Soi học

Bài học thứ Tư: Khi Achilles yêu quá hóa ác 26. 10. 11 - 4:24 am

GiGi và MM tổng hợp, bình tranh

 

.

Lòng ngùn ngụt căm thù Hector đã giết mất “bạn yêu” là Patroclus, Achilles, với ngọn lao vua cha Peleus tặng trước khi ra trận, cùng với cái khiên hoa lá cành mà thần Hephaestos rèn cho, đã tả xung hữu đột, tàn sát quân Troy không nương nay, lần lượt giết chết các dũng tướng của Troy, và cuối cùng đuổi Hector về đến tận chân thành.

Từ trên đỉnh Olympus, thần Zeus lấy ra chiếc cân vàng để cân số mệnh. Chiếc cân chỉ ra cán cân bên Hector nghiêng lệch về phía thần âm phủ Hades: Hector sẽ phải chết! Biết không thể thay đổi được số mệnh, thần Apollo, người bảo trợ cho Hector, đành ngậm ngùi rời bỏ chàng để bay về Olympus…

Dưới chân thành Troy, Achilles đuổi Hector chạy vòng vòng quanh thành bốn lần (theo Pha Lê thì chỉ có ba vòng!). Nhìn mãi vừa chóng mặt vừa sốt ruột, thần Athena bèn giở mưu mẹo đàn bà ra: nàng biến thành Deiphobus, một người em trai của Hector, xông ra trợ chiến. Tưởng thật, Hector vững tâm quay lại đối đầu với Achilles. Chàng phóng cây lao bóng dài vào Achilles, nhưng vấp phải chiếc khiên bằng đồng mà thần Hephaestos rèn tặng, cây lao rơi xuống đất.

Hector thét gọi Deiphobus đưa cho một ngọn lao khác, nhưng quay lại, thấy Deiphobus đã biến mất, chàng lập tức hiểu ra mình đã bị Athena đánh lừa. Hector tuốt kiếm xông tới, và Achilles, với chiếc khiên lóng lánh trong một tay, một tay kia thọc mũi lao đồng nhọn hoắt vào hõm xương quai xanh của Hector, nơi linh hồn thoát đi nhanh nhất. Hector ngã xuống, và trước khi bóng chết bao phủ lấy, chàng vẫn còn kịp dọa Achilles rằng một ngày kia, em trai mình là Paris cùng với thần Apollo sẽ báo thù cho mình ngay bên cổng thành Troy.

“Cái chết của Hector”, tranh của Peter Paul Rubens (1577-1640). Athena bay lởn vởn phía trên. Achilles đâm đúng hõm xương quai xanh của Hector. Được đánh giá là một trong những họa sỹ có ảnh hưởng lớn vào thế kỉ 17 cùng với Anthony Van Dyck. Nhưng khác với Van Dyck, Rubens đến với hội họa khá muộn. Năm 1600, ông sang Ý và hấp thụ hội họa từ các bậc thầy như Raphael, Leonardo, Michelangelo, Correggio. Rubens ở Ý trong 8 năm và bắt đầu nhận được nhiều đơn đặt hàng của giáo hội. Các bức vẽ của ông, từ rất lớn cho các công trình tôn giáo, thiết kế thảm, đến những minh họa bé cho sách đều biểu hiện trí tưởng tượng phi thường. Trong bức tranh này, ta dễ nhận thấy sự ảnh hưởng mạnh mẽ của trường phái tranh tường Ý, nhưng với cách vẽ thoáng và hoạt hơn nhiều. Rubens quan tâm nhiều đến những thời điểm kịch tính cao trong hoạt động của nhân vật.


Cái chết của Hector”, tranh của Peter Paul Rubens (1577-1640). Một bức nữa của Rubens mà bố cục không khác bức ở trên, nhưng bức này được vẽ kĩ hơn và có đủ hai bệ đỡ kiến trúc hai bên. Cũng có thể bức trên là phác thảo còn bức dưới là tranh. Trong một giai đoạn nào đó, kiến trúc và hội họa, điêu khắc không hề tách bạch. Tóm lại, thời ấy, những ai biết vẽ đều có thể làm từng ấy thứ.

 

Yêu quá hóa ác

Hồn của Hector bay về vương quốc của thần âm phủ Hades, xác của chàng nằm lại bên tường thành Troy. Vẫn chưa hả giận, Achilles khoét một lỗ ở gót chân Hector (một điềm báo định mệnh cho chính Achilles chăng?), luồn dây qua rồi buộc vào sau xe ngựa. Chàng đánh cỗ xe này, kéo lê xác của Hector quanh thành, sau đó lại còn diễu quanh nơi đặt thi hài của Patroclus ba lần. Từ trên lầu thành Troy, vua Priam và hoàng hậu Hecuba khóc than vật vã khi thấy xác con trai bị kéo lê trong cát bụi. Vợ của Hector, nàng Andromache lên mặt thành nhìn xuống thấy xác chồng bị kéo lê đằng sau cỗ xe của Achilles cũng ngã lăn ra bất tỉnh.

Không bảo vệ được Hector, thần Apollo càng vô cùng tức giận khi thấy Achilles hành hạ cái xác. Thần đã hóa phép, dùng chiếc khiên vàng của mình che chở để thân thể của Hector không xây xát khi bị kéo lê trên mặt đất.

Xác của Hector bị để phơi mười một ngày ngoài trời và chỉ có nhờ sự hóa phép của thần Apollo mới không bị thối rữa. Từ đỉnh Olympus, các thần linh đều thương xót trước cái chết của Hector. Thần Zeus sai thần sứ giả Iris đến nói với mẹ Achilles là thần Thetis hãy xuống trần khuyên bảo Achlles không được hành hạ xác của Hector nữa. Đồng thời, Zeus cũng sai nữ thần Iris xuống báo cho vua Priam là hãy mang lễ vật tới doanh trại của Achilles để chuộc lại xác con (lúc này, khi mọi sự đã ngã ngũ, thần Zeus bỗng trở nên quyết đoán một cách đáng ngờ!).

“Achilles kéo lê xác Hector quanh tường thành Troy”, tranh của Donato Creti (1671–1749), họa sỹ Ý điển hình cho giai đoạn Rococo. Nhưng so với các họa sĩ cùng lứa, tranh ông đã bớt dần những yếu tố mang tính trang trí mà tập trung vào sự khúc chiết, mạnh mẽ. Những cách tân của ông đã góp phần xây dựng nên những luật lệ chặt chẽ của chủ nghĩa tân cổ điển sau ông. Trong bức tranh này, Donato Creti sử dụng nguồn sáng rất mạnh được tập trung từ một hướng phân bố cho tất cả các nhân vật một cách thống nhất. Thế nhưng, nền phong cảnh phía sau lại chưa được triệt để sử dụng sự nhất quán này nên trông giống như một phông sân khấu cho đám nhân vật phía trước.


“Achilles kéo lê xác Hector quanh tường thành Troy” của Pietro Testa (1611–1650), một họa sĩ Ý theo trường phái Baroque, chịu ảnh hưởng nặng của Da Vinci. Bức tranh này vẽ trước khi ông qua đời. Trong tranh, Athena bay lên cạnh Achilles. Ở hậu cảnh có bốn người thì hai người đang nhìn theo cái gì không rõ. Pietro Testa nổi tiếng với những bức tranh khắc với chất lượng tuyệt vời. Trong thể loại này, các họa sỹ sau Pietro Testa khó có người vượt được ông. Bức tranh trên thể hiện hiệu ứng ánh sáng thực tinh tế. Những phần của cơ thể bị khuất trong tối nhưng vẫn được hiện lên đầy đủ kết cấu từng khối cơ. Pietro Testa quan tâm nhiều đến ánh sáng được phản quang trong vùng tối. Cơ bắp của Achilles, Hector được diễn tả cực kì kĩ lưỡng. Đó là do ảnh hưởng của Da Vinci, ông cũng như các họa sỹ cùng thời rất say mê giải phẫu học và quan sát thiên nhiên. Người ta đồn rằng ông đã bị chết đuối trên sông Tiber khi đang cố gắng vẽ lại những sắc cầu vồng in trên bóng nước.


“Achilles kéo lê xác Hector quanh tường thành Troy” của Thomas Stothard (Anh), giữa thế kỷ 18-19. Đề tài “ác độc” này được các họa sĩ khai thác rất nhiều, có lẽ vì mang nhiều chuyển động và tình cảm trong đó. Thomas Stothard, khởi đầu sự nghiệp hội họa bằng việc vẽ các mẫu hoa văn trong một xưởng dệt thảm, sau đó là minh họa sách. Ông cũng là người minh họa cho cuốn tiểu thuyết nổi tiếng Robinson Cruiso. Bức tranh này khá đặc biệt vì được vẽ với bút pháp thoáng và nhanh. Cũng có thể đây là một bản phác thảo.Thường tranh của Thomas Stothard vẽ kĩ, theo truyền thống tranh khắc châu Âu.


Phù điêu tại Hy Lạp, năm 180 – 220, diễn tả cảnh Achilles chuẩn bị leo lên ngựa để kéo lê xác Hector. Một thứ mà người ta thường đòi hỏi ở các nghệ sỹ Hy Lap là kiến thức cơ thể người khi đang hoạt động. Trong bức phù điêu này, mặc dù các nhân vật được lấp đầy trên một mặt phẳng với không gian hạn chế nhưng vẫn có cảm giác đầy đủ chiều sâu. Cái khéo ở đây là cách xếp lớp các nhân vật chồng lên nhau vừa đủ để tạo chiều sâu mà không làm mất đi hành động của từng nhân vật. Trông các nhân vật như đang cử động.

 

Vua Priam đi xin xác con thế nào cũng là một đề tài mà các họa sĩ thời đó yêu thích. Soi xin hẹn các bạn vào kỳ tới. Học nhiều quá Soi cũng lú lẫn mất!

 

*

Bài liên quan:

– Bài học Chủ nhật: THẦN VỆ NỮ – Gái không mẹ hay kẻ lăng loàn?
– Bài học Chủ nhật: Zeus và cây phả hệ rối ren

– Bài học Chủ nhật: ZEUS – Kẻ cưỡng bức dưới lốt thiên nga và đại bàng

– Bài học Chủ nhật: Hylas – Người tình của Herakles hay của đám tiên sông?

– Bài học Chủ nhật: Venus – một người yêu tốt và một bà vợ tồi (phần 1)

– Bài học Chủ nhật: Vụ đánh ghen của ông chồng Venus

– Bài học Chủ nhật: Ares (Mars) – vị thần không mấy ai thờ

– Bài học Chủ nhật: Hephaestos – Nạn nhân của Zeus hay của Hera?

– Bài học Chủ nhật: Hera: Có phải là Hoạn Thư của tích Hy Lạp cổ?

– Bài học thứ Tư: Cuộc thi hoa hậu đầu tiên và sự nhanh trí của thần Zeus

– Bài học thứ Tư: Paris chấm thi, hay vụ mua giải lớn nhất thế gian

– Bài học Chủ nhật: Athena thông minh nhờ chui từ đầu cha ra?

– Bài học Chủ nhật: Athena đọ sức Poseidon – Khi biển cả thua cây ô-liu

– Bài học thứ Tư: Râu ria quanh thành Troy – trước khi đánh nhau vỡ đầu

– Bài học Chủ nhật: Helen – Thảm họa chân dài

– Bài học thứ Tư: Gót chân Achilles hay sai lầm của một bà mẹ đoảng

– Bài học Chủ nhật: Poseidon – Nổi tiếng vì có vợ đẹp

– Bài học thứ Tư: Odysseus giả điên, Achilles giả gái

– Bài học Chủ nhật: Mars, Phryne, và vụ cởi truồng trước tòa án

– Bài học thứ Tư: Achilles rút lui hay anh hùng (thì luôn) giận nhau vì gái

– Bài học Chủ nhật: Iphigenia: Một vụ tế (hụt?) dẫn tới nhiều vụ giết người

– Bài học thứ Tư: Achilles ra trận – Khi con quyết đánh nhau thì mẹ phải làm gì?

– Bài học Chủ nhật: Artemis: Trinh nữ hay cũng mê gái giống bố?

– Bài học thứ Tư: Khi Achilles yêu quá hóa ác

– Bài học Chủ nhật: Artemis – Giới tính gì thì cũng gây nhiều đau khổ

– Bài học thứ Tư: Vua Priam xin xác con như thế nào?

– Bài học Chủ nhật: Apollo – Thần của lắm thứ, kể cả bệnh đau tim

– Bài học Chủ nhật: Vòng nguyệt quế của Apollo – Tại ghét đàn ông hay tại “thằng” Cupid?
– Bài học Chủ nhật: Chín nàng thơ – Biểu tượng của văn minh, nghệ thuật, nhưng hay bị vẽ sai

– Bài học Chủ nhật: Hestia – Trinh nữ xịn thì hay ở trong nhà

– Bài học thứ Tư: Đám con lai các thần giết nhau, để cậu con nhà trần kết thúc

– Bài học thứ Tư: Chết lãng xẹt chỉ vì bộ giáp!

– Bài học thứ Tư: Anh hùng chớ lấy vợ ghen

– Bài học thứ Tư: Nọc rắn, nọc phụ nữ, nọc nào cũng chết

Ý kiến - Thảo luận

18:18 Sunday,12.3.2017 Đăng bởi:  Đại Ngu
Mấy cái kiểu hành xử man rợ, thù hận kinh người thế này chắc chỉ phù hợp với thời cổ đại!!! Tôi đọc "Thần thoại Hy Lạp" từ bé, giờ chả nhớ gì, nhưng nếu có nhớ thì chắc không phải những chi tiết man rơ như thía lày!!!
...xem tiếp
18:18 Sunday,12.3.2017 Đăng bởi:  Đại Ngu
Mấy cái kiểu hành xử man rợ, thù hận kinh người thế này chắc chỉ phù hợp với thời cổ đại!!! Tôi đọc "Thần thoại Hy Lạp" từ bé, giờ chả nhớ gì, nhưng nếu có nhớ thì chắc không phải những chi tiết man rơ như thía lày!!! 
17:23 Wednesday,8.10.2014 Đăng bởi:  Nguyễn Hạnh Quyên
Này Soi có cái bài nào viết về Achilles và Phô-ly-xê (em gái Hector) không ?
...xem tiếp
17:23 Wednesday,8.10.2014 Đăng bởi:  Nguyễn Hạnh Quyên
Này Soi có cái bài nào viết về Achilles và Phô-ly-xê (em gái Hector) không ? 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tranh chưa khô đâu (cãi chưa xong đâu!)

Roberta Smith – Hồ Như Mai dịch

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả