Nghệ sĩ Việt Nam

Nghệ thuật của hôm nay18. 12. 11 - 4:38 pm

Phan Phương Đông

Điêu khắc gia Phan Phương Đông và violinis Xuân Huy trong cuộc họp báo chiều 17. 12. 2011 nhân mở đầu LUALA concert mùa lễ hội và ra mắt tác phẩm sắp đặt mới “Đi qua mùa đông”

Chúng ta từng bước tiến vào thế kỉ hai mốt cùng những điều kiện mới tạo ra như toàn cầu hóa, cách mạng hóa về điện tử và thông tin liên lạc đã làm lu mờ những khái niệm cũ về những khác biệt không gian địa lí giữa các quốc gia, giữa các ngành nghệ thuật, giữa nghệ thuật và cuộc sống, truyền thống và hiện đại, chính thống và đại chúng, chính trị và văn hóa…Nghệ thuật khác nhau bổ sung cho nhau khiến nó ngày càng phong phú, nghệ thuật luôn được định nghĩa lại và mở rộng, trở nên đa nghĩa, đa tầng, đa dạng, đa chiều, đa lãnh vực…ví dụ nghệ thuật điêu khắc hay hội họa không còn là duy nhất và khu biệt, không gian hai và ba chiều của tranh và tượng nhường chỗ cho tổ hợp không gian thẩm mĩ phức tạp hơn gồm nhiều loại hình như kiến trúc, ánh sáng, video, trình diễn và người xem có thể tương tác trong đó…cũng giống thông tin và thiết bị thông tin giờ đây được số hóa và mang cả chức năng truyền thông cùng với hệ điều hành mã nguồn mở gồm vô số những tiện ích miễn phí giúp đông đảo người dùng có thể tiếp cận dễ dàng.

Nghệ thuật phát triển và phổ biến ở tầm mức toàn cầu hóa bao nhiêu đòi hỏi sáng tạo mang đậm tính cá nhân, tự phát và khám phá bấy nhiêu, trong đó tính dân tộc xem như mã văn hóa riêng biệt được mặc định, người ta khuyến khích nghệ sĩ đồng thời cũng là những trí thức với quan điểm và tư duy độc lập, có trí óc nhạy bén, tự nguyện từ bỏ những định kiến trước đó, đi cùng với cuộc sống, phản ánh được những vấn đề của cuộc sống, đến với đời sống một cách tự nhiên, có tri thức và khả năng diễn đạt, hướng dẫn công chúng, với những ý tưởng từ mặt đất xây lên chứ không phải từ trên trời rơi xuống; nghệ thuật không còn hiểu như một hoạt động độc lập mà chịu nhiều ảnh hưởng từ những tác động của các yếu tố bên ngoài.

Thay đổi luôn là nhu cầu của người làm sáng tác, những tác phẩm có thể hay hoặc dở hơn nhưng chắc chắn ngày hôm nay phải khác ngày hôm qua, có đi sẽ có thấy, có làm sẽ có thêm trải nghiệm cho bản thân, cùng với cá tính và văn hóa sẽ góp phần giải phóng thị giác.

Xuất phát từ nền kinh tế tri thức với nền sản xuất những vật thể phi trọng lượng sẽ dần thay thế cho vật thể có trọng lượng, nghệ thuật đề cao những giá trị về tinh thần, loại bỏ hình thức mĩ học cầu kì, tốn kém; chú trọng khả năng nhận biết, chọn lựa các giải pháp mang tính thực tế và tương tác cao như trào lưu nghệ thuật xanh dùng những vật liệu phế thải hay tái chế để làm ra những tác phẩm nghệ thuật có giá trị đề cập đến những vấn đề nhậy cảm…

Nghệ thuật hiện đại cùng với ý thức hệ cứng nhắc, độc đoán và mang tính áp đặt thực sự chấm dứt. Nghệ thuật hậu hiện đại phần nào giải quyết được những khủng hoảng của nghệ thuật hiện đại như chú ý đến dục năng cá nhân, tính chất tương đối và hoài nghi với sự thật và cái đẹp, xóa bỏ ranh giới giữa các thể loại, hình thức thay cho nội dung… với nhiều lí thuyết hơn nhưng cũng ít nghệ thuật hơn và cũng chỉ là giai đoạn quá độ.

Nghệ thuật sau hậu hiện đại tập hợp và vận dụng những gì được xem là tích cực trước đó và tiếp tục phát triển nó nhưng trong một thế giới phức tạp và thách thức hơn bao giờ hết; nghệ thuật tưởng như đơn giản hơn nhưng thật ra là phức tạp và khó nắm bắt hơn. Nghệ thuật sau hậu hiện đại khẳng định sự tồn tại và giá trị của cái đẹp, nó vượi qua giới hạn của không gian, thời gian và không ngừng thay đổi, thực hành nghệ thuật không còn là ở đâu, thể loại nào mà cái cần quan tâm là hiệu quả cuối cùng mang lại điều gì tốt đẹp. Nghệ thuật ngày càng được xã hội hóa, nhà bảo trợ cho nghệ thuật chính là có thêm nhiều người yêu thích và đến với nghệ thuật để nghệ thuật trở nên nghệ thuật hơn.

Điêu khắc gia Phan Phương Đông và chủ tịch DX – Đỗ Ngọc Minh trong lễ khai mạc LUALA concert mùa lễ hội và triển lãm, sắp đặt ngoài trời.


Sắp đặt “Đi qua mùa đông” (trên cao) và cây thông Noel của Phan Phương Đông, cùng tranh bày bên dưới của bốn họa sĩ trẻ Hà Nội, tại khu 61 Lý Thái Tổ

 

*

Bài liên quan:

– “Tôi tin là khán giả sẽ hào hứng với LUALA concert”
– Buổi diễn thử của LUALA concert

– Nhật ký LUALA Concert: tiếng ồn từ nhà hát “mẹ”

– LUALA Concert: Vâng, nhạc cổ điển,nhưng nghe trên phố

– Nhật ký LUALA CONCERT tuần thứ 2: Đám cưới, hip-hop, và ngày nhà giáo

– LUALA Concert tuần thứ 3: Thiếu nhi nghiêm túc hơn người lớn

– LUALA concert tuần thứ 4: Họa sĩ xuất hiện. Ông Carlos trổ tài. Các bé “phục thù”

– LUALA concert tuần thứ 5: Nghe nhạc trong gió đông và chuẩn bị làm sắp đặt

– PHAN PHƯƠNG ĐÔNG: Chuẩn bị để “đi qua mùa đông”
– Treo tranh ngoài phố – cảm ơn các độc giả của SOI

– Nghệ thuật của hôm nay

– Khai mạc GIAO HƯỞNG MÀU SẮC tại khu 61 Lý Thái Tổ

– Tranh và giá tranh trong GIAO HƯỞNG MÀU SẮC

– LUALA concert tuần thứ 6: Vào mùa lễ hội, đón làng nhạc Then, họa sĩ đông vui

– Họp báo LUALA concert: Làm thương hiệu thế nào để cộng đồng cùng hưởng lợi

– LUALA concert tuần thứ 7: Khánh Thi tới thăm anh trai. Các cặp nghệ sĩ trổ tài. Trẻ em nhận quà Noel.

– Đợt treo tranh mới ở LUALA

Ý kiến - Thảo luận

8:57 Monday,19.12.2011 Đăng bởi:  Ớt
Có mấy con hươu điện trong đám hoa không biết có nằm trong tổng thể này không ? há há
...xem tiếp
8:57 Monday,19.12.2011 Đăng bởi:  Ớt
Có mấy con hươu điện trong đám hoa không biết có nằm trong tổng thể này không ? há há 
0:52 Monday,19.12.2011 Đăng bởi:  thợ vẽ Sài thành
Đọc bài của Phương Đông mà thấy nói dữ quá, một cái cái bài ngắn có chút tẻo mà nói suốt từ “hiện đại” cho tới “hậu hiện đại” tuốt luốt tới “sau hậu hiện đại”. Rồi cái sau hay hơn cái trước như lịch sử phát triển nhân loại, hổng biết nói để làm gì cái điều như chân lý đấy.
Điều được ca ngợi như: “Nghệ thuật sau hậu hiện đại khẳn
...xem tiếp
0:52 Monday,19.12.2011 Đăng bởi:  thợ vẽ Sài thành
Đọc bài của Phương Đông mà thấy nói dữ quá, một cái cái bài ngắn có chút tẻo mà nói suốt từ “hiện đại” cho tới “hậu hiện đại” tuốt luốt tới “sau hậu hiện đại”. Rồi cái sau hay hơn cái trước như lịch sử phát triển nhân loại, hổng biết nói để làm gì cái điều như chân lý đấy.
Điều được ca ngợi như: “Nghệ thuật sau hậu hiện đại khẳng định sự tồn tại và giá trị của cái đẹp, nó vượi qua giới hạn của không gian, thời gian và không ngừng thay đổi, thực hành nghệ thuật không còn là ở đâu, thể loại nào mà cái cần quan tâm là hiệu quả cuối cùng mang lại điều gì tốt đẹp” câu này đem ra áp dụng ở giai đoạn nào trong lịch sử mỹ thuật cũng đúng cả. Cớ gì cứ phải sau hậu hiện đại. Ở xứ Nam ta, lúc nào thì là hiện đại, lúc nào thì hậu hiện đại, lúc nào là sau hậu hiện đại có mốc rõ ràng không? Khác nhau như thế nào? Đố ai trả lời được. Biết chết liền! Thiết nghĩ làm nghệ thuật đâu phải là mốt chơi xế, đời hậu hiện đại “ngon” hơn hiện đại, dứt khoát "sau hậu hiện đại" còn ngon cơm hơn nữa. Hổng biết tác phẩm của ảnh ở đời nào… 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Bàn về gái đẹp

Phó Đức Tùng

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả

CMT mới nhất

» Xem tiếp