Khác

Nhật ký LUALA CONCERT tuần thứ 2: Đám cưới, hip-hop, và ngày nhà giáo 22. 11. 11 - 7:47 pm

Tịch Ru

 

 

LUALA GIAO HƯỞNG THU ĐÔNG 2011
Chương trình hòa nhạc giao hưởng cho công chúng thủ đô

Từ 11. 11. 2011 đến 15. 1. 2012
Thời gian: các ngày thứ Bảy (từ 15h- 17h) và Chủ nhật (10h-12h và 15h-17h)
Khai mạc chính thức: thứ Sáu, 11. 11. 2011, 17h
Địa điểm: LUALA, 61 Lý Thái Tổ, Hà Nội

 

Thứ Bảy, 19. 11, lúc 15h – 17h

Hôm nay dàn nhạc bắt đầu hơi muộn.

 

Thứ bảy, trời rất trong xanh, rất nhiều đôi đi chụp ảnh cưới. Hai bạn này lấy luôn dàn nhạc LUALA làm nền, chắc để ảnh cưới trông có vẻ Châu Âu. Rất thú vị khi dàn giao hưởng ủng hộ đôi vợ chồng bằng bài Wedding March (không biết hai bạn có nhận ra không!). Khi diễn xong, violinist Nguyễn Khắc Thành còn lịch sự giơ tay vẫy chào cô dâu chú rể.

 

Hôm nay không được đông như tuần trước, chắc do nhiều người bận đi thăm thầy cô. Nhưng dường như sau tuần đầu tiên thì LUALA concert đã thu hút được một lượng khán giả quen thuộc. Mọi người rất ý thức khi nhường chỗ ngồi cho người già, trẻ em, và phụ nữ mang thai.

 

Dàn giao hưởng gây khá nhiều tò mò cho người đi đường. Hôm nay, cả một chiếc xe buýt dừng lại khoảng 30 giây để các hành khác trên xe có thề nhìn thấy dàn nhạc qua cửa kính. Cảm ơn bác tài nhe!

 

Khi dàn giao hưởng chơi một điệu valse, có hai chị rất dễ thương đứng lên nhảy theo nhạc một cách ngẫu hứng. Cả hai được rất nhiều người ủng hộ. Tôi nghĩ, nếu bạn đang để ý một ai đó, sao không tìm một chỗ trống gần dàn nhạc và mời người đấy nhảy với mình một bài?

 

Không gian xung quanh LUALA concert bắt đầu đông dần; và cũng như tuần trước, họ tạo ra một nhà hát nhỏ ngay tại đây.

 

Ngồi nghe tầm nửa chương trình thì có một bạn nam chạy đến. Lúc đầu tôi tưởng bạn trẻ ấy lên chụp ảnh cùng dàn nhạc, nhưng hóa ra bạn ấy biểu diễn nhày Hip Hop trên nền nhạc cổ điển. Đến bản nhạc tiếp theo, một bạn khác cũng chạy lên để nhảy Hip Hop. Ban đầu nhiều khán giả còn tỏ ra thích thú, nghĩ rằng đó là một sự ngẫu hứng. Nhưng đến bản nhạc thứ ba, một bạn nữa cũng lên biểu diễn, thế là một bác trung niên phải chạy tới để góp ý. Các thành viên của dàn giao hưởng thì vẫn cười rất tươi trước “sự kiện” trên, và xem nó giống như một phần của việc biểu diễn trên phố.

 

Sau đó nhóm bạn trẻ nhảy Hip Hop tụ họp lại và biểu diễn bên cạnh dàn nhạc, thu hút được khá nhiều người tò mò. Nhưng nhóm này hơi vô ý khi vỗ tay cổ vũ nhau lúc dàn nhạc đang chơi; vậy mà những người chơi nhạc không hề bị ảnh hưởng; thật đáng khâm phục!

 

Được một thời gian thì khán giả có vẻ khó chịu với họ. Thế là sau vài bản giao hưởng nữa, nhóm tự giải tán. Cá nhân tôi thấy việc các bạn Hip Hop đến biểu diễn với dàn nhạc, trên nền nhạc khá thú vị. Nhảy Hip Hop là một nét văn hóa đường phố, còn nhạc giao hưởng vốn được chơi trong nhà hát lớn. Nay hai loại hình gặp nhau, ắt là có những cái “va” nhau; tuy nhiên mọi việc sẽ được điều chỉnh tốt thôi, theo thời gian, trong một tinh thần tôn trọng nhau và tinh thần của những người yêu nghệ thuật thực thụ.

 

Chủ Nhật, ngày 20. 11, lúc 10h – 12h

Vào các buổi trình diễn trước đây, dàn nhạc luôn mặc sơ mi hoặc váy đen, trông rất chỉnh tề; riêng sáng Chủ Nhật 20. 11 thì dàn nhạc mặc quần áo rất giản dị. Có lẽ đây là một thí nghiệm của dàn nhạc để tạo ra một không khí thân thiện hơn? Sáng Chủ Nhật này trời nắng khá gắt, nên dàn nhạc được hỗ trợ thêm ô che.

 

Cũng sáng Chủ nhật nên nhiều gia đình mang các bé đi nghe nhạc cổ điển.

 

Khán giả đến không đông so với hôm qua, nhưng số lượng các bé thiếu nhi lại tăng vượt trội.

 

Nghệ sĩ Xuân Huy luôn biểu diễn hết mình, thật xứng đáng với vai trò chỉ huy dàn nhạc. Như thông lệ, sau khi chương trình kết thúc, violinist Xuân Huy và violinist Nguyễn Khắc Thành bắt tay nhau rất lịch sự.

 

Trời nắng quá nên khán giả tiến đến cạnh dàn nhạc để mượn ô trú. Thật là thú vị: một sự giao lưu khá thân thiết giữa những người chơi nhạc và khán giả.

 

Chủ Nhật, ngày 20. 11, lúc 15h – 17h

Chiều chủ nhật đông hơn sáng Chủ nhật. Dàn nhạc lúc này lại mặc áo/váy đen khá chỉnh tề. Hôm nay không bị sự cố nhóm nhảy hiphop như hôm qua nữa, dàn nhạc chơi say sưa, phong độ cực ổn định và chuyên nghiệp. Bản Tango “Por Una Cabeza” – từng được chơi hôm ra mắt báo chí – cũng là bản được khán giả yêu thích nhất.

 

Tôi chú ý ngay từ đầu bạn trẻ này, hình như bạn ấy bị khuyết tật. Bạn lắc lư theo nhạc rất đúng nhịp, thậm chí còn dùng máy ghi âm ghi lại nữa. Nhiều người nhìn bạn một cách rất trìu mến.

 

Hôm nay, gia đình và bạn bè của nghệ sĩ Nguyễn Khắc Thành cũng đến xem.

 

Cậu bé đi theo dàn nhạc tuần trước hôm nay cũng xuất hiện, cùng với bố là contrabassist bên cạnh. Cậu cũng ngồi và làm điệu bộ như đang kéo contrabass. Ông bố thỉnh thoảng quay ra cười với con trai. Tôi nhớ đến bốn câu thơ cuối bài “những cánh buồm” của Hoàng Trung Thông: Lời của con hay tiếng sóng thầm thì/ Hay tiếng của lòng cha từ một thời xa thẳm?/ Lần đầu tiên trước biển khơi vô tận/ Cha gặp lại mình trong ước mơ con.

 

Hai ca sĩ Hồng Nhung và Mỹ Linh cũng có mặt trong buổi biểu diễn hôm nay; họ cũng đi xem biểu diễn giao hưởng đường phố như bao khán giả khác.

 

Hôm nay là ngày nhà giáo Việt Nam 20. 11, nên học trò của violinist Trần Quang Duy đến tặng hoa cho thầy.

Trong dàn nhạc LUALA chắc chắn sẽ có những người thầy (dạy nhạc). Và tôi tin rằng họ đều là những giáo viên xuất sắc. Kính chúc các thầy giáo cô giáo một ngày 20/11 hạnh phúc!

 

*

Bài liên quan:

– “Tôi tin là khán giả sẽ hào hứng với LUALA concert”
– Buổi diễn thử của LUALA concert

– Nhật ký LUALA Concert: tiếng ồn từ nhà hát “mẹ”

– LUALA Concert: Vâng, nhạc cổ điển,nhưng nghe trên phố

– Nhật ký LUALA CONCERT tuần thứ 2: Đám cưới, hip-hop, và ngày nhà giáo

– LUALA Concert tuần thứ 3: Thiếu nhi nghiêm túc hơn người lớn

– LUALA concert tuần thứ 4: Họa sĩ xuất hiện. Ông Carlos trổ tài. Các bé “phục thù”

– LUALA concert tuần thứ 5: Nghe nhạc trong gió đông và chuẩn bị làm sắp đặt

– PHAN PHƯƠNG ĐÔNG: Chuẩn bị để “đi qua mùa đông”

– Treo tranh ngoài phố – cảm ơn các độc giả của SOI

– Nghệ thuật của hôm nay

– Khai mạc GIAO HƯỞNG MÀU SẮC tại khu 61 Lý Thái Tổ

– Tranh và giá tranh trong GIAO HƯỞNG MÀU SẮC

– LUALA concert tuần thứ 6: Vào mùa lễ hội, đón làng nhạc Then, họa sĩ đông vui

– Họp báo LUALA concert: Làm thương hiệu thế nào để cộng đồng cùng hưởng lợi

– LUALA concert tuần thứ 7: Khánh Thi tới thăm anh trai. Các cặp nghệ sĩ trổ tài. Trẻ em nhận quà Noel.

– Đợt treo tranh mới ở LUALA

– LUALA concert tuần thứ 8: Chúc mừng năm mới!!!

– LUALA CONCERT tuần thứ 9: Lạnh ơi là lạnh, dàn nhạc chơi bên cây nêu vàng

– LUALA concert tuần thứ 10: Sinh nhật Xuân Huy. Tạm biệt, và hẹn gặp lại

Ý kiến - Thảo luận

22:09 Wednesday,23.11.2011 Đăng bởi:  VỸ CẦM TÍM
@VN-VN86: đúng đấy, mình ngớ ngẩn quá... Nhưng từ đây mình lại nghĩ, thế ai thì được hưởng chữ "công", ai hưởng chữ "sỹ". Thí dụ cùng chơi violin và chơi bản nhạc của một người khác viết, thì người chơi nhạc nào được gọi là "vỹ cầm công" và người chơi nhạc nào được gọi là "vỹ cầm sỹ"? Có lẽ là ở phẩm chất của người chơi? Theo VN-VN86 thì thế nào?
...xem tiếp
22:09 Wednesday,23.11.2011 Đăng bởi:  VỸ CẦM TÍM
@VN-VN86: đúng đấy, mình ngớ ngẩn quá... Nhưng từ đây mình lại nghĩ, thế ai thì được hưởng chữ "công", ai hưởng chữ "sỹ". Thí dụ cùng chơi violin và chơi bản nhạc của một người khác viết, thì người chơi nhạc nào được gọi là "vỹ cầm công" và người chơi nhạc nào được gọi là "vỹ cầm sỹ"? Có lẽ là ở phẩm chất của người chơi? Theo VN-VN86 thì thế nào?
Mình muốn hỏi thêm là nếu gọi vỹ cầm sỹ, dương cầm sỹ thì có gì sai không? (Tuy nhiên mình vẫn thích cách gọi như violinist Quang Duy đã nói: cứ gọi đúng nhạc cụ họ chơi). Nếu tiện thì VN-VN86 giải thích giùm mình với. Cảm ơn bạn. 
18:58 Wednesday,23.11.2011 Đăng bởi:  Em-co-y-kien
Ôi, xướng 1 cái tên làm sao lọt nhĩ dân làng nghệ ta cũng phiền nhề, hế hế hế:

Nghệ sĩ
Nghệ sĩ chính
Nghệ sĩ phó giáo sư tiến sĩ
Nghệ sĩ tự do
Nghệ sĩ nhà nước
Nghệ sĩ quốc tế
Nghệ sĩ cung đình
Nghệ sĩ nhân dân
Nghệ sĩ ưu tú
Nghệ sĩ bậc thầy
Nghệ sĩ đầu đàn
Nghệ sĩ dân gian
Nghệ sĩ đường phố
Nghệ sĩ đương đại
Nghệ sĩ biểu diễn
Ngh
...xem tiếp
18:58 Wednesday,23.11.2011 Đăng bởi:  Em-co-y-kien
Ôi, xướng 1 cái tên làm sao lọt nhĩ dân làng nghệ ta cũng phiền nhề, hế hế hế:

Nghệ sĩ
Nghệ sĩ chính
Nghệ sĩ phó giáo sư tiến sĩ
Nghệ sĩ tự do
Nghệ sĩ nhà nước
Nghệ sĩ quốc tế
Nghệ sĩ cung đình
Nghệ sĩ nhân dân
Nghệ sĩ ưu tú
Nghệ sĩ bậc thầy
Nghệ sĩ đầu đàn
Nghệ sĩ dân gian
Nghệ sĩ đường phố
Nghệ sĩ đương đại
Nghệ sĩ biểu diễn
Nghệ sĩ sáng tác
Nghệ sĩ cây nhà lá vườn
Nghệ sĩ tại gia
Nghệ sĩ gạo cội
Nghệ sĩ khủng
Nghệ sĩ hàng đầu
Nghệ sĩ đàn anh
Quái kiệt
Nghệ nhân
Nghệ nhân bàn tay vàng


Nhạc sĩ
Nhạc sư
Nhạc gia
Nhạc công
Nhạc phụ
Nhạc mẫu
Nhạc bất quần


Hoạ sĩ
Hoạ sư
Hoạ viên
Hoạ sĩ bậc thầy
Hoạ gia
Hoạ công
Hoạ sĩ cung đình
Hoạ sĩ tự do
Đại họa gia
Danh hoạ
Đại danh hoạ


Violist
Vĩ cầm thủ
Vĩ công
Vĩ nhân
Nhạc công vĩ cầm
Nghệ sĩ vĩ cầm
Nghệ sĩ kéo đàn vĩ cầm
Danh cầm vi-ô-lông
Nghệ sĩ độc tấu nhị tây
... 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Phê bình: siêu nghệ thuật?

John Ryan Recabar – Hồ Như Mai dịch

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả