Soi học

Bài học Chủ nhật: Ariadne – Vớ được chồng tốt nhờ bị bồ bỏ 04. 12. 11 - 6:39 am

Pha Lê

 

.

 

Các vị nam thần, dù có lắm tật xấu như hiếp dâm hay nhậu nhẹt, nhưng luôn may mắn kiếm được cô vợ rất xinh. Ông thần rượu kiêm bợm nhậu Dionysus cũng không phải ngoại lệ.

Nhưng khởi đầu của chuyện ông bợm lấy vợ này khá là dài dòng, dính tới hai vương quốc khác nhau.

Vương quốc đầu tiên là Crete, vua Minos và hoàng hậu Pasiphae đẻ một lô lốc con, trong đó có công chúa Ariadne xinh đẹp. Nhưng Minos lỡ phạm thượng với Poseidon nên bị ông này ếm. Ông trù cho Pasiphae có những dục vọng… bất bình thường, thích được làm tình với… trâu bò; nên chẳng có gì lạ khi Pasiphae vui vẻ với một chú bò và sinh ra thằng con trông y chang ngưu ma vương. Dân Hy Lạp gọi con quái vật này là Minotaur, một con đầu bò thân người, chuyên ăn thịt sống.

Tác phẩm “The Minotaur”, George Frederic Watts, 1885. Ông Watts vẽ con Minotaur thân người, đầu bò (có cả đuôi). Con Minotaur này được tả là rất hung hăng, cao lớn khỏe mạnh. Trong tranh của Watts thì Minotaur trông có vẻ buồn, nhìn ra biển như đang nghĩ ngợi, mơ mộng gì đó. Poseidon cũng ác nhỉ, nếu mẹ có làm gì tội lỗi thì cứ xử mẹ thôi, làm liên lụy đến đường con cái của người ta, rõ bất công!

 

Vương quốc thứ hai là Athen, vua Aegeus cùng hoàng hậu Aethra sinh hoàng tử Theseus (bản của nhà thơ Pausanias và Diodorus thì nói Theseus là con của Aethra với Poseidon).

Chuyện lục đục xảy ra giữa hai vương quốc cũng có lắm bản khác nhau; bản phổ biến nhất, theo Apollodorus và Hyginus, thì vua Minos đem quân đánh Athen và chiến thắng, nhưng cậu con trai cả của Minos, có tên Androgeus thì bị giết trong lúc đánh nhau, nên Minos bắt dân Athen mỗi năm phải nộp 7 chàng trai trẻ và 7 cô gái xinh đẹp cho xứ Crete để đền bù. Minos tống 14 cô cậu này vào cái mê cung ông xây cho thằng con đầu bò Minotaur, để Minotaur ăn thịt dần.

Tới năm thứ ba, hoàng tử Theseus của Athen xung phong gia nhập nhóm người bị cống nạp để tìm cách giết tên Minotaur. Lúc Theseus đặt chân xuống Crete, công chúa Ariadne bị vẻ đẹp của chàng hớp hồn. Nhưng Theseus mang thân phận của một món… đồ cúng, nên nếu Ariadne không giúp thì chàng sẽ chết chắc.

Theseus nói với Ariadne rằng mình rất khỏe, giết Minotaur là chuyện nhỏ, việc khó là làm sao thoát ra được cái mê cung nơi Minotaur sống. Mê cung này rất chằng chịt, giết Minotaur mà không tìm đường thoát ra được thì chỉ có chết đói. Ariadne nhanh trí tặng cho Theseus một cuộn chỉ (do Hephaestus làm), cô cầm một đầu, Theseus cầm đầu kia tiến vào mê cung. Sau khi giết Minotaur xong, Theseus chỉ việc lần theo đường chỉ mà quay về.

Tác phẩm “Theseus và Ariadne”, Jean Baptiste Regnault, thế kỷ 18. Ariadne thấy Theseus xông vào chốn nguy hiểm nên lo lắng, cố níu kéo chàng (dụ chàng bỏ trốn chăng?). Còn Theseus thì một mực muốn giết Minotaur, tay phải cầm kiếm xua Ariadne đi, tay kia cầm cuộn chỉ nàng đưa.

 

Tác phẩm “Theseus giết Minotaur”, Antoine-Louis Barye, 1843. Bức tượng này được làm bằng đồng, tái hiện lại cảnh Theseus giết quái vật đầu bò. Tư thế của hai nhân vật này có gì đó khá là… khiêu khích. Anh hùng gì mà chẳng có áo giáp, cứ thế cởi truồng giết quái vật.

 

Theseus làm theo hướng dẫn của Ariadne và giết con quái vật đầu bò thành công. Nhưng Ariadne bị mang tội giết em, nên theo Theseus lên thuyền trốn khỏi quê hương. Sau đó thì sao? Homer cho Ariadne một kết cục thảm, nói rằng trên đường chạy trốn, cô bị Artemis giết.

Nhưng các nhà thơ khác, như Ovid, Hesiod, Hyginus; thì nói rằng Theseus và Ariadne chạy đến đảo Naxos. Tại đây, Theseus vắt chanh bỏ vỏ, thấy Ariadne hết giá trị lợi dụng nên vứt cô tại hòn đảo hẻo lánh này và nhổ neo đi mất. Sau đó, Theseus tới Sparta và bắt cóc Helen xinh đẹp về làm vợ, như đã kể trong bài học về Helen – thảm họa chân dài. Cái ông Theseus này tuy mang tiếng là anh hùng nhưng có lối cư xử rất thiếu văn minh!

Tác phẩm “Ariadne ở Naxos”, Evelyn Pickering de Morgan, 1877. Ariadne bị vứt lại nên trông sầu não, buồn bã không chịu nổi. Nàng ngồi thẫn thờ trên cát trông rất tội nghiệp.

 

Tác phẩm “Ariadne” của Angelica Kauffman cũng u sầu không kém, phần cảnh nền cũng đen thui, nhìn buồn buồn. Có điều Ariadne này không đến nỗi bị vứt trên cát như cô trong tranh của de Morgan. Hình như Theseus chủ động để lại chiếc nệm và một ít trang sức cho cô?

 

Nhưng tác phẩm nổi tiếng nhất vẽ cảnh Ariadne bị bỏ là tác phẩm này, có tựa “Ariadne”, do John William Waterhouse vẽ vào năm 1898. Nàng Ariadne đang nằm ngủ, trông không có vẻ gì u sầu khi bị bồ bỏ, mà còn nhìn khá thư giãn nữa. Thuyền của Theseus đang rời cảng, bỏ Ariadne lại để đến một vùng đất mới. Nằm cạnh Ariadne là hai con báo đốm. Mà báo là biểu tượng của vị thần gì ta? Bạn nào thuộc bài, thì sẽ biết rằng vị thần đấy sắp xuất hiện.

 

 

Vị thần đó, dĩ nhiên, chính là Dionysus. Ariadne bị Theseus phản bội nên rầu lắm, muốn tự tử chết, nhưng may mắn làm sao, ông bợm nhậu Dionysus đang ở Naxos vào lúc đó. Ông vô tình gặp Ariadne và yêu nàng ngay từ cái nhìn đầu tiên. Ông ra sức an ủi và giúp Ariadne bỏ ý định tự sát, sau đó cưới nàng làm vợ và ban cho nàng sự bất tử để nàng sống với mình suốt đời.

Tác phẩm “Bacchus và Ariadne”, Guido Reni, 1619. Thần rượu Dionysus đội vòng nho, tỏ tình với Ariadne. Ông Guido vẽ cô này sao giống trẻ vị thành niên, thấy Dionysus tỏ tình mà mặt quay đi đâu, trông chán quá thể.

 

Tác phẩm “Bacchus và Ariadne, Eustache Le Sueur vẽ, năm 1640. Dionysus đội vòng nho, tay cầm trượng Thyrsus. Chắc Le Sueur không biết Thyrsus ra làm sao nên nhắm mắt vẽ một khúc roi mây có dây nho quấn quanh, chứ đáng ra ông phải gắn một quả thông trên chóp mới phải. Dionysus đang đội vương miện cho Ariadne, ý nói sẽ cưới nàng làm vợ. Ariadne cũng nhìn vị thần với vẻ biết ơn; nhưng Le Sueur vẽ ông thần thì hồng hào, còn nàng Ariadne lại như bị bệnh bạch tạng.

 

Tác phẩm “Bacchus và Ariadne”, Jacopo Amigoni, khoảng 1740 – 1742. Thần nhậu đang ôm Ariadne tỏ tình. Cupid cầm tên chĩa vào Dionysus, ý nói ông này đang yêu say đắm. Một thiên thần khác bám lấy Cupid, những thiên thần còn lại thì đang giỡn với lũ báo đốm – biểu tượng của Dionysus. Chàng trai cầm đuốc ngồi trên mây, nếu chiếu theo thông tin do bạn Hieniemic cung cấp, thì chắc là Hymenus?

 

Tác phẩm “Bacchus”, Caesar van Everdingen, 1660. Bức này có vẻ ăn chơi hơn các bức khác. Ariadne đội hoa còn Dionysus đội vòng nho, trông cả hai đều mập mạp như nhau. Một tên Satyrs đang đứng nhìn trong bụi rậm, rồi có cả bà da đen nào đứng cạnh, trông giống mấy người nô lệ thời đó dễ sợ. Caesar hình như đang vẽ cảnh tiệc tùng, ngay cả đứa bé cũng uống rượu. Chen giữa Dionysus và Ariadne là một cô nàng nào đó, cô giang tay ôm cả hai, giống cuộc chơi tay ba ghê!

 

Tác phẩm “Bacchus và Ariadne”, Alesandro Turchi, 1630. Ariadne đang khóc vì buồn, nên thần rượu ra sức an ủi. Ông bợm nào đó đang say xỉn ở bên cạnh, đến nỗi đi không được, phải có người đỡ. Turchi có ý gì khi vẽ tên xỉn này vô tranh tỏ tình ta? Cảnh báo Ariadne không nên lấy bợm chăng? Vì tương lai của Dionysus sẽ giống như vầy? Nhưng gì thì gì, Venus đang đội vương miện cho Ariadne và Cupid thì chuẩn bị bắn tên để cô yêu Dionysus, số phẩn đã an bài rồi, phải lấy bợm nhậu thôi.

 

Tác phẩm “Bacchus và Ariadne”, Sebastiano Ricci, 1714. Tranh này hơi lạc đề, vẽ Dionysus đeo nhẫn cưới cho Ariadne. Tục này giống tục của đạo Thiên Chúa hơn là của Hy Lạp. Hymenus (trông giống con gái) đeo hoa và cầm đuốc đứng giữa như một thầy tu, còn Cupid thì đội vương miện cho Ariadne. Nhưng tại sao cánh của Cupid trông như cánh… ruồi thế nhỉ?

 

Tác phẩm “Bacchus, Venus, và Ariadne”, Paolo Veronese, thế kỷ 16. Thần rượu đưa nhẫn cho cô dâu, còn Venus thì nhảy vòng lên trên thằng em trai để đội vương miện cho Ariadne (giống vận động viên Olympic quá). Mang tiếng là tỏ tình, nhưng Paolo vẽ mắt của Dionysus nhìn đi đâu không biết, lý ra phải nhìn Ariadne say đắm mới phải.

 

Hóa ra nhờ bị bồ bỏ mà Ariadne lại gặp hên, cưới được thần. Các họa sĩ cũng rất thích vẽ tranh Ariadne với Dionysus, chắc là do chuyện tình này có gì đó thơ mộng và Dionysus trông rất ra dáng một người đàn ông tốt, văn minh, hơn hẳn khối ông tối ngày bắt cóc và hiếp dâm con gái nhà lành. Bợm nhậu nhưng cũng có lúc tỉnh táo đấy chứ! Dionysus cũng không hẳn xấu phải không nào.

 

*

 

Bài liên quan:

– Bài học Chủ nhật: THẦN VỆ NỮ – Gái không mẹ hay kẻ lăng loàn?
– Bài học Chủ nhật: Zeus và cây phả hệ rối ren

– Bài học Chủ nhật: ZEUS – Kẻ cưỡng bức dưới lốt thiên nga và đại bàng

– Bài học Chủ nhật: Hylas – Người tình của Herakles hay của đám tiên sông?

– Bài học Chủ nhật: Venus – một người yêu tốt và một bà vợ tồi (phần 1)

– Bài học Chủ nhật: Vụ đánh ghen của ông chồng Venus

– Bài học Chủ nhật: Ares (Mars) – vị thần không mấy ai thờ

– Bài học Chủ nhật: Hephaestos – Nạn nhân của Zeus hay của Hera?

– Bài học Chủ nhật: Hera: Có phải là Hoạn Thư của tích Hy Lạp cổ?

– Bài học thứ Tư: Cuộc thi hoa hậu đầu tiên và sự nhanh trí của thần Zeus

– Bài học thứ Tư: Paris chấm thi, hay vụ mua giải lớn nhất thế gian

– Bài học Chủ nhật: Athena thông minh nhờ chui từ đầu cha ra?

– Bài học Chủ nhật: Athena đọ sức Poseidon – Khi biển cả thua cây ô-liu

– Bài học thứ Tư: Râu ria quanh thành Troy – trước khi đánh nhau vỡ đầu

– Bài học Chủ nhật: Helen – Thảm họa chân dài

– Bài học thứ Tư: Gót chân Achilles hay sai lầm của một bà mẹ đoảng

– Bài học Chủ nhật: Poseidon – Nổi tiếng vì có vợ đẹp

– Bài học thứ Tư: Odysseus giả điên, Achilles giả gái

– Bài học Chủ nhật: Mars, Phryne, và vụ cởi truồng trước tòa án

– Bài học thứ Tư: Achilles rút lui hay anh hùng (thì luôn) giận nhau vì gái

– Bài học Chủ nhật: Iphigenia: Một vụ tế (hụt?) dẫn tới nhiều vụ giết người

– Bài học thứ Tư: Achilles ra trận – Khi con quyết đánh nhau thì mẹ phải làm gì?

– Bài học Chủ nhật: Artemis: Trinh nữ hay cũng mê gái giống bố?

– Bài học thứ Tư: Khi Achilles yêu quá hóa ác

– Bài học Chủ nhật: Artemis – Giới tính gì thì cũng gây nhiều đau khổ

– Bài học thứ Tư: Vua Priam xin xác con như thế nào?

– Bài học Chủ nhật: Apollo – Thần của lắm thứ, kể cả bệnh đau tim

– Bài học Chủ nhật: Vòng nguyệt quế của Apollo – Tại ghét đàn ông hay tại “thằng” Cupid?
– Bài học Chủ nhật: Chín nàng thơ – Biểu tượng của văn minh, nghệ thuật, nhưng hay bị vẽ sai

– Bài học Chủ nhật: Hestia – Trinh nữ xịn thì hay ở trong nhà

– Bài học Chủ nhật: Ariadne – Vớ được chồng tốt nhờ bị bồ bỏ

– Bài học Chủ nhật: Dionysus – Bợm nhậu chính hiệu

– Bài học Chủ nhật: Hades – Cai quản địa ngục, nhưng quậy phá mặt đất

– Bài học Chủ nhật: Demeter cứu con gái khỏi địa ngục – hay sự tích xuân hạ thu đông

– Bài học thứ Tư: Đám con lai các thần giết nhau, để cậu con nhà trần kết thúc

– Bài học thứ Tư: Odysseus – Kẻ có lắm mẹo vặt chết người

– Bài học Chủ nhật: Orpheus – chết vì đa nghi

– Bài học Chủ nhật: Cupid và Psyche – Thần tình yêu thua chân dài (kỳ 1)

 

Ý kiến - Thảo luận

16:16 Wednesday,4.5.2016 Đăng bởi:  Mary Earneslla
Venus (Aphrodite) là cô của thần Zeus, còn Dionysus là con của thần Zeus, sao Soi lại bảo Venus "nhảy vòng lên trên thằng em trai..." Dionysus ? Dionysus là cháu họ của Venus chứ.
...xem tiếp
16:16 Wednesday,4.5.2016 Đăng bởi:  Mary Earneslla
Venus (Aphrodite) là cô của thần Zeus, còn Dionysus là con của thần Zeus, sao Soi lại bảo Venus "nhảy vòng lên trên thằng em trai..." Dionysus ? Dionysus là cháu họ của Venus chứ. 
18:49 Friday,6.6.2014 Đăng bởi:  IQ ABC
"Poseidon cũng ác nhỉ, nếu mẹ có làm gì tội lỗi thì cứ xử mẹ thôi, làm liên lụy đến đường con cái của người ta, rõ bất công!"
Thấy nhiều chuyện trong cái tích cổ Hy Lạp: một khi đã phạm vào mấy vị thần đều bị mấy vị này trừng trị nhưng theo kiểu rất tàn nhẫn, bệnh hoạn. R&oti
...xem tiếp
18:49 Friday,6.6.2014 Đăng bởi:  IQ ABC
"Poseidon cũng ác nhỉ, nếu mẹ có làm gì tội lỗi thì cứ xử mẹ thôi, làm liên lụy đến đường con cái của người ta, rõ bất công!"
Thấy nhiều chuyện trong cái tích cổ Hy Lạp: một khi đã phạm vào mấy vị thần đều bị mấy vị này trừng trị nhưng theo kiểu rất tàn nhẫn, bệnh hoạn. Rõ thế cho nên bây giờ hương khói cho mấy vị đều lạnh ngắt. Rõ cũng đáng! Thờ lắm thiêng ra lại đâm đi chơi mấy trò bệnh :))
 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả