Soi học

Bài học Chủ nhật: Hades – Cai quản địa ngục, nhưng quậy phá mặt đất 18. 12. 11 - 6:58 am

Pha Lê

 

,

 

Ông Hades này na ná quỷ Sa-tăng trong kinh thánh và Diêm Vương trong truyện Tàu, làm nghề cai quản địa ngục. Có thể mọi người sẽ hỏi tại sao cái ông thần này lại được giới thiệu ở đây? Đúng ra thì Hades (tên La mã: Pluto) không nằm trong số 12 vị thần Olympia, đơn giản là vì ông sống ở… địa ngục. Nhưng một số các nhà thơ như Pluto cho ông vào danh sách 12 vị này, chòm sao của ông (Pluto, chính là sao Diêm Vương) cũng là một chòm sao quan trọng, Hades cũng có nhiều tích gay cấn, nên học về ông này cũng thú vị lắm.

Bức tượng tạc thần địa ngục Hades này là bản La Mã copy, không thấy chú thích năm nhưng chắc cũng thuộc thế kỷ thứ 3 thứ 4 gì đấy sau Công Nguyên. Biểu tượng của Hades là Cerberus (con chó 3 đầu, đang ngồi cạnh Hades), mũ tàng hình, cây bách, và hoa thủy tiên.

 

Hades là em ruột (hay anh ruột) của Zeus, bị bố Cronus nuốt vào bụng cùng các anh chị em khác trước khi Zeus lật đổ ông và bắt ông nhả đám con của mình ra ngoài. Cronus cai quản đủ thứ, từ đất, biển, đến trời; nên để tránh tình trạng lạm dụng chức quyền, Zeus, Hades, và Posiedon bốc thăm trúng thưởng, chia nhau nơi cai quản cho nó công bằng. Hades bốc phải địa ngục, nên ông phải a lê hấp gói gém đồ đạc xuống đấy ở. Homer còn gọi ông là “Zeus của địa ngục”.

Ông được tả là một vị thần dữ tợn, có râu dài và đen (bùm xùm giống Zeus nhưng không bạc phơ như Zeus). Tay ông hay cầm cây trượng (có gắn con chim trên chóp).

Hình vẽ Hades trên một chiếc bình Hy Lạp cổ, niên đại khoảng 310 năm trước Công Nguyên. Hades cầm trượng, ngồi trên “ngai” dưới địa ngục. Chiếc bình hiện nằm tại bảo tàng Antikensammlungen.


Còn đây là một bức tranh vẽ Hades, khoảng thế kỷ 16, nhưng không rõ họa sĩ là ai, bạn nào biết xin bổ sung cho SOI. Các họa sĩ sau này hay vẽ cây trượng của Hades thành cây gì đó na ná cây đinh ba. Đinh ba – theo sáchThiên Chúa giáo – là vũ khí của quỷ Sa-tăng, chắc do không biết trượng của Hades có hình thù ra sao nên các họa sĩ vẽ nó giống đinh ba (trong tranh này, đinh ba được sửa lại thành đinh hai, để nhìn khác với Poseidon và Sa-tăng tí chút; bởi vậy trông nó giống một chiếc nĩa ăn trái cây phóng to). Để khỏi lẫn với Poseidon, Hades còn có chó Cerberus đi kèm; vẽ tượng trưng vậy thôi, chứ theo đúng tích thì Cerberus phải canh cửa địa ngục, chẳng hơi đâu luẩn quẩn với chủ như đám chó của Artemis.

 

Vì là thần của chết chóc nên tích của Hades hay đi đôi với tích của các vị anh hùng (những người phải xuống địa ngục trộm thứ gì đấy, hoặc giết con gì đấy, một dạng “vượt qua cái chết”); nhưng giống với đám anh em nhà Zeus, tích của Hades cũng đi đôi với… gái. Biết mình phải sống dưới lòng đất, Hades ngỏ ý xin Zeus một cô vợ để ông đỡ buồn khi phải an cư ở chốn âm phủ. Zeus đồng ý; khổ cái, người Hades muốn lại là Persephone – con gái của Zeus với Demeter (thần thu hoạch). Persephone là thần của mùa màng và của thực vật, rất hợp và rất thương mẹ vì cả hai cùng theo nghề nông (tên La Mã của Persephone: Proserpine, hoặc Kore). Cô đẹp cực kỳ, thậm chí còn được nhiều người thích vì Persephone đi tới đâu là chỗ đó cây hoa nở rộ như mùa xuân.

Zeus đã hứa nên phải giữ lời, nhưng biết Demeter rất yêu con gái, ông lén lút nói nhỏ rằng Hades nên… bắt cóc Persephone xuống âm phủ, chứ hỏi cưới đàng hoàng thì sẽ không thành công. Persephone, giống Hestia, Athena, và Artemis, đã thề sẽ làm trinh nữ suốt đời. Thậm chí, nhà thơ Diodorus còn nói thêm rằng Persephone sống chung với Athena và Atremis trên một hòn đảo, ngày ngày trồng cây, hái hoa, chứ chẳng hứng thú gì chuyện chồng con.

Được Zeus bật đèn xanh, Hades dùng xe ngựa chiến bắt cóc Persephone và chở cô thẳng xuống địa ngục. Ông thần cưỡng bức cô và bắt cô thành vợ (bất đắc dĩ) của mình. Chán bố Zeus quá, bán đứng con gái như vậy mà còn nhởn nhơ làm vua cho được!

Tác phẩm “Cưỡng bức Proserpina”, 1587, Hans von Aachen. Persephone bị Hades bắt lên xe ngựa, trong lúc đám nữ tì của cô nhìn theo. Chắc Hans vẽ thêm các bà các cô cho tranh hấp dẫn chứ Hades đời nào để lại nhân chứng lúc phạm tội thế này đâu! Các nữ tì này cũng vô tâm, thấy bà chủ bị bắt cóc mà mặt mày với điệu bộ giống như đang vừa xem phim vừa bàn chuyện phiếm.


Tác phẩm “Hades và Persephone”, 1650, Simone Pignoni. Vì là thần mùa màng nên Persephone cầm hoa và đội vòng hoa trên đầu; còn Hades thì trông như một kẻ hiếp dâm hàng loạt, vừa già vừa xấu. Hades đáng tuổi cha chú cô này. Ủa quên! Hades là chú của Persophone mà.


Tác phẩm “Cưỡng bức Persephone”, 1571, Paris Bordone. Cảnh bắt cóc này hơi ưỡn ẹo. Hades trông như đang mời Persephone nhảy với mình một bài, còn Persephone thì làm bộ dùng dằng không chịu, mắt nhìn đi đâu không biết (ngắm chim bay chăng?)


Tác phẩm “Bắt cóc Prosepina”, 1631, Rembrandt. Bức này thì giống bắt cóc thật. Hades giữ chặt Persephone, không cho nàng chạy thoát, còn Persephone cũng cố vùng vẫy khi bị lôi xuống địa ngục. Đám nữ tì của nàng dùng hết sức để níu cô chủ lại, hòng cứu cô khỏi tên Hades.


Tác phẩm “Cưỡng bức Perephone”, Nocolo Dell Abate, khoảng thế kỷ 16. Hades vác Persephone như vác hàng, chạy tới chỗ xe ngựa (đang đỗ trên ngọn núi bên phải) nhằm chở nàng xuống âm phủ sống. Đám người hầu của Persephone thì không biết là đang giơ tay tiễn hay giơ tay khóc thương. Một cô gái khoả thân ngồi trong cái hốc hay cái hang ở bên góc phải của tranh, chẳng biết nàng này đang làm gì? Giữa cảnh bắt cóc mà nàng trông rất ung dung, nhởn nhơ.

 

Demeter không thấy con gái đâu thì buồn lắm, bà kêu khóc thảm thiết, và nhất định đi tìm con cho bằng được. Không có Persephone, cây cối, ruộng đồng trên mặt đất bắt đầu héo úa, chết dần chết mòn. Dân chúng cũng bắt đầu chết theo vì thiếu thức ăn. Chuyện gì sẽ xảy ra? Liệu Demeter có tìm được con gái? Đến bài học chủ nhật tuần sau, mọi người sẽ rõ.

 

*

Vài điều thú vị:

Nhà văn J.K Rowling lấy hình tượng con chó ba đầu Cerberus để cho vào truyện Harry Potter phần 1. Con chó ba đầu tên Fluffy của bác Hagrid được giao cho nhiệm vụ canh chiếc bẫy sập (cánh cửa dẫn đến chỗ thầy Dumbledore giấu hòn đá phù thủy), giống như Cerberus được giao nhiệm vụ canh giữ cổng địa ngục.

Hoa thủy tiên (biểu tượng của Hades) có tên tiếng Anh là Narcissus. Chữ Narcissit (tự tôn, tự cao) có gốc từ đây. Trong Harry Potter, mẹ đẻ của Draco Malfoy có tên Narcissa Malfoy, ngẫu nhiên chăng?

 

*

Bài liên quan:

– Bài học Chủ nhật: THẦN VỆ NỮ – Gái không mẹ hay kẻ lăng loàn?
– Bài học Chủ nhật: Zeus và cây phả hệ rối ren

– Bài học Chủ nhật: ZEUS – Kẻ cưỡng bức dưới lốt thiên nga và đại bàng

– Bài học Chủ nhật: Hylas – Người tình của Herakles hay của đám tiên sông?

– Bài học Chủ nhật: Venus – một người yêu tốt và một bà vợ tồi (phần 1)

– Bài học Chủ nhật: Vụ đánh ghen của ông chồng Venus

– Bài học Chủ nhật: Ares (Mars) – vị thần không mấy ai thờ

– Bài học Chủ nhật: Hephaestos – Nạn nhân của Zeus hay của Hera?

– Bài học Chủ nhật: Hera: Có phải là Hoạn Thư của tích Hy Lạp cổ?

– Bài học thứ Tư: Cuộc thi hoa hậu đầu tiên và sự nhanh trí của thần Zeus

– Bài học thứ Tư: Paris chấm thi, hay vụ mua giải lớn nhất thế gian

– Bài học Chủ nhật: Athena thông minh nhờ chui từ đầu cha ra?

– Bài học Chủ nhật: Athena đọ sức Poseidon – Khi biển cả thua cây ô-liu

– Bài học thứ Tư: Râu ria quanh thành Troy – trước khi đánh nhau vỡ đầu

– Bài học Chủ nhật: Helen – Thảm họa chân dài

– Bài học thứ Tư: Gót chân Achilles hay sai lầm của một bà mẹ đoảng

– Bài học Chủ nhật: Poseidon – Nổi tiếng vì có vợ đẹp

– Bài học thứ Tư: Odysseus giả điên, Achilles giả gái

– Bài học Chủ nhật: Mars, Phryne, và vụ cởi truồng trước tòa án

– Bài học thứ Tư: Achilles rút lui hay anh hùng (thì luôn) giận nhau vì gái

– Bài học Chủ nhật: Iphigenia: Một vụ tế (hụt?) dẫn tới nhiều vụ giết người

– Bài học thứ Tư: Achilles ra trận – Khi con quyết đánh nhau thì mẹ phải làm gì?

– Bài học Chủ nhật: Artemis: Trinh nữ hay cũng mê gái giống bố?

– Bài học thứ Tư: Khi Achilles yêu quá hóa ác

– Bài học Chủ nhật: Artemis – Giới tính gì thì cũng gây nhiều đau khổ

– Bài học thứ Tư: Vua Priam xin xác con như thế nào?

– Bài học Chủ nhật: Apollo – Thần của lắm thứ, kể cả bệnh đau tim

– Bài học Chủ nhật: Vòng nguyệt quế của Apollo – Tại ghét đàn ông hay tại “thằng” Cupid?
– Bài học Chủ nhật: Chín nàng thơ – Biểu tượng của văn minh, nghệ thuật, nhưng hay bị vẽ sai

– Bài học Chủ nhật: Hestia – Trinh nữ xịn thì hay ở trong nhà

– Bài học Chủ nhật: Ariadne – Vớ được chồng tốt nhờ bị bồ bỏ

– Bài học Chủ nhật: Hades – Cai quản địa ngục, nhưng quậy phá mặt đất

– Bài học Chủ nhật: Dionysus – Bợm nhậu chính hiệu

– Bài học Chủ nhật: Demeter cứu con gái khỏi địa ngục – hay sự tích xuân hạ thu đông

– Bài học thứ Tư: Đám con lai các thần giết nhau, để cậu con nhà trần kết thúc

– Bài học thứ Tư: Odysseus – Kẻ có lắm mẹo vặt chết người

– Bài học Chủ nhật: Orpheus – chết vì đa nghi

– Bài học Chủ nhật: Cupid và Psyche – Thần tình yêu thua chân dài (kỳ 1)

Ý kiến - Thảo luận

21:49 Monday,6.9.2021 Đăng bởi:  phale
@trumpksv5: Hades là vua địa ngục, qua La Mã đổi tên thành Pluto, nôm na là Diêm Vương. Bản tích chính thức của người Hy Lạp và La Mã ghi chép lại thì ông vẫn là thần chết, và trong cái cõi của ông Hades, có thêm 1 vị thần là thần Thanatos tượng trưng cho cái chết không bạo lực (non violent death - tức chết già, chết an lạc) ngụ ở đó (tham khảo bản Theogony của Hesiod hay Ili
...xem tiếp
21:49 Monday,6.9.2021 Đăng bởi:  phale
@trumpksv5: Hades là vua địa ngục, qua La Mã đổi tên thành Pluto, nôm na là Diêm Vương. Bản tích chính thức của người Hy Lạp và La Mã ghi chép lại thì ông vẫn là thần chết, và trong cái cõi của ông Hades, có thêm 1 vị thần là thần Thanatos tượng trưng cho cái chết không bạo lực (non violent death - tức chết già, chết an lạc) ngụ ở đó (tham khảo bản Theogony của Hesiod hay Iliad của Homer), nhưng Thanatos chỉ được nhắc đến như một dạng hiện thân hoặc kiểu lính lác, thần nhỏ làm việc cho Hades. Ngoài ra Thanatos còn có mấy bà chị Keres làm thần "chết bạo lực" (chết vì đâm chém, chiến tranh, ám sát, dịch bệnh...). Ai chết trong bạo lực là mấy Keres lĩnh hồn về chứ không tới tay Thanatos đâu. Thời hiện đại chủ yếu là dùng Thanatos trong truyện tranh hay phim theo kiểu "chế thêm", còn hồi xưa theo tôn giáo dân Hy Lạp/La Mã vẫn coi Hades/Pluto là Thần Chết tối cao. Hay nói nôm na thì Thanatos là thần chết nhỏ chuyên cai quản 1 kiểu chết, còn Hades là Thần chết nắm trùm toàn bộ địa ngục và toàn bộ các hình thức chết. 
16:38 Thursday,2.9.2021 Đăng bởi:  trumpksv5
Hades mà là thần của chết chóc ???
Hades chỉ là người cai quản âm phủ thôi bạn êi
Thanatos mới là thần của chết chóc
...xem tiếp
16:38 Thursday,2.9.2021 Đăng bởi:  trumpksv5
Hades mà là thần của chết chóc ???
Hades chỉ là người cai quản âm phủ thôi bạn êi
Thanatos mới là thần của chết chóc 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả