|
|
|
|||||||||||||
Gẫm & BìnhRene Magritte: Tỉ mỉ đến lạnh lùng 06. 02. 14 - 7:58 amAnh Nguyễn biên soạnRene Francois-Ghislain Magritte sinh năm 1898 tại Lessines, Bỉ, anh cả của hai cậu em trai. Từ nhỏ ông đã bộc lộ năng khiếu nghệ thuật và được cha ông là Leopold khuyến khích nồng nhiệt. Khi 17 tuổi, ông nhập học ở trường Mỹ thuật Hoàng gia tại Brussels, Bỉ (cùng trường với Van Gogh). Được trang bị một nền đào tạo bài bản, Magritte bắt đầu thâm nhập vào thế giới hội họa, thử từ hội họa Lập thể đến Futurismo (Vị lai), một phong trào thử nghiệm và có phần… viễn tưởng, nhấn mạnh vào các chủ đề xa lạ với nghệ thuật như công nghệ và máy móc. Tuy nhiên, sau một thời gian, ông mới tìm được cảm hứng thật sự trong các tác phẩm của Giorgio de Chirico, họa sĩ Ý, người có ảnh hưởng lớn đến hai cây đa cây đề của hội họa Siêu thực là Max Earnst và Salvador Dali. Magritte là người thứ ba. Giống như Dali, Magritte có nhiều người yêu và không ít người ghét, nhưng kể cả những nhà phê bình khó tính nhất cũng không thể phủ nhận sự chuẩn xác của Magritte, chỉ riêng về thuần túy kỹ thuật mà nói. Từ sợi gân lá đến mạch máu người phập phồng đều được Magritte truyền tả lại với một sự chính xác và tỉ mỉ đến mức lạnh lùng, sao cho càng giống nguyên bản càng tốt. Ngắn gọn: Magritte vẽ từng thứ một thì đẹp, và đúng, tương tự như Dali. Nhưng niềm hứng thú với thế giới thực tế của cả hai họa sĩ này đến đây là hết. Dali là một kẻ “điên” trong cái cách ông xoắn vặn, nấu chảy, tung hứng các đối tượng trong tranh, phủ lên chúng những mảng màu chói gắt, làm sao để kích thích cảm xúc của người xem đến mức cực độ, làm người ta tức giận, sợ hãi, bật cười. Bởi Dali là người vẽ những giấc mơ quái đản nhất, những cơn ác mộng rực rỡ nhất, và ấn tượng của độc giả sau khi xem tranh Dali cũng như giống như cảm giác sau khi tỉnh giấc vậy. So với Dali, Magritte rất “tỉnh”. Ông vẽ bằng một sự cân nhắc, tính toán, chính xác như một nhà khoa học vận hành các máy móc trong phòng thí nghiệm. Không khó để tưởng tượng ra Magritte cẩn thận sắp xếp từng món đồ một, ngắm nghía, đặt lên đặt xuống, thậm chí lấy thước kẻ ra đo, rồi mới đặt bút vẽ. Mọi bức tranh của Magritte có sự hiện diện tràn trề của logic, và sự thiếu vắng hoàn toàn của tình cảm. Thật oái oăm, vì tranh Magritte là sự thách thức logic, và trò chơi tâm lí ông chơi cùng người xem là một trò chơi tinh tế và…nguy hiểm hơn cũng vì thế. Đây, Magritte cho ta một cảnh tượng thật lãng mạn biết bao. Trăng (một nhân vật có thực và xuất hiện đi xuất hiện lại trong tranh Magritte), trời, lá, cây, thành phố say ngủ. Nhưng ô kìa, sao mặt trăng lại ở trước cây. Người xem quáng gà chăng? Lại một bức tranh tả cảnh lãng mạn hơn nữa. Mây lãng đãng, cây đèn đường tỏa ánh sáng ngọt ngào. Nhưng đây là đêm hay ngày?
Ai cũng đã trải qua hiện tượng nhìn thấy nhiều hình ảnh khác nhau khi bị ánh đèn flash chiếu thẳng vào mặt. Vậy cái flash này là của người xem, hay của…cây? Cây vào bình là cây sắp chết rồi, hay là trước khi lìa đời cây nhớ lại cuộc đời của mình trong một cái chớp mắt? Với mọi bức tranh, dường như Magritte luôn đứng ở một góc vô hình, kín đáo quan sát phản ứng của người xem, và nhếch mép cười. Ông ru ngủ người xem bằng gam màu tím dịu dàng, nước Ý với tháp nghiêng Pisa lãng mạn… … để rồi làm người ta chết khiếp với những hình ảnh như thế này: Đấy chính là Magritte. Sự kinh dị trong tranh Magritte như một đợt sóng ngầm êm ả, lặng lẽ nhưng sẵn sàng bủa vây và làm người ta toát mồ hôi. Không như một cơn ác mộng người ta có thể cười xòa và quên đi, nỗi sợ trong tranh Magritte khiến ta đứng ngồi không yên, nhưng không đủ để ta bỏ đi, mà thậm chí khiến ta muốn…xem tiếp. Nỗi sợ Magritte tạo ra cho người xem nhân lên gấp nhiều lần đối với những ai đã có kinh nghiệm cá nhân. Chắc ai đã từng đi lạc trong rừng và nhìn thấy một bóng người thoắt ẩn thoắt hiện mới thấy rùng mình vì bức này. Đối với những người may mắn hơn, nó đơn giản là đẹp. Song bản thân Magritte, (chắc không ngoài dự liệu của những người đã đọc đến đoạn này), cũng bị ám ảnh bởi một bóng ma. Đó là lỗ thủng trong tấm áo giáp trí tuệ bình thản và thông thái của ông: cái chết của mẹ khi Magritte mới tròn 14 tuổi. Regina Bertinchamps là một thợ làm mũ, vợ của Leopold Magritte, và một nạn nhân của chứng trầm cảm kinh niên. Vì bà đã có tiền lệ tự tử nhiều lần không thành, Magritte cha phải nhốt bà lại; song số phận đã an bài: một ngày định mệnh, chú bé Magritte đến bờ sông Sambre để thấy mẹ bị vớt từ lòng sông lên, chiếc áo ngủ của bà quấn quanh đầu, để lộ thi thể trần trụi. Không khó tưởng tượng mức độ ảnh hưởng của một bi kịch như vậy đối với một thiếu niên nhạy cảm. Song nếu có bất cứ cơn bão tố nào trong lòng, Magritte cũng đã che giấu nó. Ông lớn lên bình thường một cách đáng ngạc nhiên, không nghiện ngập, cờ bạc, thậm chí ông còn gặp và kết hôn với người yêu ông và sống hạnh phúc suốt cuộc đời với người ấy. Những ẩn ức của Magritte chỉ được bộc lộ qua tranh. Thật may mắn cho Magritte vì đã có hội họa để trút bỏ nỗi lòng… * (Còn tiếp) Ý kiến - Thảo luận
6:08
Monday,18.8.2014
Đăng bởi:
Phước Hưng
6:08
Monday,18.8.2014
Đăng bởi:
Phước Hưng
Nguyễn Hà thân,
Tôi rất bất ngờ khi thấy bạn hồi âm... nhã nhặn, cứ tưởng bọn mình phải cãi nhau to rồi chớ :-) Theo tôi, dù một họa sĩ có là đại thụ tới mấy, cũng không vì thế những người xem các thế hệ phải có một tư thế duy nhất là nghiêng mình kính phục. Như bạn đã nói, mỗi người xem tranh một khác, mỗi thời xem tranh lại một khác..., mà còn gì buồn hơn khi tranh của một họa sĩ chỉ mang lại một cảm giác nhất định ở mọi người xem? Còn gì đơn điệu hơn? Xem tranh, thấy thế nào thì nên viêt ra thế nấy, vậy là thành thực với họa sĩ - người đã cho mình được ngắm tranh. Xem tranh, thấy nó lí tính quá thì bảo nó thuần lí tính, thấy nó chi li tinh tế thì bảo nó chi li tinh tinh tế, nên tôi ủng hộ Anh Nguyễn. Chúc bạn một tuần vui vẻ.
21:28
Sunday,17.8.2014
Đăng bởi:
nguyễn hà
Cám ơn bạn Phước Hưng, tất nhiên khi thưởng thức một tác phẩm nghệ thuật mỗi người đều có một cảm nhận riêng về tác phẩm đó. Nhưng với một bài đánh giá về phong cách nghệ thuật của một bậc thầy như thế này, chúng ta không nên đưa những nhận xét đầy phiến diện và khẳng định như "đinh đóng cột" về một khía cạnh mang tính giá trị cơ bản để tạo nê
...xem tiếp
21:28
Sunday,17.8.2014
Đăng bởi:
nguyễn hà
Cám ơn bạn Phước Hưng, tất nhiên khi thưởng thức một tác phẩm nghệ thuật mỗi người đều có một cảm nhận riêng về tác phẩm đó. Nhưng với một bài đánh giá về phong cách nghệ thuật của một bậc thầy như thế này, chúng ta không nên đưa những nhận xét đầy phiến diện và khẳng định như "đinh đóng cột" về một khía cạnh mang tính giá trị cơ bản để tạo nên nghệ thuật của người họa sĩ: đó là cảm xúc, tình cảm và lý trí. Đó là 2 vấn đề không thể thiếu để tạo nên một tác phẩm nghệ thuật có giá trị. Một tác phẩm hay không thể thiếu một trong 2 yếu tố đó.
Kể cả khi mỗi người có một cách nhìn khác nhau nhưng chúng ta cũng không thể đưa ra những nhận xét, đánh giá đảo lộn hoặc phủ định tất cả những giá trị cơ bản đó của nghệ thuật. Và tôi khẳng định lại với Phước Hưng một lần nữa là bất kỳ 1 tác phẩm nghệ thuật nào cũng bắt đầu từ một cảm xúc nào đó, vì vậy chẳng có tác phẩm nào "zero" - không có tình cảm trong đó cả bạn à!
Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
Tôi rất bất ngờ khi thấy bạn hồi âm... nhã nhặn, cứ tưởng bọn mình phải cãi nhau to rồi chớ :-)
Theo tôi, dù một họa sĩ có là đại thụ tới mấy, cũng không vì thế những người xem các thế hệ phải có một tư thế duy nhất là nghiêng mình kính phục.
Như bạn đã nói, mỗi người xem tranh một khác, mỗi thời xem tranh lại một khác..., mà còn gì buồ
...xem tiếp