Soi học

Bài học Chủ nhật: Hylas – Người tình của Herakles hay của đám tiên sông? 13. 08. 11 - 11:40 pm

Pha Lê

 

Tác phẩm “Hylas và các nàng tiên sông”, William Etty

Sau bài về các vụ cưỡng bức của Zeus, có lẽ chúng ta nên chuyển hướng ra khỏi phạm vi 12 thần thánh của đỉnh Olympia cho nó dễ thở tí.

Trong bài 10 điều điên nhất quanh bộ sưu tập của MJ có một bức tranh phỏng theo tích Hylas và Tiên Sông (Hylas and the Nymphs, hoặc Hylas and the Pegae/Naiades) vẽ M.J đứng dưới sông, quây quần bên cạnh là các nàng tiên. Có lẽ cũng nên bàn về tích này để đổi khẩu vị cho bài học chủ nhật.

*

Điều trước nhất cần bàn:

Trước khi bị đám tiên (có tích nói nhiều nàng, có tích nói một nàng) dụ khị, Hylas có phải là người yêu của Herakles không? (Herakles, tức Hercules, người phải trải qua 12 thử thách và kết quả là có một bộ phim truyền hình từng chiếu ở Việt Nam).
Những người say mê nam tính đừng vội thất vọng nhé, Hercules đàn ông vậy mà “gay” sao?

Đây, đàn ông trưởng thành ở xã hội Hy Lạp cổ thường có quan hệ nam-nam với một (hoặc nhiều) thiếu niên, chuyện này không có gì lạ. Hãy xem lại bài Zeus: Kẻ cưỡng bức trong lốt thiên nga và đại bàng. Trong trường hợp này thì Herakles (Hercules) là erastes (người lớn), còn Hylas là eromenos (thiếu niên).

Theo nhà thơ Apollodorus và Theocritus thì Hylas là người tình của Herakles, còn theo nhà thơ Ovid thì Hylas là con trai của Herakles. Nhưng Ovid sống qua thời chúa Giê-su, tức vào Công nguyên rồi, cũng là thời mà thứ tình yêu loại này đã bị bài trừ, nên có thể ông viết chệch chuyện yêu đương này đi một chút để nó phù hợp hơn với văn hóa mới. Tôi thì tôi cho rằng Hylas là người yêu của Herakles, còn Michael Jackson thì không rõ ngả theo tích nào khi đặt vẽ bức tranh mà trong đó chàng ca sĩ này lại ví mình như Hylas.

Lưu ý: Nếu muốn tìm hiểu thêm về Hylas, tốt nhất nên tìm sách của Apollodorus hay Ovid đọc, không nên tra Wikipedia, trang web Wiki viết hơi lung tung về cậu này.


Điều thứ hai
:

Herakles đưa Hylas lên con tàu Argo. Khi tàu cập bến một hòn đảo (không rõ tên gì), Herakles sai Hylas đi lấy nước cho cả đội. Nhưng không may cho Hylas, cậu vô tình sảy chân vào lãnh địa của đám tiên Pegae. Pegae là một nhánh của Naiades (Tiên sống ở vùng nước ngọt thay vì ở biển). Xui cho Hylas, một là vì cậu rất đẹp trai, hai là vì không một người đàn ông (hay thiếu niên) trần tục nào thoát được khi chạm trán tiên sông, tiên núi, tiên rừng… trong thần thoại Hy Lạp cả. Cho dù Hylas đã được Herakles đào tạo, cho dù những nàng tiên kiều diễm trông có vẻ mỏng manh, ẻo lả khi khỏa thân dưới nước, thì các cô này vẫn có tài phép và sức mạnh hơn hẳn Hylas. Theo đúng quy định của xã hội phụ hệ, khi đàn bà vượt trội đàn ông thì điều xấu sẽ xảy ra.

Tác phẩm “Hylas và các nàng tiên sông”,John William Waterhouse,1896. Tay trái của Hylas cầm bình nước, tay phải bị một cô tiên sông nắm. Michael Jackson cho vẽ một bức phỏng theo bức này


Tác phẩm “Hylas và các nàng tiên song, Henrietta Rae, 1910. Cậu Hylas ở đây trông khá ngạc nhiên khị bị tiên sông lôi kéo. Tuy có tích nói Hylas chỉ bị một cô tiên dụ, nhưng đa số các họa sĩ vẫn vẽ “nhiều cô tiên” cho nó hấp dẫn


Tác phẩm: “Hylas và các cô tiên sông”, Francesco Furini, 1633. Hylas trông rất khó chịu và miễn cưỡng khi bị các nàng tiên sông kéo xuống nước, chắc là do cậu không muốn xa Herakles

Thế nên mọi người cũng hiểu chuyện gì sẽ tiếp diễn. Khi Hylas quỳ gối lấy nước, các cô tiên nhô lên, quấn lấy tay cậu thiếu niên, đặt lên môi cậu một nụ hôn, rồi kéo cậu xuống nước. Sau đó không ai thấy Hylas nữa. Dĩ nhiên, Herakles rất đau buồn và tức giận, chàng lùng sục khắp đảo trong một thời gian dài để tìm cậu thiếu niên của mình, nhưng tìm mãi không được, vị anh hùng này bỏ cuộc và lên tàu nhổ neo đi mất (chứ không như đàn bà cứ thế mà đứng chờ cho tới hóa đá).

Còn Hylas thì sao?

Nhà thơ Gaius Flaccus sau này cho Hylas một kết cục đẹp, viết rằng cậu yêu các nàng tiên sông và quyết định ở lại với họ, nhưng cũng theo chế độ Phụ hệ, Gaius phán “Các nàng tiên chia sẻ quyền phép của mình cho Hylas“, cứ như thể nếu không chia chác thì Hylas sẽ bị bắt nạt, một điều không tốt chút nào trong một xã hội mà đàn ông làm chủ.

 

*

Bài liên quan:

– Bài học Chủ nhật: THẦN VỆ NỮ – Gái không mẹ hay kẻ lăng loàn?
– Bài học Chủ nhật: Zeus và cây phả hệ rối ren

– Bài học Chủ nhật: ZEUS – Kẻ cưỡng bức dưới lốt thiên nga và đại bàng

– Bài học Chủ nhật: Hylas – Người tình của Herakles hay của đám tiên sông?

– Bài học Chủ nhật: Venus – một người yêu tốt và một bà vợ tồi (phần 1)

– Bài học Chủ nhật: Vụ đánh ghen của ông chồng Venus

– Bài học Chủ nhật: Ares (Mars) – vị thần không mấy ai thờ

– Bài học Chủ nhật: Hephaestos – Nạn nhân của Zeus hay của Hera?

– Bài học Chủ nhật: Hera: Có phải là Hoạn Thư của tích Hy Lạp cổ?

– Bài học thứ Tư: Cuộc thi hoa hậu đầu tiên và sự nhanh trí của thần Zeus

– Bài học thứ Tư: Paris chấm thi, hay vụ mua giải lớn nhất thế gian

– Bài học Chủ nhật: Athena thông minh nhờ chui từ đầu cha ra?

– Bài học Chủ nhật: Athena đọ sức Poseidon – Khi biển cả thua cây ô-liu

– Bài học thứ Tư: Râu ria quanh thành Troy – trước khi đánh nhau vỡ đầu

– Bài học Chủ nhật: Helen – Thảm họa chân dài

– Bài học thứ Tư: Gót chân Achilles hay sai lầm của một bà mẹ đoảng

– Bài học Chủ nhật: Poseidon – Nổi tiếng vì có vợ đẹp

– Bài học thứ Tư: Odysseus giả điên, Achilles giả gái

– Bài học Chủ nhật: Mars, Phryne, và vụ cởi truồng trước tòa án

– Bài học thứ Tư: Achilles rút lui hay anh hùng (thì luôn) giận nhau vì gái

– Bài học Chủ nhật: Iphigenia: Một vụ tế (hụt?) dẫn tới nhiều vụ giết người

– Bài học thứ Tư: Achilles ra trận – Khi con quyết đánh nhau thì mẹ phải làm gì?

– Bài học Chủ nhật: Artemis: Trinh nữ hay cũng mê gái giống bố?

– Bài học thứ Tư: Khi Achilles yêu quá hóa ác

– Bài học Chủ nhật: Artemis – Giới tính gì thì cũng gây nhiều đau khổ

– Bài học thứ Tư: Vua Priam xin xác con như thế nào?

– Bài học Chủ nhật: Apollo – Thần của lắm thứ, kể cả bệnh đau tim

Ý kiến - Thảo luận

21:00 Thursday,21.3.2013 Đăng bởi:  soiadmin

Gửi admin,
Tiếng Việt công nhận ác liệt thiệt! Các bạn làm soiadmin nhớ đến câu chuyện cười, có anh chàng nọ định tán tỉnh cô hàng xóm, bèn học lỏm bài hát "Cô láng giềng" ( http://mp3.zing.vn/bai-hat/Co-Lang-Gieng-Quang-Dung
...xem tiếp

19:18 Thursday,21.3.2013 Đăng bởi:  admin

@ danhaloi: Cái khác rất lớn là Soi không bán háng và không lấy tiền của bạn. Còn bạn vào dùng miễn phí mà lại còn chửi Soi. Bạn là dân gốc vùng nào vậy?


...xem tiếp
19:18 Thursday,21.3.2013 Đăng bởi:  admin

@ danhaloi: Cái khác rất lớn là Soi không bán háng và không lấy tiền của bạn. Còn bạn vào dùng miễn phí mà lại còn chửi Soi. Bạn là dân gốc vùng nào vậy?

 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Giá trị của nghệ thuật

Nguyễn Đình Đăng

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả