|
|
|
|||||||||||||
Ở Đâu - Làm GìTAY của Phạm Huy Thông đã vươn tới Sài Gòn 18. 10. 12 - 5:56 amThông tin từ Craig Thomas
TAY Khai mạc: 18g Thứ Bảy ngày 20. 10. 2012
“Phạm Huy Thông là nghệ sĩ thị giác Việt Nam có tác phẩm chuyên phê bình chính trị xã hội”. Đấy là lời miêu tả của anh, dường như mang tính chung chung nhưng thực ra lại nói lên rất nhiều về họa sĩ Thông với tính mới lạ thú vị trong tác phẩm mà anh đang thực hành, hơn là về bối cảnh hoạt động bị hạn chế. Thông kết hợp sự giáo dục độc đáo và nhiều tài năng đặc biệt có được, anh mang tất cả vào trong tranh. Nếu xét về mặt thời gian thì vẫn đúng khi gọi anh là họa sĩ “trẻ”, nhưng loạt tranh Tay rõ ràng là sản phẩn của một họa sĩ đã chín, sáng tác với sự tập trung cao độ về mục đích, kỹ năng và hoài bão. Thông sinh năm 1981 trong gia đình có bố mẹ là nhà báo. Họ thường tổ chức các cuộc tụ họp bạn bè, bao gồm những buổi bàn luận mở về các vấn đề chính trị, xã hội của thời đại. Họa sĩ cho biết chính sự tiếp xúc này với phong cách lập luận mở như thế từ những năm đầu đời là nhân tố tối quan trọng trong việc anh quyết định đưa các vấn đề chính trị xã hội vào nghệ thuật của mình. Sự khích lệ Thông nhận được từ bố mẹ anh, người Hà Nội, có phần thiên về tính không chính thống và phải cảnh giác với tính chính thống, khuyến khích lối suy nghĩ tự do, đóng góp lớn trong việc hình thành nên quan điểm độc lập, am hiểu và con mắt phê bình của anh. Thông quyết định thay thế gương mặt của các chủ thể trong loạt tranh Tay mới nhất của mình bằng những bàn tay một phần vì mong muốn biến chúng thành những con người có tính phổ quát, tương đồng. Xóa bỏ tính nhân diện của cá nhân, hay quốc tịch, loại trừ tiềm năng gây nhiễu của các nhân vật trong các tranh Tay, không có cá nhân nào cụ thể nào ở đây, tất cả đều có tính cách chung của con người. Chẳng có gì để căn cứ về hình dáng, nét xếch, hay đôi mắt để áp đặt cho những người không có gương mặt này một quốc tịch cụ thể – Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản hay Philippines. Bằng cách “làm biến mất gương mặt” các nhân vật trong tranh mình, Thông tìm kiếm nuôi dưỡng những điều kiện cho một cuộc đối thoại mở giữa người xem và tranh anh. Một trong những lý do anh chọn tay, theo quan niệm của anh, tay có khả năng biểu cảm độc đáo. Anh thấy hình dáng đôi tay con người có rất ít sự khác biệt giữa các cá nhân, nhưng lại có khả năng to lớn biểu hiện cung bậc cảm xúc – giận dữ, uy quyền, sợ hãi, hạnh phúc, và nhiều ý nghĩa khác bằng cách sử dụng các biểu tượng và điệu bộ. Tay là triển lãm tiếp theo sau triển lãm thành công loạt tranh Đồng bào của Thông (2009-2010), được xây dựng xoay quanh ý tưởng người Việt Nam tất cả đều sinh ra từ cùng một bọc trứng được kể trong truyền thuyết sáng tạo Nữ Thần Âu Cơ. Với cốt lõi xây dựng như thế, các tranh Đồng bào tập trung vào những vấn đề của người Việt Nam. Với loạt tranh Tay, những nhận định của anh đi từ cấp độ quốc gia đến khu vực, và trong nhiều trường hợp là phạm vi toàn cầu. Một vấn đề khu vực cũng tạo cảm hứng cho Thông và xuất hiện trong nhiều tác phẩm trong loạt tranh Tay của anh, là tranh chấp hiện nay giữa Trung Quốc và các quốc gia láng giềng khu vực Đông Nam Á về lãnh thổ các đảo khu vực biển Đông. Trong các tranh Giấc Mơ Lạ 1 và Giấc Mơ Lạ 2, Thông miêu tả những con tàu chiến khổng lồ với móng vuốt lớn, đang lao đi hùng dũng trong vùng biển giông bão, rẽ nước đầy đe dọa với các tàu đánh cá nhỏ khác bị mắc vào trên đường đi của nó. Anh muốn thể hiện sự đồng cảm với những cá nhân vô tội không thuộc phe nào trong cuộc tranh chấp, nhưng lại là những người đầu tiên phải trả giá cho sự thể hiện hung hãn của các quốc gia có liên quan. Cùng một mối lo cho số phận khốn khổ của những người dân thường, tranh Biển nặng miêu tả một người đàn ông “không có gương mặt” đang vác trên vai một chiến hạm nặng trịch. Ám chỉ gánh nặng đặt lên những người đóng thuế, họ thật ra chính là người phải trả chi phí cho các cuộc chạy đua vũ trang, vốn tiếp thêm nhiên liệu cho các cuộc tranh chấp ở biển Đông. Để nhấn mạnh ý trên, Thông đã viết tên nhiều con tàu, phi cơ, và hệ thống vũ khí liên quan lên trên tranh. Thông nói mình là người yêu nước nhưng tác phẩm của anh lại không có tính quốc gia chủ nghĩa. Nhân vật đang gồng mình trong Biển nặng có thể là người của bất kì nước nào tham gia cuộc tranh chấp đang tiếp diễn. Tất cả họ sẽ phải chi trả chi phí cho các cuộc chạy đua vũ trang bất kể họ có quốc tịch nào. tai game dien thoai truyen dam Thông cho thấy sự quan tâm và hiểu biết rộng của anh trong các tác phẩm Tay kỹ về ý tưởng và cách vẽ khi quyết định đưa vào tranh, trong vô số nhiều vấn đề khác, các vấn đề toàn cầu hóa, phương Tây hóa, chủ nghĩa tiêu dùng và viện trợ phát triển. Trong Tiền Ơi Về Đâu? cánh tay của một con chim bố to lớn đang móm tiền cho những cánh tay bé nhỏ đói ăn rướn dài ra của những chú chim non đang xếp hàng xung quanh một cái tổ chim. Thông đặt câu hỏi về sự tốt đẹp có tính hai mặt của viện trợ phát triển, tiến trình đem tiền đi tặng hay đầu tư vào một nước, nhìn có vẻ như thế, nhưng người ta thấy phần lớn tiền đó chảy ngược về nước viện trợ, cuối cùng chỉ còn những ảnh hưởng đáng nghi ngại đối với nước nhận viện trợ. Trong tranh, bàn tay phốp pháp giữ chặt lấy những tờ tiền mệnh giá lớn nhất, trong khi những nhúm nhỏ những đồng đô la mệnh giá nhỏ hơn được thả rơi xuống nhưng thật ra không tới được những bàn tay nhỏ bé túng thiếu đang khao khát giơ ra bắt lấy từ chiếc tổ chim. Là một người Hà Nội, Thông nói một cách ngưỡng mộ về họa sĩ Lê Quảng Hà, người tiên phong trong sử dụng nghệ thuật để truyền đạt các thông điệp quan trọng ở thế hệ trước Thông. Những họa sĩ đương đại lớn hơn Thông một chút như Nguyễn Mạnh Hùng và Hà Mạnh Thắng có khả năng nói về các vấn đề xã hội quan trọng theo phong cách riêng của mình cũng khơi gợi cảm hứng sáng tác cho anh. Anh cũng nói về ảnh hưởng của các họa sĩ đương đại Trung Quốc – chủ yếu là họa sĩ thuộc chủ nghĩa Hiện Thực Hoài Nghi Yue Minjun – lên tranh của mình. Cũng như Yue Minjun, Thông sử dụng tranh để bình luận các vấn đề chính trị xã hội quan trọng ở nước mình theo hướng mở và dí dỏm, nhưng ít giễu cợt hơn. Là một cây bút có văn phong mạch lạc, rõ ràng, Thông có cơ hội lên tiếng bảo vệ tranh mình trước những quy chụp của những ai cố gắng so sánh anh với tranh các họa sĩ khác. Như Thông lưu ý, những sự công kích như thế thường được hình thành trên những trùng hợp ngẫu nhiên thuộc bề ngoài, không nói lên được nội dung tác phẩm mà với anh đó là điều tối quan trọng. Tranh Thông nặng tính chủ nghĩa biểu tượng, và có nhiều những thông điệp đa tầng, không thể nhận rõ ra ngay tức thì. Thông muốn để phần lớn lại cho người xem tự phân tích và hiểu theo ý mình. Thông bình luận, đưa các sự kiện vào tranh cho mọi người xem nhưng anh cũng muốn họ tham gia đặt vấn đề về hiện trạng của chúng.
* Về họa sĩ Phạm Huy Thông, mời các bạn đọc thêm: – Khai mạc Đồng Bào – vẫn còn art talk!
** Bài liên quan: – TAY của Phạm Huy Thông đã vươn tới Sài Gòn
Ý kiến - Thảo luận
18:54
Tuesday,30.4.2013
Đăng bởi:
IQ ABC
18:54
Tuesday,30.4.2013
Đăng bởi:
IQ ABC
Nhân mấy ngày nghỉ lễ, ngồi trà đá với mấy sinh viên, có cậu nghiên cứu về đề tài liên quan đến bộ tranh Tay. Khi đưa cho IQ đọc thấy có đoạn như vậy, sợ là đã ghi nhầm ý của bạn Thông nên lên Soi xem lại bài. Mới thấy bác viết giới thiệu triển lãm mà hơi ẩu quá, nên còm men cho vui, cũng chẳng có ý gì. Còn vấn đề Thông đề cập lớn bé, hẳn nhiên người xem cũng tùy vào nhận thức riêng mà suy nghĩ. Cá nhân IQ cũng không ý kiến ý cò. Chúc Thông và Soi nghỉ lễ vui.
11:34
Monday,29.4.2013
Đăng bởi:
Phạm Huy Thông
Bạn IQ ABC nhận xét thật xác đáng. Vì cùng là 100USD thì tờ tiền to hay tiền nhỏ đều có mệnh giá như nhau. Chuyện này làm tớ liên tưởng tới câu hỏi mẹo một tấn bông và một tấn sắt bên nào nặng hơn. Không phàn nàn gì về nhận xét của bạn. Cám ơn.
11:34
Monday,29.4.2013
Đăng bởi:
Phạm Huy Thông
Bạn IQ ABC nhận xét thật xác đáng. Vì cùng là 100USD thì tờ tiền to hay tiền nhỏ đều có mệnh giá như nhau. Chuyện này làm tớ liên tưởng tới câu hỏi mẹo một tấn bông và một tấn sắt bên nào nặng hơn. Không phàn nàn gì về nhận xét của bạn. Cám ơn. Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
...xem tiếp