|
|
|
|||||||||||||
Bàn luậnMột khát khao được treo trên tường nhà giàu 01. 05. 12 - 12:33 pmVũ (Canvas & Oil)
Không thể tin nổi là vào những năm tháng này, lại được đọc những dòng sau trong thông cáo báo chí của Craig Gallery về triển lãm “Những Kẻ Điên” của Bùi Thanh Tâm. Người ta có cảm giác đang đọc những đoạn xã luận đầy tính tuyên huấn của những tờ báo chính thống do nhà nước bao cấp vào những năm chưa Đổi Mới: – Tâm tin hiện tượng này (chủ nghĩa vật chất dư thừa mới) đang xói mòn những giá trị văn hóa truyền thống Việt – Đối với Tâm, những kẻ hợp mốt nhưng đầu rỗng này (tức tầng lớp nhà giàu mới nổi) là nô lệ cho chính những gu thẩm mỹ và sở thích mới được du nhập của chính mình. – Trong cuộc chạy đua theo lợi nhuận rất siêu tư bản đang diễn ra ở Việt Nam, họ (tức tầng lớp nhà giàu mới nổi) giống như những con rối nước bị điều khiển bởi những bàn tay vô hình ẩn dưới sự xa hoa, phô trương, nhưng cuối cùng chỉ là sự tồn tại vô nghĩa. – Những kẻ điên (tức tầng lớp nhà giàu mới nổi) trong tranh Tâm tìm kiếm Niết Bàn cho mình theo con đường ích kỉ và không xứng đáng. Mơ ước của họ là cuộc sống sa đọa xa xỉ. – Theo Tâm sẽ là lí tưởng nếu hòa hợp được tính truyền thống và hiện đại, cho phép đất nước phát triển và hưng thịnh, nhưng vẫn bảo tồn được những gì là bản sắc, độc đáo của Việt Nam. “Nếu chúng ta vẫn giữ được cái gốc văn hóa truyền thống Việt khi hiện đại hóa, theo tôi nghĩ con người Việt sẽ trong sáng và tốt đẹp hơn.”
* Rồi bây giờ xem tranh, xem “những kẻ điên”, những kẻ đầu rỗng, những kẻ xa hoa, phô trương, sống sa đọa, xa xỉ ấy được Tâm vẽ thế nào. Đó đa phần là phụ nữ, tất cả mặc áo dài dân tộc, ngồi ở sofa bọc hoa, có người đánh đàn, có kẻ đánh bài, có kẻ nuôi pet là một con kỳ nhông xanh, có kẻ bế con, có kẻ dạng chân, có kẻ khép đùi, có kẻ tất ren…
Thì sao nào? Cái gì chứng tỏ “những kẻ này” giàu? Ngồi ở sofa tức là giàu à? Chơi một nhạc cụ tức là giàu à? Mặc áo dài à? Thế các nàng tố nữ trong tứ bình xưa có phải “nhà giàu” không? Vậy còn cái gì chứng tỏ “những kẻ này” điên? Nằm chổng ngược đầu xuống đất ư? Bế con cởi truồng trong khi mình xiêm áo đầy đủ ư? Hay vẻ mặt mà theo lời giới thiệu là “nụ cười ngờ nghệch và đôi mắt nai ngây thơ”? Thế những bức ảnh chụp nông dân Việt Nam, cười ngờ nghệch trên cánh đồng và mắt cũng ngây thơ thì sao? Vì sao người nghèo thì được cười ngờ nghệch và ngây thơ, người giàu thì không? Và sa đọa? Cái gì để nói những nhân vật trong tranh này là sa đọa? Vì họ chơi bài à? Hay họ dạng chân hở quần lót? Hay vì họ đi tất ren? Tóm lại, ta không hiểu vì sao lại là “những kẻ điên”, vì sao lại là “giàu mới nổi”, vì sao lại là vô vàn tính từ miệt thị ở đây. Thoạt tiên, những tưởng đây chỉ là một sự ganh tị rất đặc trưng và truyền thống của những người nông dân Việt Nam: nhìn ghé qua lỗ khóa của nhà hàng xóm, chớp được những thứ rất bề nổi – những thứ ở nhà mình không có, như sập gụ, tủ chè, đàn dương cầm – và vu luôn người ta là địa chủ, rồi… đấu tố. Nhưng xem cả loạt tranh, kỹ hơn, ta thấy lộ ra hơn nỗi khát khao tiếp cận nhà giàu của họa sĩ, ở đây là Bùi Thanh Tâm. Hãy tưởng tượng, Tâm, như một anh họa sĩ đầy tham vọng, thông minh và kín đáo, mang theo giá vẽ, bảng màu, đến ngồi vẽ hàng giờ trong những phòng khách của các bà các cô. Dĩ nhiên, anh cũng được họ mời uống rượu cùng. Hãy nhìn xem, trông anh thật bẽn lẽn. Và anh trong bức tranh tự họa này, mới thực là con rối trong tay những kẻ mà anh nghĩ là giàu – một con rối cam chịu.
Và đây, đây mới là lúc quật cường của “người cày muốn có ruộng”: Tâm biến hình, mắt rực lửa, tuốt cưa – thứ vũ khí man rợ nhất (tương tự như cuốc của lính Pol Pot) chặt phăng những mặt nạ (mình vẫn phải mang), trên cái nền truyền thống, anh khởi nghĩa.
Tinh thần hừng hực lửa khởi nghĩa ấy theo Bùi Thanh Tâm đi suốt, từ tranh vẽ tới tận thông cáo báo chí của Craig Thomas Gallery. Quả là đáng sợ. Và càng đáng sợ khi nghe Bùi Thanh Tâm nói anh chọn Chủ nghĩa hiện thực hoài nghi của các họa sĩ Trung Quốc để mà chịu ảnh hưởng. Đó là những họa sĩ kiếm được nhiều tiền. * Sau một cuộc đánh chén theo đúng truyền thống nghệ sĩ nước ta, tức ăn những món xôi thịt và nhiều đạm và bàn về những định nghĩa thanh tao, nặng tính siêu hình, một người đưa ra kết luận mà đa phần những kẻ có mặt hôm ấy đều đồng ý: mục đích của tranh vẽ ra là để treo trên tường nhà kẻ khác. Đó là mục đích tối hậu. Mục đích tạm thời có thể là từ cảm hứng, từ thích vẽ, nhưng mục đích tối hậu là mi phải cút khỏi xưởng nhà ta ngay, càng sớm càng tốt, để đậu lên tường nhà kẻ khác. Những kẻ có đủ tiền để mua tranh. Gọi ngắn gọn là những kẻ giàu có. Tìm đến một thị trường chẳng có gì sai. Ai cũng biết gần như chẳng người nghèo nào ở Việt Nam mua được tranh, nếu đúng là tranh. Tranh là đồ xa xỉ, là thứ để người có tiền mua, tiền thật nhiều hay không thì không rõ, chỉ cần biết là dư tiền để mua tranh, và tường nhà đủ trống để treo tranh. Tìm đến thị trường, là tìm đến với người giàu. Giữa hàng nghìn họa sĩ, để người giàu ghé mắt tới, nhiều khi cũng cần chiến thuật. Hình như Tâm đang dùng chiến thuật: làm cho người giàu cáu, rồi người giàu đến xem, và người giàu mua. “Chúng nó điên mà,” ta thường kết luận như thế về những người giàu hơn ta. Nhưng cái chiến thuật này, nếu đúng, thì tội nghiệp. Thà rằng cứ vẽ chân dung, vẽ phong cảnh cho nhà giàu, những bức tranh còn cho ta quá giang tình yêu cuộc sống trong lúc vẽ. Còn những bức “kẻ điên” này, từ thông điệp, tới đích ngắm, trong lúc vẽ, họa sĩ đã phải mang một thái độ bực bõ, tiêu cực, đầy giễu cợt – lại là giễu cợt cái kẻ mình cần. Mình cần tiền nó. Mình cần tường nhà nó…
* NHỮNG KẺ ĐIÊN Khai mạc: 18h00 thứ Năm 26. 4. 2012 * Bài liên quan: – 26. 4: NHỮNG KẺ ĐIÊN – Tâm vẽ những người giàu mới nổi
Ý kiến - Thảo luận
1:52
Friday,4.5.2012
Đăng bởi:
nhũn não.
1:52
Friday,4.5.2012
Đăng bởi:
nhũn não.
Thật ra ở đây không bàn tranh của Tâm, vì tranh đó không có nhiều điều để bàn, về tư tưởng lẫn nội dung. Nhưng theo tôi giai đoạn này, hãy bàn về thế hệ trẻ làm nghệ thuật ra sao? Với đương dại hay mù màu của một thứ gọi là nghệ thuật?
23:55
Thursday,3.5.2012
Đăng bởi:
Vũ
Tiêu Kiệt nói: “bạn Canvas and Oil phân tích tác phẩm rất kỹ và viết cũng rất hay, tuy nhiên nghệ thuật không hề phức tạp như bạn nghĩ đâu mà đơn giản đó chỉ là thế giới nội tâm riêng của người họa sĩ mà thôi, vì thế người thưởng thức nên tôn trọng thế giới riêng đó của tác giả cũng như chính bản thân mình vậy.”
Nếu thế giới nội tâm riêng của tá ...xem tiếp
23:55
Thursday,3.5.2012
Đăng bởi:
Vũ
Tiêu Kiệt nói: “bạn Canvas and Oil phân tích tác phẩm rất kỹ và viết cũng rất hay, tuy nhiên nghệ thuật không hề phức tạp như bạn nghĩ đâu mà đơn giản đó chỉ là thế giới nội tâm riêng của người họa sĩ mà thôi, vì thế người thưởng thức nên tôn trọng thế giới riêng đó của tác giả cũng như chính bản thân mình vậy.”
Nếu thế giới nội tâm riêng của tác giả thì có hai lựa chọn: một là vẽ tranh và để ở nhà, riêng mình xem như xem nhật ký. Hai là mang ra trưng bày thì tức là phơi lòng ra trước thiên hạ, mời gọi thiên hạ diễn giải, khi đó đừng cấm người khác diễn giải xấu và vu đó là không tôn trọng. Tiêu Kiệt viết mâu thuẫn, trên vừa khen bài hay, dưới đã bảo viết kiểu cày cuốc. Thế nào là cày cuốc hả Tiêu Kiệt? Mong được nghe phân tích của Tiêu Kiệt cho nó mở mang đầu óc. Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
...xem tiếp