Nghệ sĩ thế giới

“Entartete Kunst” – Cuộc thanh trừng trong nghệ thuật 21. 06. 12 - 4:35 pm

Nguyễn Đình Đăng

Bìa cuốn hướng dẫn triển lãm.

 

Triển lãm Entartete Kunst (Nghệ thuật suy đồi) không phải là do các nghệ sĩ xin phép nhà nước Phát xít cho triển lãm (như có bạn đọc thắc mắc). Đây là một cuộc thanh trừng trong nghệ thuật.

Chính nhà nước độc tài phát-xít đã tổ chức triển lãm đó nhằm chế giễu và tiêu diệt uy tín của những sáng tạo nghệ thuật hiện đại không đi theo đường lối của Đảng Quốc gia Xã hội (Quốc Xã). Trong số các trường phái bị Đảng Quốc Xã chụp mũ suy đồi có
Biểu hiện (Expressionism), Lập Thể (Cubism), Dã Thú (Fauvism), Ấn Tượng (Impressionism), Siêu Thực (Surrealism), Dada, Bahaus, Khách quan Mới.

Trước đó, vào tháng 6 năm 1937, bộ trưởng Thông tin Tuyên truyền của Đức Quốc Xã Joseph Goebbels đã bổ nhiệm Adolf Ziegler – chủ tịch Hội đồng Mỹ thuật Nhà nước – làm chủ tịch một ủy ban 6 người có quyền ra lệnh tịch thu tất cả các tác phẩm bị cho là theo chủ nghĩa hiện đại, suy đồi, hay có âm mưu lật đổ chính quyền. Sau đó các tác phẩm này được công bố cho công chúng xem như một cuộc bêu riếu, đồng thời kích động tinh thần bài Do Thái mà Đảng Quốc Xã cho là đang xâm nhập văn hóa Đại Đức.

Kết quả của chiến dịch này là 5000 tác phẩm đã bị tịch thu, trong đó có cả các tác phẩm của Van Gogh, Picasso, Chagall, Ensor, Matisse, Archipenko.

Triển lãm Entartete Kunst công bố 650 tác phẩm trong số các tác phẩm bị tịch thu từ 32 bảo tàng của Đức. Triển lãm được khai mạc tại Munich ngày 19. 7. 1937 và kéo dài hơn 4 tháng, tới 30. 11. 1937, trước khi được đem đi bày tại các thành phố khác ở Đức và Áo. Đó thực sự là một cuộc đấu tố các nghệ sĩ hiện đại, để “đào tận gốc trốc tấn rễ” nghệ thuật modernism.

Tòa nhà nơi diễn ra triển lãm

 

Xếp hàng vào xem triển lãm

 

Các chú giải cho các tác phẩm và các phòng bày tác phẩm tại triển lãm này cũng nhằm “định hướng dư luận”, ví dụ

“Một sự sỉ nhục phụ nữ Đức”,

“Lý tưởng (của bọn nghệ sĩ này) là sự ngu độn và đĩ điếm”,

“Âm mưu phá hoại an ninh quốc gia”,

“Đến cả các chức sắc bảo tàng cũng từng coi thứ này là nghệ thuật của dân tộc Đức”,

v.v…

Trong phòng triển lãm.

 

Một góc trưng bày

Adolf Hitler và Adolf Ziegler (Chủ tịch Hội đồng Mỹ thuật nhà nước) tại triển lãm

 

Bộ trưởng bộ 4T (Thông tin Tuyên truyền) của Đức Quốc Xã J. Goebbels thăm triển lãm Entartete Kunst

Vài tuần sau triển lãm này, bộ trưởng Thông tin Tuyên truyền Joseph Goebbels đã ra lệnh mở một cuộc thanh lọc mới tại các sưu tập trên toàn nước Đức. Tổng cộng 16,558 tác phẩm đã bị tịch thu.

Sau chiến dịch này, các nghệ sĩ nào bị “dán mác” tiên phong đều bị liệt vào danh sách “kẻ thù của quốc gia”, đe dọa văn hóa dân tộc. Nhiều người trong số họ đã phải di tản. Ngay trước khi cuộc triển lãm nói trên khai mạc, một số họa sĩ như Max Bermann, Max Ernst, Paul Klee đã phải trốn ra nước ngoài. Còn họa sĩ Ernst Ludwig Kirchner sau đó đã tự sát tại Thụy Sĩ.

Ernst Ludwig Kirchner - "Tự họa như một người lính"

 

Những nghệ sĩ có tên trong “sổ đen” ở lại Đức đều bị cấm giảng dạy tại đại học, và là đối tượng bị theo dõi của Gestapo để canh chừng họ vi phạm lệnh cấm sáng tác. Một số họa sĩ người Do Thái bị bắt đưa vào các trại tập trung. Nữ họa sĩ Elfriede Lohse-Wächtler đã bị liệt vào loại bệnh nhân tâm thần và đã bị tiêm thuốc độc cho chết theo nghị định T4 (Aktion T4). Nghi định này buộc các bác sĩ phải tiêm thuốc giết những người nào bị liệt vào hạng vô phương cứu chữa.

Elfriede Lohse Wächtler - "Tự họa" (Người uống rượu absinth) 1931

 

Sau triển lãm nói trên, các tác phẩm bị đem ra đấu giá tại Thụy Sĩ. Một số bảo tàng và sưu tập tư nhân đã mua được một số tác phẩm này. Các tai to mặt lớn trong Đảng Quốc Xã đã chiếm hữu nhiều tác phẩm làm của riêng. Ví dụ Hermann Göring –  khi đó là toàn quyền đặc trách kế hoạch kinh tế 4 năm của Đức Quốc Xã – đã “bứng” 14 tác phẩm, trong đó có một bức của Van Gogh và một bức của Cézanne. Tháng 3 năm 1939 phòng Cứu hỏa Berlin đã đốt 4000 tác phẩm bị tịch thu và được đánh giá ít giá trị trên thị trường quốc tế lúc đó.

Đấu giá bức "Tự họa" của Van Gogh - một bức bị tịch thu. Người mua được là Dr. Frankfurter, giá bán được là $US 40.000. Buổi đấu giá diễn ra tại Gallerie Fisher, một nhà đấu giá ở Lucerne, Thụy Sĩ

Ý kiến - Thảo luận

10:04 Friday,22.6.2012 Đăng bởi:  Nguyễn Đình Đăng
@Em-có-ý-kiến

Một đường kink khác của đoạn phim nói trên, khuôn hình to hơn, có địa chỉ tại đây
http://vimeo.com/14256600

Với tuyên truyền rầm rộ, ban tổ chức triển lãm này chắc chờ đợi công chúng sẽ phản ứng mạnh mẽ, "lên án gắt gao nghệ thuật suy đồi". Nhưng điều này đã không xày ra, theo lời kể của vài nhân chứng sau này. Nếu có dăm ba "còm" mang tính x
...xem tiếp
10:04 Friday,22.6.2012 Đăng bởi:  Nguyễn Đình Đăng
@Em-có-ý-kiến

Một đường kink khác của đoạn phim nói trên, khuôn hình to hơn, có địa chỉ tại đây
http://vimeo.com/14256600

Với tuyên truyền rầm rộ, ban tổ chức triển lãm này chắc chờ đợi công chúng sẽ phản ứng mạnh mẽ, "lên án gắt gao nghệ thuật suy đồi". Nhưng điều này đã không xày ra, theo lời kể của vài nhân chứng sau này. Nếu có dăm ba "còm" mang tính xúc phạm thì các còm này cũng chỉ được đưa ra một cách kín đáo, dè dặt. Dĩ nhiên công chúng không ai dám lên tiếng nói trái đường lối của Đảng Quốc Xã vì sợ bị bỏ tù,

Theo tác giả P.K. Shuster trong, một sinh viên mỹ thuật, sau khi xem cả 2 triển lãm Nghệ thuât Đại Đức và Entartete Kunst đã mô tả rằng, khi xem các tác phẩm "đi đúng đường đanh" tại triển lãm Nghệ thuật Đại Đức, anh ta là có cảm giác chán chường và ngượng, còn khi xem Entartete Kunst, anh ta thấy kinh ngạc.

Riêng tại Munich, Entartete Kunst có hơn 2 triệu lượt người xem trong 4 tháng, tức trung bình gần 2 vạn người xem mỗi ngày, gấp đôi số người vào xem triển lãm Nghệ thuật Đại Đức diễn ra cùng lúc. Triển lãm Entartete Kunst sau đó đã được bày lưu động tại Berlin, Leipzig, Düsseldorf, Weimar, Halle, Vienna and Salzburg, tới tháng 4/1941 mới kết thúc. Tuy nhiên, số lượng và chất lượng tác phẩm khi bày tại các thành phố khác đã không cònh như ở Munich, vì một số tác phẩm đã bị phá hủy ngay sau khi triển lãm tại Munich kết thúc. Một số tác phẩm khác đã được thêm vào, v.v.

Một năm sau Entartete Kunst tại Munich, Hitler dường như thừa nhận đã đi sai nước cờ trong vụ này. Tại khai mạc triển lãm Mỹ thuật Đại Đức lần 2 vào năm 1938, Hitler nói:

"Rõ ràng các nghệ sĩ đã lẫn lộn hai cuộc triển lãm, triển lãm Mỹ thuật Đại Đức năm 1937, và triển lãm Mỹ thuật Suy đồi diễn ra đồng thởi. Vì vậy tôi quyết định cắt đứt, để nền nghệ thuật mới của Đức chỉ tập trung vào một nhiệm vụ và chỉ một nhiệm vụ mà thôi. Tôi sẽ bắt nó phải đi theo đường lối mà cách mạng Quốc Xã đã vạch ra cho sự sinh tồn của dân tộc ta. Ngày nay cũng như mọi khi, khó mà biết liệu chúng ta có các thiên tài nghệ thuật đang sống trong thời đại chúng ta hay không. Song, chắc chắn rằng chúng ta đã tạo điều kiện để thiên tài có thế nảy nở. Tôi nghĩ rằng năm qua đã tạo cho các nghệ sĩ nghiêm túc, trung thực, có tài năng trung bình một cơ hội.
0:54 Friday,22.6.2012 Đăng bởi:  Em-co-y-kien
"...một đoạn phim tài liệu quang cảnh bên trong triển lãm Entartete Kunst..."

Cám ơn chú Đăng chỉ cho đường link đoạn phim tư liệu sử đau-đớn của nền nghệ thuật thế zới.

Mới biết: zân Đức thủa nớ zù zưới ách phát-xít, zù biết chiển lãm nì chánh-[đao]-phủ muốn "tố-zác tính phản-động phản-nghệ-thuật (?) của những "tên" tiền-phong" mà zân chúng vẫn nượp-
...xem tiếp
0:54 Friday,22.6.2012 Đăng bởi:  Em-co-y-kien
"...một đoạn phim tài liệu quang cảnh bên trong triển lãm Entartete Kunst..."

Cám ơn chú Đăng chỉ cho đường link đoạn phim tư liệu sử đau-đớn của nền nghệ thuật thế zới.

Mới biết: zân Đức thủa nớ zù zưới ách phát-xít, zù biết chiển lãm nì chánh-[đao]-phủ muốn "tố-zác tính phản-động phản-nghệ-thuật (?) của những "tên" tiền-phong" mà zân chúng vẫn nượp-nượp đi xem và bên trong phòng chiển lãm mọi người thật chậm rãi chiêm ngưỡng, nghiêm cẩn, tôn trọng tác zả tác phẩm [bị treo-bày hơi bôi-bác] mà nỏ có thấy cảnh túm-5-tụm-3 há-há-hố-hố chỉ-chỉ-chỏ-chỏ ra điều khinh-lờn những tác-phẩm được/bị chọn bày ở chiển lãm nì.

Kẻ-sĩ ghê gớm ! 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả