Nghệ sĩ Việt Nam

Triển lãm CHINH LÊ: Đẹp và tha hồ ngẫm nghĩ 23. 11. 11 - 6:39 am

Bài: Xuân Triết - Ảnh: Xuân Triết & Phan Nhật

 

.

 

TRIỂN LÃM CHINH LÊ
250 tượng đồng (từ 50 mẫu) của Chinh Lê

Khai mạc: 19g thứ Bảy ngày 19. 11. 2011
Từ 19. 11 đến 5. 12. 2011
Tại Eight Gallery (mở cửa thứ Ba đến Chủ nhật, đóng cửa thứ Hai)
Tòa nhà Lafayette, số 8 Phùng Khắc Khoan, Q.1, Tp.HCM

 

Dù còn khá sớm, nhưng gallery đã có khách. Thật ra, đi dự triển lãm nghệ thuật đi sớm là tốt nhất, vừa được ngắm tác phẩm thoải mái, vừa được hỏi chuyện tác giả.

Chị Chinh Lê trong chiếc áo dài trắng nền nã, đang giải thích ý tưởng của tác phẩm “Cảm nhận”. Vị khách này xem rất kỹ từng tác phẩm, và đặc biệt thích tác phẩm “Cảm nhận” từ khi xem thông tin trên mạng. Anh đến sớm để được xem tận mắt và có những trải nghiệm sâu hơn.

Tác phẩm “Cảm nhận”, 2011, đồng, 6 x 7 x 14cm. Xin lỗi trong bài này sẽ không đưa nhiều hình tác phẩm lên, vì khi chụp, chất đồng đã bị mất, vẻ đẹp của tượng cũng đã giảm đi rất nhiều. Các bạn đến tận nơi xem vậy nhé.

Trong gallery, các tác phẩm được trưng bày trên các bục sơn trắng.

Tác phẩm được đặt cả trên bàn tiếp khách. Tại đây có bày cuốn catalogue để khách lấy về? Trong sách, ngoài những hình chụp tác phẩm của Chinh Lê, còn có những bài thơ từ những dòng tin nhắn trao đổi của chị với một người bạn trong quá trình làm bộ tượng này.

Tượng được sắp thành bộ, nghe nói cũng bán thành bộ. Trong hình là "Nắng", 2011, đồng, 7 x 14 x 19cm.

"Mưa", 2011, đồng, 11 x 10 x 22cm.

“Sáng chiều”, 2011, đồng, 6 x 15 x 11 cm

Có thể chọn xem tượng không đọc sách, hay vừa xem tượng vừa đọc sách. Ngoài điêu khắc, họa sĩ, Chinh Lê còn là một nhà thơ. Chị không viết statement mà chọn thơ để nói thay những cảm xúc khi sáng tác.

Khách đến đã khá đông. Gallery nằm ngay trên đường khá trung tâm nên cũng tiện.

Chị Hương vợ anh Trần Hậu Tuấn (chủ nhân Eight gallery) và họa sĩ Lại Văn Việt đang xem tác phẩm.

Họa sỹ Mai Sa (vợ họa sỹ Trần Văn Thảo) chụp cùng Chinh Lê. (Ảnh: Phan Nhật)

Họa sỹ Nguyễn Sơn. Anh vừa có triển lãm “Tạm dừng” ở Himiko Café. (Ảnh: Phan Nhật)

Nhà phê bình Nguyên Hưng (áo xám) đang chụp hình.

Nhà điêu khắc Phan Phương Đông (chồng chị Chinh Lê), anh Hùng (nhân viên phòng tranh, áo vest) đang xem tượng cùng hai vị khách. (Ảnh: Phan Nhật)

Họa sĩ, nhà phê bình Nguyễn Quân đến sớm và xem kỹ.

Nhà điêu khắc Nguyễn Hải Nguyễn (anh trai chị Chinh Lê) tranh thủ chụp ảnh với cô em gái.

Họa sỹ Viết Ngọc. Ông rất thích triển lãm, đi xem hết lượt thì lại trò chuyện cùng tác giả. (Ảnh: Phan Nhật)

Chinh Lê chụp ảnh cùng gia đình: cha - nhà điêu khắc Nguyễn Hải (đội nón), mẹ - nhà điêu khắc Lê Thị Chinh, anh trai - nhà điêu khắc Nguyễn Hải Nguyễn, chồng – nhà điêu khắc Phan Phương Đông và con, cháu trong nhà.

Đúng 19g, anh Trần Hậu Tuấn (chủ gallery) mời mọi người tập trung lại để khai mạc triển lãm. Chọn giờ khai mạc trễ (19g) cũng có cái hay: mọi người sẽ đến sớm và khai mạc sẽ đúng giờ. Trước hết anh cảm ơn mọi người đã dành thời gian quý báu đến xem triển lãm của Chinh Lê. Với những tác phẩm hình đầu 12 con giáp, bộ sưu tập tượng vừa mang tính truyền thống nhưng lại rất thực tế, với những hoạt động thường nhật, các tác phẩm tượng đối thoại với nhau và với người xem. Mỗi người có thể có một chìa khóa riêng để mở cánh cửa giao tiếp với tác phẩm…

Nhà phê bình Nguyễn Quân cũng có đôi lời. Ông nói trước khi xem cứ nghĩ rằng có thể Chinh Lê chịu ảnh hưởng từ nhà điêu khắc Ngải Vị Vị (Trung Quốc), nhưng khi đến xem triển lãm, ông thấy Chinh Lê đã chọn đi hướng khác. Những bức tượng mang sắc màu cuộc sống, thể hiện cuộc sống bằng sự im lặng nhiều thanh âm…

Mọi người chăm chú lắng nghe phát biểu khai mạc. Trong đám đông, thấy có nhà thơ Nguyễn Hữu Hồng Minh (áo sọc) đến dự. Chinh Lê không phát biểu, chỉ cúi chào cảm ơn mọi người. (Ảnh: Phan Nhật)

Khách đến xem triển lãm đẹp, lại được ký tặng sách.

Có nhiều bộ tượng khiến khách vừa xem vừa cười vui vẻ, như chị Duyên (khách yêu nghệ thuật, người khoanh tay) đang trò chuyện với nhân viên phòng tranh khi xem tác phẩm “Đồng ca” (bục trên) và “Điện thoại” (bục dưới).

Mỗi bộ tượng đều như một câu chuyện. Mọi người xem và cùng bình luận về ý nghĩa với nhau…

… Mẹ cùng con trai xem bộ tượng nắng, với những người bước đi, bóng nắng trải dưới chân.

Có cả người nước ngoài… Họ xem rất kỹ.

Đặc biệt hôm nay có nhiều vị khách nhỏ tuổi.

Gallery lại có những băng ghế da to, khi mỏi là có chỗ ngồi. Triển lãm này Chinh Lê không đặt tên. 250 bức tượng nhỏ xinh với 3 năm tìm ý tưởng và 3 tháng tạo tác. Triển lãm rất, rất đẹp, lại có nhiều cái để xem, các bạn nên đến sớm vì chỉ kéo dài đến 5. 12. 2011

 

*

Bài liên quan:

– 19. 11: CHINH LÊ tại Eight gallery
– Lặng lẽ Chinh Lê

– Triển lãm CHINH LÊ: Đẹp và tha hồ ngẫm nghĩ

Ý kiến - Thảo luận

22:38 Thursday,24.11.2011 Đăng bởi:  cháu cực ngoan
Có nghề khóc mướn vậy có nghề phát biểu khai mạc, mà phát biểu phải có Văn. Chỉ tội chúng em chẳng biết đâu mà lần, ví dụ trường hợp Lê Kinh Tài - biểu hiện chủ nghĩa thành nghệ nhân Tò he. Không biết chú Quân có là thầy chú Như Huy không?
Hoang mang tợn.
...xem tiếp
22:38 Thursday,24.11.2011 Đăng bởi:  cháu cực ngoan
Có nghề khóc mướn vậy có nghề phát biểu khai mạc, mà phát biểu phải có Văn. Chỉ tội chúng em chẳng biết đâu mà lần, ví dụ trường hợp Lê Kinh Tài - biểu hiện chủ nghĩa thành nghệ nhân Tò he. Không biết chú Quân có là thầy chú Như Huy không?
Hoang mang tợn. 
19:20 Thursday,24.11.2011 Đăng bởi:  cháu ngoan
Trong triển lãm của Lã Huy, chú Nguyễn Quân nói "Trong sinh hoạt nghệ thuật thiên về giải trí và gây sự như hiện nay, triển lãm của Lã Huy quả là một 'sự lạ', rất quý báu."

Triển lãm của Chinh Lê, nhà phê bình Nguyễn Quân cũng có đôi lời. Ông nói "trước khi xem cứ nghĩ rằng có thể Chinh Lê chịu ảnh hưởng từ nhà điêu khắc Ngải Vị Vị (Trung Quốc), nhưng khi đế
...xem tiếp
19:20 Thursday,24.11.2011 Đăng bởi:  cháu ngoan
Trong triển lãm của Lã Huy, chú Nguyễn Quân nói "Trong sinh hoạt nghệ thuật thiên về giải trí và gây sự như hiện nay, triển lãm của Lã Huy quả là một 'sự lạ', rất quý báu."

Triển lãm của Chinh Lê, nhà phê bình Nguyễn Quân cũng có đôi lời. Ông nói "trước khi xem cứ nghĩ rằng có thể Chinh Lê chịu ảnh hưởng từ nhà điêu khắc Ngải Vị Vị (Trung Quốc), nhưng khi đến xem triển lãm, ông thấy Chinh Lê đã chọn đi hướng khác. Những bức tượng mang sắc màu cuộc sống, thể hiện cuộc sống bằng sự im lặng nhiều thanh âm…"

Hai câu này dẫu khác nhau nhưng cùng một ý rất rõ ràng, chúng ta có thể hiểu một tinh thần rất quan trọng trong ý hướng của nhà phê bình Nguyễn Quân và thế hệ của ông - một thế hệ im lặng... nhưng có niềm tin rằng có nhiều thanh âm: một sự đi ngược lại với tính gây sự nhưng lạ và quý báu...!!!

Dẫu sao cũng là một não trạng của một thế hệ nghệ sĩ thời đổi mới -thế hệ "một điều nhịn là chín điều lành", và những thành quả của họ đã vẽ lên cái bản đồ nghệ thuật Việt Nam vinh quang như thế này đây!
 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tâm vận động theo bút

Phan Cẩm Thượng

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả