Soi học

Bài học Chủ nhật: Hermes – Thần của ngoại giao, nhưng lại hay nói dối 12. 02. 12 - 8:41 am

Pha Lê

Hermes, vẽ trên một chiếc bình có niên đại 500 năm trước Công Nguyên, hiện đang nằm tại bảo tàng Metropolitan, New York. Biểu tượng của Hermes là giày bốt có cánh (vì chàng hay bay nhảy khắp nơi), gậy chăn gia súc, mũ sắt (một dạng mũ bảo hiểm vì chàng thích đi xa). Hermes hoặc được vẽ dưới hình dáng của một thiếu niên, hoặc một ông đứng tuổi đã có râu. Các chuyên gia cho rằng danh họa Hy Lạp Tithonus vẽ tác phẩm này.

 

Hermes ở đây là một nam thần, chứ không phải túi xách hàng hiệu nhé.

Nếu đem so với 12 vị thần của Olympia, Hermes (tên La Mã: Mercury) thuộc dạng thần phụ, giữ chức nho nhỏ, nhưng cũng khá là quan trọng. Ngoài chuyện làm sứ giả đưa tin (nếu tính vào thời nay thì Hermes là một dạng báo chí, internet, điện thoại di động), Hermes còn phụ trách việc nhân giống cho gia súc, đường xá, phù hộ khách lữ hành, thuật ngoại giao, lời nói dối, ngôn ngữ, chữ viết… Vị thần này có đặc điểm thích lông bông.

Hermes – giống nhiều vị thần khác – ra đời nhờ cái thói khoái tòm tèm của ông Zeus. Một ngày nọ, Zeus tiếp tục nổi hứng nhàn cư vi bất thiện, nên quyết định rằng mình sẽ ‘xơi’ nàng Maia – một trong 7 nàng tiên Pleiades. Cô Maia biết rằng nếu đã lọt vô sổ đen của Zeus thì kiểu gì cũng không thoát được, nên chẳng hơi đâu trốn. Cô gật đầu đồng ý sẽ làm người tình một đêm cho vị thần tối cao này.

Tác phẩm “Maia và Vulcan”, Bartholoaus Spranger, 1585. Không biết ông Spranger đọc tích gì mà vẽ Hephaestus (Vulcan) với Maia? Đã vậy còn cho thêm Cupid (góc phải, trên cùng) vào, ý nói hai người đang tán tỉnh nhau nữa. Maia chỉ được mỗi Zeus quyến rũ thôi mà. Tay phải của Maia cũng bị vẽ hơi kỳ, trông như giun, chả giống tay tẹo nào.

 

Kết quả là Maia mang bầu. Nhưng tính tình Maia hay mắc cỡ, nên không dám vác bụng đi đâu hết. Cô… chui vào một cái hang để trốn. Nhưng cũng nhờ vậy mà vợ Zeus – bà Hera – chả hay biết gì. Maia sinh Hermes ở trong cái hang đó. Theo Homer và Ovid thì cái hang nằm ở Arcadia, nhưng Philostratus thì phán Hermes sinh ra ở Olympia, có điều chẳng mấy ai tin ông này.

“Mercury”, Hendrick Goltzius, 1611. Hermes này còn cầm giá vẽ, không biết có phải tranh tự họa của Hendrick không đây. Lý ra thì nón sắt của Hermes là nón thường, còn đôi ủng mới có cánh. Đằng này, Hendrick lại vẽ nón có cánh màu mè, còn chân thì đi đất. Họa sĩ còn cho thêm con gà vào, để ra vẻ ‘chăn nuôi’. Theo bạn Mình cũng có ý kiến, thì con gà này là biểu tượng của mình minh, mặt trời, nhưng mặt trời lại đi với Apollo nhiều hơn, thành ra cũng khó đoán. Tích Hy lạp vốn có lắm bản chọi nhau, thành ra bạn nào có thêm ý kiến nữa, cứ việc đóng góp nhé. Gậy của Hermes thì đúng rồi, theo tích thì gậy của Hermes có hai con rắn quấn quanh.

 

Hermes từ nhỏ đã là một gã khoái đi lông bông khắp nơi. Vừa lọt lòng được khoảng một tiếng, anh chàng trốn ra khỏi hang, và đi tới… tỉnh Pieiria để du lịch. Trong lúc ngắm cảnh, Hermes tiện thể ‘chôm’ luôn đám trâu của Apollo. Một số nhà thơ như Homer thì không kể tích Hermes ăn cắp trâu, nhưng có tả rằng chàng này vốn là một kẻ trộm đầy mưu kế.

Về đến nhà, Hermes (lúc này được vài giờ tuổi) giết trâu, đem da đi phơi trên đá, thịt thì bé xẻo một ít để ăn, phần thịt còn lại – Hermes rất thông minh – cậu đem tế cho 12 vị thần của Olympia (một dạng hối lộ).

Mẹ Maia tỉnh dậy, chẳng hay biết gì hết. Ngày hôm sau, hai mẹ con chuyển đến một cái hang khác để sống. Nhưng Hermes vốn khoái đi đây đó, nên cậu lại trốn mẹ đi chơi tiếp. Trong một chuyến đi về thăm ‘nhà cũ’, Hermes phát hiện ra một con rùa đang nằm lăn lóc. Cậu đem nó về, giết chết, tách mai, đục mấy cái lỗ rồi xuyên dây qua mai rùa, và thế là Hermes phát minh ra được chiếc đàn lia.

Tác phẩm nổi tiếng nhất về Hermes có lẽ là bức tượng “Mercury đang bay” của bậc thầy điêu khắc Giovanni Da Bologna, hiện nằm ở bảo tàng Bargello ở Florence, Ý. Nhưng hình của bức tượng này hoặc không có hoặc nhỏ xíu, còn lại là bản copy chứ không phải bản gốc. Bạn nào có hình của bản gốc xin mời đóng góp cho SOI nhé. Tượng Hermes trong hình trên là một bản copy (nhưng cũng khá nổi tiếng), hiện nằm ở dinh thự Chatsworth – một nơi giữ lắm món đồ cổ quý giá bậc nhất thế giới.

 

Cũng đúng lúc đó, Apollo phát hiện rằng đàn trâu của mình bỗng dưng ‘không cánh mà bay’, chàng điều tra, rồi phát hiện rằng chính Hermes là thủ phạm. Apollo đến gặp Hermes, bắt cậu trả lại số trâu, hạch tội bé Hermes trước mặt mẹ Maia. Còn Maia thì bối rối, vì thằng con của mình chưa được mấy ngày tuổi, làm gì mà ăn cắp ăn trộm được?

Bực bội, Apollo bế Hermes lên thiên đường, rồi bắt Zeus xử. Zeus – chắc do được hối lộ – xử nhẹ tay, chỉ kêu Hermes đem trả trâu cho Apollo chứ không bắt phạt gì cả. Hermes mới đầu nói dối, ngúng nguẩy rằng mình có làm gì đâu, nhưng sau đó thấy không thoát tội được, Hermes làm phép, hồi sinh các chú trâu rồi giao cho Apollo. (Bởi vậy mà Hermes bị gán làm thần dối trá, nhưng cậu cũng là thần ngoại giao… ý gì đây?)

Tác phẩm “Dạy Cupid học”, Francois Boucher, 1742. Bé con đang đọc sách là Cupid, Venus thì cởi truồng, ôm bồ câu, còn Hermes thì dỗ Cupid học, nhưng mắt lại láo liên dòm qua chỗ Venus đang cởi truồng. Chân đeo cánh như vậy thì đây phải là Hermes chứ không phải Mars. Chắc vì có Hermes làm thầy nên sau này Cupid cũng quậy phá không kém? Thầy nào trò nấy mà.

 

Trả gia súc cho Apollo xong, cậu lôi đàn lia ra gảy. Apollo tính dắt trâu đi, nhưng vô tình (hoặc do Hermes cố tình) nghe được tiếng đàn của Hermes, Apollo thích quá, nên cho phép Hermes giữ lại đàn trâu. Hermes tặng Apollo cây đàn lia (sau này Apollo cầm theo suốt, và đàn lia trở thành biểu tượng của chàng), còn Apollo tặng lại Hermes cây gậy để chăn gia súc (tên của cây gậy là kerykeion, sau này cũng trở thành biểu tượng của Hermes). Chắc cũng vì thương lượng khéo và nói dối giỏi nên Hermes giữ chức ngoại giao chăng?

Vốn khoái đi chu du thiên hạ, Hermes được Zeus phong cho làm sứ giả, để cậu đi loan tin cho người dân và cho các vị thần. Hermes cũng hay bị sai làm việc này việc kia, hoặc đi giao hàng (cậu từng được Zeus nhờ đem con rơi (Dionysus) đến cho người khác nuôi). Cũng vì vậy, mà Hermes biết được khá nhiều chuyện giật gân, dù không hay ngồi tám như mấy bà thần.

Tác phẩm “Hermes và Paris”, Donato Creti, 1745. Đây là cảnh Hermes trong vai trò sứ giả của Zeus, cầm chiếc táo vàng đưa cho Paris, để bắt cậu làm giám khảo cho cuộc thi hoa hậu giữa Venus, Athena, và Hera. Mũ của chàng Hermes này có cánh, mà chân cũng có cánh, lằng nhằng quá. Paris thì có thêm chú cún, ý nói đang chăn cừu.

Mời các bạn xem lại tác phầm “Mercury giao Dionysus cho các nàng tiên”, Francois Boucher, 1734. Còn nhớ không? Bợm nhậu Dionysus là con rơi của Zeus, ông nhờ Hermes đem bé đến cho các nàng tiên núi nuôi. Hermes này cũng vừa có cánh ở chân, vừa có ở mũ. Các họa sĩ cứ khoái màu mè nên hay thêm thắt đủ thứ.

 

Nhưng nếu mọi người có đi du lịch đâu xa tốt nhất là đừng nên vái Hermes. Anh này khi hứng sẽ chỉ đúng đường, còn nếu không hứng thì sẽ nói dối, chỉ đường sai khiến lắm kẻ phải đi lạc.

 

*

Bài liên quan:

– Bài học Chủ nhật: THẦN VỆ NỮ – Gái không mẹ hay kẻ lăng loàn?
– Bài học Chủ nhật: Zeus và cây phả hệ rối ren

– Bài học Chủ nhật: ZEUS – Kẻ cưỡng bức dưới lốt thiên nga và đại bàng

– Bài học Chủ nhật: Hylas – Người tình của Herakles hay của đám tiên sông?

– Bài học Chủ nhật: Venus – một người yêu tốt và một bà vợ tồi (phần 1)

– Bài học Chủ nhật: Vụ đánh ghen của ông chồng Venus

– Bài học Chủ nhật: Ares (Mars) – vị thần không mấy ai thờ

– Bài học Chủ nhật: Hephaestos – Nạn nhân của Zeus hay của Hera?

– Bài học Chủ nhật: Hera: Có phải là Hoạn Thư của tích Hy Lạp cổ?

– Bài học thứ Tư: Cuộc thi hoa hậu đầu tiên và sự nhanh trí của thần Zeus

– Bài học thứ Tư: Paris chấm thi, hay vụ mua giải lớn nhất thế gian

– Bài học Chủ nhật: Athena thông minh nhờ chui từ đầu cha ra?

– Bài học Chủ nhật: Athena đọ sức Poseidon – Khi biển cả thua cây ô-liu

– Bài học thứ Tư: Râu ria quanh thành Troy – trước khi đánh nhau vỡ đầu

– Bài học Chủ nhật: Helen – Thảm họa chân dài

– Bài học thứ Tư: Gót chân Achilles hay sai lầm của một bà mẹ đoảng

– Bài học Chủ nhật: Poseidon – Nổi tiếng vì có vợ đẹp

– Bài học thứ Tư: Odysseus giả điên, Achilles giả gái

– Bài học Chủ nhật: Mars, Phryne, và vụ cởi truồng trước tòa án

– Bài học thứ Tư: Achilles rút lui hay anh hùng (thì luôn) giận nhau vì gái

– Bài học Chủ nhật: Iphigenia: Một vụ tế (hụt?) dẫn tới nhiều vụ giết người

– Bài học thứ Tư: Achilles ra trận – Khi con quyết đánh nhau thì mẹ phải làm gì?

– Bài học Chủ nhật: Artemis: Trinh nữ hay cũng mê gái giống bố?

– Bài học thứ Tư: Khi Achilles yêu quá hóa ác

– Bài học Chủ nhật: Artemis – Giới tính gì thì cũng gây nhiều đau khổ

– Bài học thứ Tư: Vua Priam xin xác con như thế nào?

– Bài học Chủ nhật: Apollo – Thần của lắm thứ, kể cả bệnh đau tim

– Bài học Chủ nhật: Vòng nguyệt quế của Apollo – Tại ghét đàn ông hay tại “thằng” Cupid?
– Bài học Chủ nhật: Chín nàng thơ – Biểu tượng của văn minh, nghệ thuật, nhưng hay bị vẽ sai

– Bài học Chủ nhật: Hestia – Trinh nữ xịn thì hay ở trong nhà

– Bài học Chủ nhật: Ariadne – Vớ được chồng tốt nhờ bị bồ bỏ

– Bài học Chủ nhật: Hades – Cai quản địa ngục, nhưng quậy phá mặt đất

– Bài học Chủ nhật: Dionysus – Bợm nhậu chính hiệu

– Bài học Chủ nhật: Demeter cứu con gái khỏi địa ngục – hay sự tích xuân hạ thu đông

– Bài học thứ Tư: Đám con lai các thần giết nhau, để cậu con nhà trần kết thúc

– Bài học thứ Tư: Odysseus – Kẻ có lắm mẹo vặt chết người

– Bài học Chủ nhật: Orpheus – chết vì đa nghi

– Bài học Chủ nhật: Cupid và Psyche – Thần tình yêu thua chân dài (kỳ 1)

– Bài học Chủ nhật: Cupid và Psyche – tàng hình trong đêm động phòng (kỳ 2)

– Bài học Chủ nhật: Cupid và Psyche – giặc bên Ngô không bằng hai cô chị vợ (kỳ 3)

– Bài học Chủ nhật: Cupid và Psyche – làm dâu Venus cũng nhục vô cùng (kỳ 4)

– Bài học Chủ nhật: Cupid và Psyche – khổ rồi cuối cùng cũng sướng (kỳ 5)

– Bài học Chủ nhật: Hermes – Thần của ngoại giao, nhưng lại hay nói dối

Ý kiến - Thảo luận

9:31 Friday,26.11.2021 Đăng bởi:  Nguyễn Xuân Mai
Nghe đâu được từ 'ngoại giao' cu Tí hỏi bố :-Ngoại giao là gì hả bố.-Là...là...giông như một buổi tối bố đi nhậu về, gặp mẹ con trước cửa nhà bố bảo mẹ rằng "nhìn vào gương mặt em anh thấy thời gian như ngừng lại" ( mặc dù trong lòng bố nghĩ - trông thấy cái bản mặt ấy thì đồng hồ cũng phải chết! )
...xem tiếp
9:31 Friday,26.11.2021 Đăng bởi:  Nguyễn Xuân Mai
Nghe đâu được từ 'ngoại giao' cu Tí hỏi bố :-Ngoại giao là gì hả bố.-Là...là...giông như một buổi tối bố đi nhậu về, gặp mẹ con trước cửa nhà bố bảo mẹ rằng "nhìn vào gương mặt em anh thấy thời gian như ngừng lại" ( mặc dù trong lòng bố nghĩ - trông thấy cái bản mặt ấy thì đồng hồ cũng phải chết! ) 
22:41 Thursday,18.4.2013 Đăng bởi:  Diplomat vs girl
Mấy câu ấy chính xác là thế này.
 
Đâu là sự khác nhau giữa một nhà ngoại giao và một cô gái?
 
Nếu một nhà ngoại giao nói: "Yes," thì ý của hắn là "Có thể."
Nếu một nhà ngoại giao nói: "Có thể," thì ý của hắn là "No."
Nếu một nhà ngoạ
...xem tiếp
22:41 Thursday,18.4.2013 Đăng bởi:  Diplomat vs girl
Mấy câu ấy chính xác là thế này.
 
Đâu là sự khác nhau giữa một nhà ngoại giao và một cô gái?
 
Nếu một nhà ngoại giao nói: "Yes," thì ý của hắn là "Có thể."
Nếu một nhà ngoại giao nói: "Có thể," thì ý của hắn là "No."
Nếu một nhà ngoại giao nói: "No," thì hắn không phải là một nhà ngoại giao.
 
Nếu một cô gái nói: "No", thì ý của cô ta là "Có thể."
Nếu một cô gái nói: "Có thể", thì ý của cô ta là "Yes."
Nếu một cô gái nói: "Yes," thì cô ta không phải là cô gái.
  

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Về một cách nhìn nghệ thuật!

Một thành viên của Khoan Cắt Bê Tông

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả