|
|
|
|||||||||||||
Chính trịEm kể chuyện này: Triều Tiên – gạo Mỹ chống Mỹ 29. 12. 12 - 8:21 amAnh Gấu Phạm
Cảm ơn các bác đã cho ý kiến. Em xin lỗi vì việc nước bận nhiều nhưng chủ yếu là do vì chênh lệch thời gian nên em để các bác phải chờ ý kiến của em hơi lâu. Em sẽ tập trung thảo luận ở ba mảng chính: Bán đảo Triều Tiên, vai trò của Mỹ ở đó và nói chung, và góc nhìn của người Việt Nam mình. Trong số người Việt Nam mình cũng có sự khác biệt về góc nhìn do xuất thân khác nhau. Đa số các bác theo em hiểu đều đang ở Việt Nam và vì thế mặc dù có đi nước ngoài công cán, chơi bời nhiều hay rất nhiều thì vẫn có một cái nhìn địa phương là chính. Cái nhìn địa phương này không phải là tốt hay xấu, nhưng có đặc điểm là do các đặc điểm biệt lệ của cái địa phương của chúng ta nên lăng kính quan sát có phần thiên vị và định kiến nên có khả năng cao là nhìn nhận một số vấn đề toàn cầu có lẽ chưa hoàn toàn chính xác. Tuy thế, là nghệ sỹ, các bác có sự nhạy cảm riêng cao hơn người thường, và cái gì các bác không hiểu được hoặc không biết được thì các bác có thể cảm thấy được. Các bác có lẽ không phân tích được rạch ròi cái gì đúng, cái gì sai, cái gì phải, cái gì trái nhưng em tin là các bác có thể cảm thấy hết. Lời lẽ ngôn từ trong tranh luận như thế này vì thế là rào cản đối với nhiều bác ở đây diễn đạt ra những điều họ cảm thấy sáng rõ trong lòng, mà lại ếch nói ra được. Đối với các bác như thế, việc em làm chỉ là đưa ra cái khung phân tích với các chỉ tiêu tối ưu hóa rất phổ quát con người (sự tự do bao gồm cả tự do suy nghĩ, tự do bày tỏ, tự do sáng tạo, v.v, sự hạnh phúc cả về vật chất và tinh thần, sự từ thiện, sự công bằng, nhân phẩm, tự trọng, lòng tốt v.v) và việc tối ưu hóa đó phải xảy ra trong một thời gian hữu hạn, cụ thể là trong chính đời này, kiếp này, ngay bây giờ. Những thứ như thế này thường rất khó định lượng hay kể cả định tính, nhưng rõ ràng là người ta có thể cảm thấy rất rõ nếu không có nhiều nhiễu loạn thông tin. Cái “nếu” này là cái “nếu” rất to trong những tình huống có định hướng. Nhưng ngay cả trong những tình huống có định hướng thì nhiều cái tốt vẫn như ánh mặt trời lách mây đen mà chui ra được để đến với tim mình. (Em chiều chuộng Soi nên mới bỏ thời gian ra nói lảm nhảm những điều hoa mỹ, các bác đừng chu mỏ vội nhé). Nói tóm lại cho đoạn trên là em có kỳ vọng cao đối với các bác nghệ sỹ ở đây, sự rung động của các bác trong những tình huống nào em hiểu cả, và em cũng hiểu cả những hạn chế của các bác, mà đa phần không phải là lỗi của các bác. Triều Tiên chỉ là lý do cho tranh luận chứ thực sự ra đây là sự va chạm của những quan điểm khác nhau về định hướng phát triển cho quê mình, nên đi đường nào, đi với ai, v.v và v.v. Do vị trí và vị thế của quê ta đều tương đối khiêm tốn, mình đi đâu làm gì đều cần phải tính đến người ngoài, nước khác, chứ còn nói thật ra vì lý do này hay khác thì nội lực của mình là chưa có. Quan điểm khác nhau về đi đâu, làm gì vì thế luôn khác nhau ở cái câu hỏi người ngoài nào, nước khác nào. Các bác trong nước có quan điểm riêng của các bác, ở đây em chỉ nói đến quan điểm của bác Tùng và quan điểm của em, tóm tắt mấu chốt lại là vai trò của Mỹ với tương lai của Việt Nam chứ còn Triều Tiên chẳng qua chỉ là cái bình phong cho thái độ. Bác Tùng với em xuất thân khác nhau, thụ hưởng những nền giáo dục ở các quốc gia khác nhau nên có quan điểm khác nhau là điều dễ hiểu. Tuy đều là các người toàn cầu, công dân thế giới này kia nhưng khả năng cao là chúng ta vẫn ăn cây nào rào cây nấy, bác có cái quan điểm ủng hộ châu Âu hay đúng hơn là nước Đức kỷ luật mạnh mẽ, nội lực sung mãn, bàn tay ta làm nên tất cả, có sức người sỏi đá cũng thành cơm. Em ủng hộ mặt duyên dáng, dẻo dai, linh hoạt của nước Mỹ Obama, cứng rắn dưới vẻ ngoài mềm mỏng, không cần lên gân nhưng phịch phát là phải chửa. Bác muốn Việt Nam huy động nội lực được như Triều Tiên, giấc mơ Phù Đổng vươn lên phóng vệ tinh vào vũ trụ, tự làm ra vũ khí hạt nhân, cương cường mạnh mẽ. Em thì muốn Việt Nam học cái sự linh hoạt của Mỹ, mở rộng doanh thương, hóa giải những điều chính trị trong đời sống không hô khẩu hiệu nữa, sống lấy vui vẻ hạnh phúc là chính, và kinh tế khá lên, có tiền rồi thì mới chăm chú nghệ thuật, văn học, khoa học, trở thành một công dân bình thường có của ăn của để, được học hành, được tôn trọng trong thế giới hiện đại, chả cần lên gân lên cốt bom đạn hạt nhân với ai. Bác nào đọc từ đầu chắc chắn đều thấy bác Tùng có một thái độ không vừa ý với Mỹ rất rõ ràng. Là người có nhiều kinh nghiệm làm việc với những người có định kiến ghét Mỹ sẵn em hiểu rằng thái độ của bác Tùng là do thiếu thông tin bên cạnh việc thiếu một góc nhìn tổng thể. Nói thế tất nhiên bác Tùng, một người đọc nhiều triết, sẽ bĩu môi bảo là cậu mới là thiếu thông tin. Em chỉ ra một ví dụ là bác nói rằng việc Mỹ cấm vận Triều Tiên làm đau khổ con người, nhưng bác lại không chỉ ra việc bao nhiêu năm nay Mỹ là nước đóng góp lương thực nhiều nhất nuôi Triều Tiên. Và Triều Tiên, điều này em biết, sử dụng lương thực Mỹ cho để nuôi dân đi nuôi lính là công cụ để gây hấn với Mỹ và đồng minh. Cái vòng luẩn quẩn này lỗi tại Mỹ hay tại Triều Tiên thì chúng ta sẽ cùng thảo luận ở đây. Em sẽ cố gắng cung cấp thêm thông tin để bác Tùng có một cái nhìn đầy đặn hơn, thông cảm hơn với Mỹ. Cái đất nước Mỹ này đúng thực là một sự kỳ lạ khó miêu tả trong một vài lời. Điều tiếng xấu của nó nhiều vô kể, bác Tùng đã kể và các bác chắc cũng đều biết. Em ở đây đã 15 năm và trước khi đến đây, ở Việt Nam, đã từng làm phiên dịch cho đại biện Mỹ đầu tiên ở Hà Nội (mà đồng chí Trần Lương chắc chắn có biết) và có thêm 5 năm nữa gắn bó với văn hóa này, nước này kể từ cái thời mới bập bõm tiếng Anh. Bằng đấy năm mà phải đến cách đây dăm năm em mới cảm thấy là em đủ hiểu về cái nước này để không còn cảm thấy mình ở nước ngoài. Ngoài ra có những hiểu biết quan trọng có thể ảnh hưởng tới niềm tin căn bản về nước này mà tới gần đây trong đầu em mới vỡ vạc ra. Ví dụ như tính tối cao tới mức thiêng liêng của Hiến pháp ở đất này phải tới bây giờ trong em mới bừng nắng hạ. Theo em, cái hình ảnh thu nhỏ của nước Mỹ chính xác nhất là hình ảnh những tỷ phú Mỹ vật vã bao năm chiến đấu để xây được gia sản sau đó cam kết hiến hết tài sản cho từ thiện. Bác Tùng đã chỉ ra các nét xấu của Mỹ, tính thực dụng của nó, tính ích kỷ của nó, nhưng đấy mới chỉ là một nửa của vấn đề. Cái mà em muốn chỉ ra chính là cái sự sẵn lòng làm từ thiện, đấu tranh vì tự do, làm giảm sự đau khổ, thấy sự bất bình chẳng tha, xóa kiếp nô lệ của người khác. Cái lãng mạn và cái hám lợi của Mỹ là hai mặt của đồng xu, luôn đan xen nhau, hòa quyện vào nhau, và phải được xem xét cùng nhau. Nếu phải chọn một mặt làm đại diện tiêu biểu thì em sẽ chọn mặt lãng mạn của Mỹ vì tới khi mọi thứ đã được làm và được nói xong (all is said and done) thì chúng ta chỉ còn lại những bằng chứng là các kết thúc có hậu của những nước đã được Mỹ giúp đỡ vươn lên thành cường quốc, như em đã kể Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, cựu thù Đức, Ý, vv. có ai vì chơi với Mỹ mà thành ra không phải kiếp con người không? Bác Tùng tất nhiên sẽ bảo Mỹ nó làm thế cuối cùng vì lợi của nó hết. Nói thế em vừa đồng ý – vì tất nhiên ai làm gì để rồi làm hại cho mình – nhưng vừa không đồng ý là ví dụ như với Nhật Bản, Hàn Quốc giờ thì Mỹ nó được lợi cái gì? Về kinh tế các bên đấu tranh với nhau rất mạnh mẽ. Về chính trị thì bác Tùng có thể nói là nó duy trì vị thế độc tôn quyền lực bá chủ toàn cầu của nó, kiềm chế Trung Quốc v.v. Nhưng mà kể cả là thế đi chăng nữa, giả sử như cuối cùng Mỹ thành công trong việc biến Triều Tiên thành Hàn Quốc, Trung Quốc thành Đài Loan, thì thế không phải là tốt hơn cho tất cả chúng ta sao? Cái kết cục có hậu như thế là cứu cánh của sự lãng mạn mang tên Mỹ. Triều Tiên, nói cho thẳng ra, là con rối trong tay Trung Quốc (và trước đây là cả Liên Xô). Mọi thành quả khoa học quân sự của Triều Tiên nếu không có Trung Quốc đều không có. Ngay cả bây giờ nếu Trung Quốc muốn thay đổi lãnh đạo, chế độ, và đường đi ở Triều Tiên thì họ có thể làm rất đơn giản. Những điều này tưởng như là sự ai cũng biết hời hợt thế nhưng nếu mọi người ngẫm nghĩ chút ít thì sẽ thấy với vai trò là quân bài trong tay Trung Quốc, là thứ để mua bán mặc cả, Triều Tiên không oai hùng tới mức như bác Tùng nói. Kiềm chế Triều Tiên chính là để hạn chế móng vuốt của con rồng Trung Hoa. Ngoài ra, Trung Quốc không có lợi gì trong việc Triều Tiên mở cửa và hòa hoãn. Cái khổ của Triều Tiên chính là sự phụ thuộc này vào Trung Quốc chứ không phải vì cấm vận của Mỹ và phương Tây.
Về cấm vận nói chung như một nguyên tắc thì chính bác Tùng chắc cũng đồng ý là ở cấp độ cá nhân thôi, nếu mình không chủ động tấn công thì mình cũng rất khó tạo điều kiện thuận lợi thêm vây thêm cánh cho một người luôn duy trì một thái độ chống mình. Bác có vẻ quá ghét Mỹ khi cho rằng chỉ có hoặc là chống Mỹ hoặc là làm nô lệ dưới chân Mỹ để hưởng cuộc đời tốt đẹp. Theo em hiểu thì điều này không đúng. Các quốc gia chỉ cần không duy trì thái độ chống Mỹ thì nó sẽ cư xử đàng hoàng trở lại. Các nước Nhật – Hàn giờ không ai có thể bảo là chư hầu, bị giật dây bởi Mỹ. Nước Miến Điện chỉ cần tỏ thái độ tích cực không chống Mỹ, không đàn áp người trong nước nữa thì Mỹ đưa tay ra bắt ngay. Nước Triều Tiên cũng thế thôi. Nếu Triều Tiên cởi mở, đầm ấm lên thì Mỹ chắc chắn không ngại giao tiếp và hỗ trợ. Và một nước Triều Tiên làm bạn với Mỹ sẽ có vị thế bình đẳng hơn nước Triều Tiên làm chư hầu Trung Quốc. Bác Tùng trích dẫn Chomsky về Cuba coi cấm vận Cuba là vô nhân đạo. Đồng ý là từ khi Liên Xô đổ thì đời dân Cuba khổ nhiều. Cấm vận Cuba là một hệ quả, một sự nối dài của chính sách Mỹ từ trước, và là một chính sách thì chắc chắn được rà xét liên tục. Hiệu quả của việc cấm vận Cuba tới giờ chỉ mang ý nghĩa tượng trưng vì Cuba với vị thế tiền đồn của Chủ nghĩa Xã hội giờ chỉ còn sống thoi thóp. Về chính sách chính thức tuy vẫn phải cấm vận và kiềm chế Cuba, Mỹ vẫn nhắm mắt bỏ qua cho đủ thứ tổ chức thiện nguyện cung cấp thuốc men vật dụng hàng trăm triệu đô cho Cuba mỗi năm, tức là về mặt nào đó dân Mỹ vẫn đang nuôi Cuba, tương tự như đang nuôi Bắc Triều Tiên, và một vài nơi khác. Mỹ tất nhiên không muốn thả Cuba ra để có một quốc gia thù địch ở cách nước mình 20 phút bay hay chưa đầy một giờ đi xe hơi. Nhưng Cuba có vẻ sẽ tự diễn biến được. * SOI: Tên bài do Soi đặt. Hình Soi tìm trên Internet. Hình thứ ba từ trên xuống của Patrick Chappatte, thứ tư từ trên xuống là của Heng. Hai hình đầu không rõ tác giả.
Ý kiến - Thảo luận
21:43
Friday,17.6.2016
Đăng bởi:
Hoàng
21:43
Friday,17.6.2016
Đăng bởi:
Hoàng
Xin phép em nói câu này, bác thớt viết này bài hơi cuồng Mỹ 1 tẹo :3
Nhiều thứ quá chả biết bắt đầu từ đâu, em nói từ cái dễ nhìn thấy nhất nhé, đấy là y tế của Cuba, xin lỗi bác chứ Cuba là quốc gia có nền y học phát triển nhất thế giới, khi Ebola bùng phát, Mỹ cử được mấy bác sĩ sang ? Riêng Cuba, họ cử hàng nghìn người đi đó bác, chẳng qua truyền thông phương Tây không đưa tin thôi
15:47
Monday,10.8.2015
Đăng bởi:
Lãng mạn không cách mệnh
"Cái lãng mạn và cái hám lợi của Mỹ là hai mặt của đồng xu, luôn đan xen nhau, hòa quyện vào nhau, và phải được xem xét cùng nhau" Em bị mắc cái bệnh lãng mạn nên bị bọn học cùng lớp chuyên ở Chu Văn AN nó bêu riếu đến tận gần đây, khi viết về những kỷ niệm một thời học sinh "rách cho thơm".
15:47
Monday,10.8.2015
Đăng bởi:
Lãng mạn không cách mệnh
"Cái lãng mạn và cái hám lợi của Mỹ là hai mặt của đồng xu, luôn đan xen nhau, hòa quyện vào nhau, và phải được xem xét cùng nhau" Em bị mắc cái bệnh lãng mạn nên bị bọn học cùng lớp chuyên ở Chu Văn AN nó bêu riếu đến tận gần đây, khi viết về những kỷ niệm một thời học sinh "rách cho thơm". Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
Nhiều thứ quá chả biết bắt đầu từ đâu, em nói từ cái dễ nhìn thấy nhất nhé, đấy là y tế của Cuba, xin lỗi bác chứ Cuba là quốc gia có nền y học phát triển nhất thế giới, khi Ebola bùng phát, Mỹ cử được mấy bác sĩ sang ? Riêng Cuba, họ cử hàng nghìn người đi đó bác, chẳng qua truyền thông
...xem tiếp