụm với nhau, với nét viền rất sắc. Chủ đề tranh Beckmann rất phức tạp, thậm chí không có kiến thức thì khó mà hiểu nổi. Mặc dầu được xếp vào nhóm các họa sĩ Biểu hiện nhưng Beckmann từ chối cả thuật ngữ này lẫn phong trào này: vào những năm 1920, ông gia nhập New Objectivity (Khách quan mới), là một phong trào từ chủ nghĩa Biểu hiện mà ra nhưng chống lại thói đa cảm “giấu vào trong” của chủ nghĩa này. Bức tranh diễn tả Odysseus giai đoạn sau chiến tranh thành Troy, trên đường về nhà thì bị hết nữ thần xinh đẹp này quyến rũ đến nữ thần yêu kiều khác bắt cóc (ước mơ của các chiến binh chăng?) Calypso là nữ thần đã bắt Odysseus làm nô lệ suốt 7 năm, sau ông phải dùng bùa mới thoát được.


“Odysseus và những nàng tiên cá” do H.J. Draper vẽ năm 1909. Patrickbowman bình luận bức này như sau: Đây là một cảnh tượng rất lãng mạn và phổ biến về các nàng tiên cá, nhưng mà hoàn toàn sai. Tiên cá thì không bơi cũng không bay. Tiên cá chỉ ngồi trên bãi cỏ và hát, xung quanh là những thi thể mục ruỗng của những tên đàn ông đã chịu không nổi họ. Trong tác phẩm Odyssey cũng chẳng thấy tả họ gần như khỏa thân hết như thế này, và chúng ta đều biết là nét hấp dẫn của họ là từ giọng hát mà ra, chứ không phải từ sắc đẹp (nữ Trương Chi chăng?) Họa sĩ Draper chắc chắn là phải am tường điều này, nhưng ông vẽ thế cho tranh nó đẹp. Ông đã làm được một việc tuyệt vời là lột tả được sự giận dữ trên mặt Odysseus khi nghe “bọn” tiên cá hát, trong khi những tay chèo khác thì vì tai bịt sáp ong, không nghe thấy nên mặt mày lãnh đạm.


“Odysseus và Nausicaa” của họa sĩ Đức Joachim von Sandart (1606-1688), diễn tả lúc Odysseus dạt vào bờ biển trên đường từ thành Troy về nhà.Ông trần như nhộng và gặp trúng công chúa Nausicaa cùng đám thị nữ đi… giặt đồ (giặt ngoài biển! Nghe vô lý chưa!). Nausicaa đúng ra phải rất đẹp, trẻ trung, là mẫu người vừa trong trắng như nhân tình vừa bao dung như mẹ, nhưng trong tranh này thì như một bà tám con! Trong bức tranh, trên bầu trời là ai có bạn nào biết thì chỉ giùm.

 

 

*

Bài liên quan:

– Bài học Chủ nhật: THẦN VỆ NỮ – Gái không mẹ hay kẻ lăng loàn?
– Bài học Chủ nhật: Zeus và cây phả hệ rối ren

– Bài học Chủ nhật: ZEUS – Kẻ cưỡng bức dưới lốt thiên nga và đại bàng

– Bài học Chủ nhật: Hylas – Người tình của Herakles hay của đám tiên sông?

– Bài học Chủ nhật: Venus – một người yêu tốt và một bà vợ tồi (phần 1)

– Bài học Chủ nhật: Vụ đánh ghen của ông chồng Venus

– Bài học Chủ nhật: Ares (Mars) – vị thần không mấy ai thờ

– Bài học Chủ nhật: Hephaestos – Nạn nhân của Zeus hay của Hera?

– Bài học Chủ nhật: Hera: Có phải là Hoạn Thư của tích Hy Lạp cổ?

– Bài học thứ Tư: Cuộc thi hoa hậu đầu tiên và sự nhanh trí của thần Zeus

– Bài học thứ Tư: Paris chấm thi, hay vụ mua giải lớn nhất thế gian

– Bài học Chủ nhật: Athena thông minh nhờ chui từ đầu cha ra?

– Bài học Chủ nhật: Athena đọ sức Poseidon – Khi biển cả thua cây ô-liu

– Bài học thứ Tư: Râu ria quanh thành Troy – trước khi đánh nhau vỡ đầu

– Bài học Chủ nhật: Helen – Thảm họa chân dài

– Bài học thứ Tư: Gót chân Achilles hay sai lầm của một bà mẹ đoảng

– Bài học Chủ nhật: Poseidon – Nổi tiếng vì có vợ đẹp

– Bài học thứ Tư: Odysseus giả điên, Achilles giả gái

– Bài học Chủ nhật: Mars, Phryne, và vụ cởi truồng trước tòa án

– Bài học thứ Tư: Achilles rút lui hay anh hùng (thì luôn) giận nhau vì gái

– Bài học Chủ nhật: Iphigenia: Một vụ tế (hụt?) dẫn tới nhiều vụ giết người

– Bài học thứ Tư: Achilles ra trận – Khi con quyết đánh nhau thì mẹ phải làm gì?

– Bài học Chủ nhật: Artemis: Trinh nữ hay cũng mê gái giống bố?

– Bài học thứ Tư: Khi Achilles yêu quá hóa ác

– Bài học Chủ nhật: Artemis – Giới tính gì thì cũng gây nhiều đau khổ

– Bài học thứ Tư: Vua Priam xin xác con như thế nào?

– Bài học Chủ nhật: Apollo – Thần của lắm thứ, kể cả bệnh đau tim

– Bài học Chủ nhật: Vòng nguyệt quế của Apollo – Tại ghét đàn ông hay tại “thằng” Cupid?
– Bài học Chủ nhật: Chín nàng thơ – Biểu tượng của văn minh, nghệ thuật, nhưng hay bị vẽ sai

– Bài học Chủ nhật: Hestia – Trinh nữ xịn thì hay ở trong nhà

– Bài học Chủ nhật: Ariadne – Vớ được chồng tốt nhờ bị bồ bỏ

– Bài học Chủ nhật: Hades – Cai quản địa ngục, nhưng quậy phá mặt đất

– Bài học Chủ nhật: Dionysus – Bợm nhậu chính hiệu

– Bài học Chủ nhật: Demeter cứu con gái khỏi địa ngục – hay sự tích xuân hạ thu đông

– Bài học thứ Tư: Đám con lai các thần giết nhau, để cậu con nhà trần kết thúc

– Bài học thứ Tư: Odysseus – Kẻ có lắm mẹo vặt chết người

– Bài học thứ Tư: Chết lãng xẹt chỉ vì bộ giáp!

– Bài học thứ Tư: Anh hùng chớ lấy vợ ghen

– Bài học thứ Tư: Nọc rắn, nọc phụ nữ, nọc nào cũng chết

Ý kiến - Thảo luận

23:28 Tuesday,6.10.2015 Đăng bởi:  NMH
Trên bầu trời là Athena. Vì mình có đọc được đoạn này. Athena hóa thành người bạn của Nausica đi vào giấc mộng bảo Nausica đi giặt đồ. Sáng hôm sau, khi Nausica giặt xong và đùa giỡn với thị nữ thì gặp Odysseus từ trong bụi rậm lõa lồ bước ra. Nausica đưa đồ cho Odysseus mặc. Trong khi đó Athena theo dõi. Khi Odysseus tắm và mặc đồ xong Athena làm phép để cho thân hình
...xem tiếp
23:28 Tuesday,6.10.2015 Đăng bởi:  NMH
Trên bầu trời là Athena. Vì mình có đọc được đoạn này. Athena hóa thành người bạn của Nausica đi vào giấc mộng bảo Nausica đi giặt đồ. Sáng hôm sau, khi Nausica giặt xong và đùa giỡn với thị nữ thì gặp Odysseus từ trong bụi rậm lõa lồ bước ra. Nausica đưa đồ cho Odysseus mặc. Trong khi đó Athena theo dõi. Khi Odysseus tắm và mặc đồ xong Athena làm phép để cho thân hình và mái tóc của ông đẹp lên.
À Nausica giặt ở bờ sông chứ không phải biển.

Có thể tham khảo ở link sau: http://www.sparknotes.com/lit/odyssey/section3.rhtml 
0:18 Monday,12.11.2012 Đăng bởi:  nhatnam
Vị nữ thần trên bầu trời, mình nghĩ, chắc chắn là Athena, người luôn dõi theo và trợ giúp cho người anh hùng này trong quãng thời gian trở về. Đặc biệt là khi chàng ta đặt chân lên đất liền. Còn lúc chàng ta lênh đênh trên biển thì nàng ta không xuất hiện. Chắc c&oc
...xem tiếp
0:18 Monday,12.11.2012 Đăng bởi:  nhatnam
Vị nữ thần trên bầu trời, mình nghĩ, chắc chắn là Athena, người luôn dõi theo và trợ giúp cho người anh hùng này trong quãng thời gian trở về. Đặc biệt là khi chàng ta đặt chân lên đất liền. Còn lúc chàng ta lênh đênh trên biển thì nàng ta không xuất hiện. Chắc cô nàng e ngại đây là lãnh địa của địch thủ cũ trong vụ tranh giành bảo hộ Athen chăng? 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Gia Phả: Sự hòa thuận phô diễn

Mai Chi (từ Hanoi Grapevine) - Ảnh: Larissa Gehrke

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả