Điện ảnh

Ừa, thì đành chịu vậy! 01. 06. 10 - 4:39 pm

PHAN XI NÊ

Cảnh trong phim Tây Sơn Hào Kiệt

Hồi hôm rồi tui có viết về chuyện các bạn báo chí cùng nhau “đập” phim Việt Nam – thiệt ra là đập phim tư nhân. Tranh luận cũng ghê thiệt, hơn cả trăm comment. Cũng vui. Tức là cũng nhiều người quan tâm đến điện ảnh nước nhà.

Hôm nay có đọc bài trên SOI của anh Minh Đức Thỏ Trắng về phim Tây Sơn Hào Kiệt, đồng tình mấy điểm, nhưng cũng thấy không đồng tình mấy điểm…

Đồng tình là phim dở thì chê, mà không phải “chê có nghĩa là đập”. Tui chưa xem phim Tây Sơn Hào Kiệt nên tui cũng không có khen nó hay dở, cũng chẳng có kêu gọi ai đi xem hay ngăn ai đừng đi xem hết. Lý do tui có cái bài kia là bởi vì trong một thời gian ngắn trên hai tờ báo tên tuổi có hai bài chê phim Việt Nam tan nát, mà phim hay hay dở gì cũng bị chê thậm tệ, không có chỗ nào ngóc đầu lên được.

Để Mai Tính thì thôi tui đã nói rồi. Cái Tây Sơn Hào Kiệt thì nói thêm chút, là cái phim đó nó dở thì chê nó là đúng. Đúng, dở thì chê, nhưng chê làm sao cho người ta tỉnh ngộ ra, chớ chê những chuyện kiểu ‘phim không làm đúng lịch sử’ thì hoang mang quá độ cho người ta.

.

Phim dở đâu phải tại làm không đúng lịch sử. Phim dở vì nó dở, vì người kể chuyện dở. Bọn Hollywood chúng làm phim có đúng lịch sử đâu mà dân chúng ta chết mê chết mệt. Bọn Tàu chúng có làm phim đúng lịch sử đâu mà dân chúng cũng chết mệt chết mê. Làm sai lịch sử mà hay thì vẫn hay, mà làm đúng lịch sử mà dở thì vẫn dở.

Anh Thỏ Trắng hehee với giọng điệu rất là hài hước như con cước, mỉa mai như con nai, thâm thúy như con chí bảo rằng, phải chê chứ khen rồi lỡ chẳng may có Tây Sơn Hào Kiệt sequel thì chết.

Nói chung là anh quá lo xa vì phim này tiền tư nhân bỏ ra, thua lỗ chổng vó thì thôi dẹp, dù có được khen thì cũng chả có tiền mà làm tiếp, dù phim có hay, có nghệ thuật thiệt đi chăng nữa cũng chả ai cho tiền mà làm. Không phải như thể loại phim Nhà Nước được khen thì dù có lỗ sặc máu các bác đạo diễn vẫn cầm báo đi khắp nơi mà chỉ vào bảo ‘đây này, các báo khen nhá, lần sau làm phim cúng cụ phải cho tôi nhiều tiền hơn”.

Cho nên anh hỏi, “Nếu một bộ phim i sì thế này, nhưng lại là ‘phim nhà nước’, liệu có bạn có ưu ái nó thế không, hay các bạn lại có cơ hội mừng rỡ nhảy vào đánh hội đồng cho sướng” thì tui xin khẳng định, có, có chứ, bởi vì cái vụ tranh nhau xẻ thịt ăn thây ông Lý Công Uẩn nhân dịp 1000 Thăng Long há chẳng phải cũng có vài bác đạo diễn vốn làm phim dở khẹc nhưng nhờ sự ưu ái cộng với hèn nhát chịu trận của nhiều bạn nhà báo ‘phải khen phim Nhà Nước cúng cụ vì làm nhiệm vụ chính trị’ đã lôi thành tích đó ra mà bảo ‘tui xứng đáng làm phim 200 tỷ’ đó ư?

Mà có mấy bạn dám thực sự viết chê phim dở i sì như thế nếu đó là phim Nhà Nước đặt hàng?

Chẳng hạn như phim Đừng Đốt, vì các bạn báo chí nước ta ca ngợi kinh khiếp mà mấy thầy trường tui đã mời sang để chiếu. Sau này mỗi lần tui gặp người đã nghĩ ra chuyện mời chiếu phim Đừng Đốt, tui vì xã giao lịch sự vì tưởng người ta thích phim thì mới mời, đã cũng lịch sự khoe, phim đấy mới đoạt giải thưởng ở nước tao đấy. Người đó thở dài bảo, ôi, cái phim ấy… nhất là cái đoạn ở Mỹ đấy, cứ như là gia đình Việt Nam chứ chả thấy giống gia đình Mỹ gì cả. Chắc do ông đạo diễn tưởng tượng ra. Xong người đó lại thở dài, vậy chắc điện ảnh nước mày còn yếu kém lắm hả, vì phim hay nhất mà như thế?

Nghe nói xong, tui cũng thở dài chả biết nói sao luôn.

Cảnh trong phim Đừng Đốt

Cảnh trong phim Đừng Đốt

Ừa, thì tui mong chờ anh Thỏ Trắng và bạn bè hôm nào chê các phim Nhà Nước đặt hàng rồi mong chờ bạn của anh có dũng khí lấy bài anh viết đăng lại trên các báo mainstream. Nhưng chắc mong chờ vậy thôi, xong ngồi hát bài hát Geisha “nhiều khi mơ ước chỉ là mơ ước thôi”.

Ừa, thì đành chịu vậy!

Ý kiến - Thảo luận

21:31 Monday,7.6.2010 Đăng bởi:  hoang
hồi phim Dừng đốt mới chiếu
máy người bạn di coi về nói:
đúng ra tên phim nên là Nên đốt vì trong phim ấy chẳng có gì cả
...xem tiếp
21:31 Monday,7.6.2010 Đăng bởi:  hoang
hồi phim Dừng đốt mới chiếu
máy người bạn di coi về nói:
đúng ra tên phim nên là Nên đốt vì trong phim ấy chẳng có gì cả 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Đi xam xám giữa copy và biến cải

Daniel Grant - Ngọc Trà dịch

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả