Gẫm & Bình

Kín người nghe tại buổi thuyết trình thú vị của họa sĩ Đức Hòa 29. 03. 12 - 4:10 pm

Bài: Anh Thư. Ảnh: Bùi Hoài Mai

 

.

 

Sáng thứ Tư ngày 28. 3. 2012, tại phòng lý thuyết trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam, họa sĩ Đức Hòa đã có buổi thuyết trình và chiếu hình rất hữu ích về Quy tắc chia đôi và quy tắc chia 3 trong luật Bố cục của phương Tây đã được áp dụng trong nhiều lĩnh vực từ hội họa, điêu khắc, điện ảnh, nhiếp ảnh cho đến quảng cáo.

Họa sĩ Lê Văn Sửu giới thiệu đề tài nói chuyện của họa sĩ Đức Hòa

 

Là một họa sĩ đã từng được tham dự những khóa học về luật bố cục tại trường nghệ thuật Pháp, lại có một niềm đam mê nghiên cứu, cộng thêm một nền tảng kiến thức rộng và khả năng diễn giải các vấn đề mạch lạc, khoa học, Đức Hòa đã làm nên một buổi nói chuyện đầy thuyết phục.

Phòng lý thuyết trường Yết Kiêu chật cứng người nghe, không đủ cả nghế ngồi.


Rất nhiều người đã phải đứng nghe

 

Chọn hai phần quan trọng trong 16 chương, tức là 16 vấn đề lớn của nghệ thuật Bố cục mà người phương Tây đã dày công tổng kết từ cuốn Nghệ thuật bố cục và khuôn hình dành cho Hội họa, Nhiếp ảnh, Tranh truyện và Quảng cáo, nay vì yêu thích mà họa sĩ Đức Hòa tự dịch để thuyết trình là một cách chọn vấn đề rất sát sườn và chi tiết.

Bìa cuốn sách về luật bố cục

 

Hai phần này bổ sung thêm cho những phần còn chưa được đề cập đến trong hai cuốn giáo trình có giá trị về bố cục rất cần thiết cho việc giảng dạy Mỹ thuật ở Việt Nam là cuốn Giáo trình Bố cục của thầy Đặng Quý Khoa biên soạn năm 1992 và cuốn Giáo trình Bố cục của thầy Đàm Luyện, năm 2004; đồng thời cũng đặt ra vấn đề cần tái bản và hoàn chỉnh thêm giáo trình về bố cục của trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam.

Các quy tắc chia đôi, chia ba đã được họa sĩ Đức Hòa trình bày và dẫn chứng rất cụ thể, rõ ràng, sinh động biểu hiện từ những tác phẩm nghệ thuật Nguyên thủy, Cổ đại, Trung Cổ cho đến khi nó thực sự được nghiên cứu, tổng kết thành công thức, những luật lệ, những tỉ lệ vàng trong nghệ thuật bố cục bắt đầu từ thời Phục Hưng với vai trò của thiên tài Leonardo de Vinci và thực sự sáng tạo trong các tác phẩm của các bậc thầy nổi tiếng của các trường phái nghệ thuật hiện đại như Hiện thực, Ấn tượng, Lập thể, Siêu thực…

Một số quy tắc chia hai trong luật bố cục:

.

 

Một số quy tắc chia ba trong luật bố cục:

.


.


.

 

Một số hình minh họa trong buổi nói chuyện:

Bố cục trong tranh của Modigliani


Bố cục tranh Mẹ Nông dân


Bố cục trong tranh của Millet


Bố cục khung hình trong phim “Danh sách của ông Schiller”


Bố cục trong một bức ảnh quảng cáo của Coca-Cola

 

Cách chọn tác phẩm, sử dụng kỹ thuật vi tính để minh họa cùng cách diễn giải cụ thể, phong phú, chính xác về lượng thông tin, sinh động trong các câu chuyện là ưu điểm trong buổi nói chuyện.

Vì có nhiều năm đi dạy nên họa sĩ Đức Hòa rất biết cách làm cho thuyết trình trở nên dí dỏm. Với bức tranh này, Đức Hòa dịch là “Có đi bộ đội không thì bảo”.

 

Phần trao đổi, trả lời thắc mắc của người nghe tuy không sôi động nhưng cũng khá lý thú, bởi có lẽ phần trình bày của họa sĩ Đức Hòa đã quá rõ ràng, đầy đủ.

Họa sĩ Đức Hòa nghe thắc mắc của các bạn sinh viên


Họa sĩ Đức Hòa hào hứng trả lời cử tọa

 

Kế là thầy Đặng Quý Khoa trình bày; thầy nói, thực ra ở Phương Đông tuy không đặt ra một cách cụ thể nhưng các cách chia từ một cho đến năm trong bố cục mang ý nghĩa triết học đã được biểu hiện trong các tác phẩm hội họa, điển hình là tác phẩm Năm quả hồng

Thầy Đặng Quý Khoa nói về luật bố cục của phương Đông.

 

Những câu hỏi khá thú vị: thí dụ, phần minh họa của Đức Hòa chỉ lấy những tác phẩm của các họa sĩ nổi tiếng thế giới để minh họa mà không có những tác phẩm của các họa sĩ tên tuổi của trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, có phải vì các họa sĩ không quan tâm đến những luật bố cục này, dù đã được đào tạo bởi những họa sĩ đến từ Pháp – cái nôi của mỹ thuật thế giới? Trong tác phẩm Marat bị ám sát, tại sao tác giả lại sử dụng luật chia đôi mà không dùng luật chia ba để diễn tả tạo một khoảng trống biểu hiện cho cái chết vô nghĩa…

Họa sĩ Mai Duy Minh lên thắc mắc về bố cục trong bức tranh của David.


Jacques Louis David – “The Death of Marat” (Cái chết của Marat – 1793)

 

Cuối cùng thầy Lê Văn Sửu đã có phần trả lời về chương trình đào tạo, về môn học bố cục trong trường cho câu hỏi của sinh viên về lộ trình nào để sinh viên mỹ thuật có thể tiếp cận sâu hơn với những lý thuyết bố cục.

Họa sĩ Lê Văn Sửu tổng kết buổi nói chuyện. Họa sĩ cũng nhắc nhở sinh viên hình như các bạn chưa chú ý nhiều đến lý thuyết mặc dù trường cũng có giáo trình.

 

Nhà điêu khắc Mai Thu Vân muốn họa sĩ Đức Hòa có thêm buổi nói chuyện về khoảng đặc và rỗng trong nghệ thuật điêu khắc.

Có thể nói những buổi thuyết trình mang tính nghiêm túc, khoa học, công phu như vậy thực sự hữu ích với sinh viên, giảng viên cũng như những nhà nghiên cứu Mỹ thuật. Cần có thêm nhiều hơn nữa những buổi sinh hoạt khoa học như vậy trong một môi trường nghệ thuật như trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam.

 

*

Bài liên quan:

– Dại gì mà không đi nghe: Họa sĩ Đức Hòa nói chuyện về quy tắc chia 2, chia 3 trong bố cục
– Kín người nghe tại buổi thuyết trình thú vị của họa sĩ Đức Hòa

– Bàn về tỉ lệ vàng và khoảng trống trong tranh

– Trà đá vỉa hè sau buổi nói chuyện của họa sĩ Đức Hòa

 

 

Ý kiến - Thảo luận

11:15 Wednesday,30.9.2015 Đăng bởi:  Đỗ Thị Mỹ Duyên
Chị Lê Anh có thể đến tiệm photocopy Duyên Anh cách Ủy ban nhân dân quận Bình Thạnh khoảng 30m. Giá khoảng 30k
...xem tiếp
11:15 Wednesday,30.9.2015 Đăng bởi:  Đỗ Thị Mỹ Duyên
Chị Lê Anh có thể đến tiệm photocopy Duyên Anh cách Ủy ban nhân dân quận Bình Thạnh khoảng 30m. Giá khoảng 30k 
16:39 Sunday,23.11.2014 Đăng bởi:  Nguyễn Thị Lê Anh
tôi là Leanh, ở Sài Gòn, rất mong được đọc cuốn sách của họa sĩ Đức Hòa.
xin cảm ơn họa sĩ hoặc bất cứ bạn nào giúp đỡ.
...xem tiếp
16:39 Sunday,23.11.2014 Đăng bởi:  Nguyễn Thị Lê Anh
tôi là Leanh, ở Sài Gòn, rất mong được đọc cuốn sách của họa sĩ Đức Hòa.
xin cảm ơn họa sĩ hoặc bất cứ bạn nào giúp đỡ. 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả