|
|
|
|||||||||||||
Chính trịChuyện Syria: Bên ngoài và bên trong, cứ gọi là loạn xà ngầu 21. 10. 13 - 1:02 pmNguyễn VũĐọc bài viết của anh Sáng Ánh về Syria, nói những chuyện phức tạp kiểu tưng tửng, dễ hiểu, bỗng dưng muốn viết thêm một chút, có chính xác hay không anh Sáng Ánh chỉnh giùm…. Lớp kem tôn giáo của cái gâteau mâu thuẫn Anh Sáng Ánh đã nói chuyện các phe phái đối lập ở Syria ít nhận được sự ủng hộ từ bên ngoài vì kình chống lẫn nhau, vì quá khứ bất hảo, vì…nhiều phe quá, muốn giúp cũng không biết giúp chỗ nào. Theo thiển ý của tôi thì “bên ngoài” ở đây cần phân biệt ra gồm có “bên ngoài” Ả rập và “bên ngoài”phương Tây. “Bên ngoài” Ả rập ủng hộ phe đối lập tại Syria, nhiệt tình nhất có Saudi Arabi và Qatar, vừa tuồn vũ khí, vừa cung cấp cứ địa, thỉnh thoảng lại chi tiền công tác phí tổ chức hội thảo ì xèo để liên kết các phe nhóm trong lực lượng đối lập lại với nhau. Đây là việc khó như hái sao trên trời vì điều duy nhất các phe phái trong lực lượng đối lập nhất trí được với nhau là “không nhất trí điều gì cả”. Sở dĩ hai ông Ả rập này, một to đùng, một tí hon, cương quyết ủng hộ phe đối lập Syria không phải vì họ thương trẻ em Syria gần ba năm nay không được đến trường hay cả chục vạn người đã mồ (không) yên, mả (không) đẹp, mà vì… ghét Iran! Tranh chấp do khác biệt dòng tôn giáo là chuyện từ ngàn đời trước rồi và có lẽ ngàn đời sau cũng vậy ở cái nồi hơi Trung Đông này. Phái Sunni của Saudi Arabia với phái Shia của Iran khó có thể đội chung một bầu trời (đó có lẽ cũng là nguyên nhân chính khiến Qatar chống chính quyền hiện nay ở Syria), nhưng đấy mới là lớp kem mỏng bên trên cái bánh gâteau xấu xí của việc tranh đoạt ảnh hưởng chính trị trong khu vực. Ruột bánh dầu hỏa Là quốc gia lớn nhất ở bán đảo Ả rập, Saudi Arabia rất cay mũi khi thấy Iran đóng vai trò đại ca cầm đầu, không chỉ trong việc chống Mỹ từ năm 1979, mà còn cả việc cạnh tranh với mình để điều chỉnh giá dầu mỏ theo hướng có lợi cho Iran. Về lý mà nói, việc Washington cấm vận Tehran bấy lâu nay, đặc biệt là cấm các nước mua dầu mỏ của Iran là rất có lợi cho Saudi Arabia, thế nhưng thời buổi người khôn của khó, nhu cầu dầu mỏ của các nước rất cao nên ngu gì mà không mua dầu của Iran với giá thấp. Vả lại, mấy nước nhỏ sợ Mỹ không dám mua chứ Trung Quốc với Ấn Độ ngán gì mà không mua! Vậy nên lệnh trừng phạt của Mỹ với Iran không xi nhê gì đối với quyền lợi của Saudi Arabi hết. Hơn nữa, Saudi Arabia rất ngán chương trình hạt nhân của Iran. Hai bên ân oán chất chồng, một ngày đẹp giời kia, bỗng dưng Giáo chủ ra lệnh “uýnh cho nó một phát cho bõ ghét” thì có mà toi. Vì vậy, tiên hạ thủ vi cường, Saudi Arabia muốn chặt vây cánh của Iran đi, mà trước hết là Syria (dưới quyền anh Ba Bashar al Assad). Đó là lý do chính khiến Saudi Arabia luôn cương quyết ủng hộ phe đối lập ở Syria. Mới nhất, ông này còn làm mình làm mẩy kiểu các nhà văn từ chối giải thưởng, không chịu nhận một chân không thường thực trong Hội đồng bảo an LHQ sau khi đã được bầu với lý do cái Hội đồng này không chịu ra tay “dứt điểm” vấn đề Syria (theo hướng có lợi cho phe đối lập – dĩ nhiên). Còn Qatar bé hạt tiêu thì chủ yếu chi tiền tổ chức Hội nghị quốc tế, viện trợ lương thực cho phe đối lập và cho đài Al Jazeera trú chân, thỉnh thoảng phỏng vấn…Al Qaeda! Syria với Mỹ: Món “gân gà” lúng búng “Bên ngoài” phương Tây cũng phải chia thành hai, một bên là châu Âu, một bên là Mỹ. Sau Lybia với một số nước châu Âu sốt sắng bước lên tuyến đầu để dứt ông Gaddafi thành công, mấy ông này khá hung hăng, cho rằng thời của mình đã đến rồi, mọi việc rắc rối để bọn tớ giải quyết, mời chú Sam ra chỗ khác chơi. Nhưng đụng đến Syria là đụng đến kho vũ khí hóa học khổng lồ đủ khả năng phân phát cho cư dân mấy nước này liều đủ dùng đề chết đến mấy lần, thế nên sau những tuyên bố mạnh miệng lúc đầu, lại phải ngó sang “bển” xem ông anh tính đường binh thế nào! Mà ở “bển” thì tổng thống B.Obama đang ngồi đọc lại sách lịch sử về…Afghanistan! Đúng hơn là cuộc chiến 10 năm của quân du kích Mujaheeddin chống lại các lực lượng Liên Xô chiếm đóng ở đây. Hồi ấy, tuân thủ phương châm “kẻ thù của kẻ thù là bạn”, Mỹ cung cấp vũ khí cho Mujaheeddin thả giàn, mà không biết rằng sau này nó biến tướng ra thành Al Qaeda. Về sau, khi Mỹ tiến hành cuộc chiến ở Afghanistan chống Taliban và Al Qaeda, những tên lửa phòng không vác vai Stinger của Mỹ cung cấp trước đó cho Mujaheeddin dùng để bắn máy bay trực thăng Mỹ rất tiện lợi và hiệu quả! Thế nên bây giờ Mỹ mới lưỡng lự lắm, không biết ủng hộ đám đối lập ở Syria theo cách nào vì chắc như bắp là trong đám đó có Al Qaeda và cả mớ Hồi giáo cực đoan. Cung cấp tên lửa vác vai Javelin vừa bắn được tăng vừa bắn được trực thăng cho đám này thì khác nào đưa dao Thái vào tay thằng nghiện vừa đi tù về. Mà chỉ cung cấp vũ khi phi sát thương thì bị cánh Cộng hòa bảo thủ và cả các đồng minh châu Âu chê bai là “thiếu cương quyết”! Cái đám đối lập ở Syria ấy, đúng là món “gân gà”, nhai không vô mà bỏ đi hông được. Vậy nên các phe phái đối lập ở Syria phải cố kiên nhẫn chờ nhé, để các ông anh tính đã.
Ý kiến - Thảo luận
17:15
Monday,21.10.2013
Đăng bởi:
SiêuNoob
17:15
Monday,21.10.2013
Đăng bởi:
SiêuNoob
Cảm ơn bác Nguyễn Vũ đã giải thích, tại em đọc không kỹ nên không nhận ra bài này chỉ tập trung vào phe đối lập của Syria.
15:21
Monday,21.10.2013
Đăng bởi:
Nguyễn Vũ
@ SiêuNoob: bài này chủ yếu nói đến các lực lượng bên ngoài ủng hộ phe đối lập ở Syria thôi bạn, còn Putin thì hẳn nhiên là không ưa đám đối lập này rồi. Việc Putin (nước Nga) ủng hộ chính quyền của anh Ba Bashar Al Assad là chuyện ai cũng thấy và cũng hợp lẽ thôi, bởi ngoài chuyện Syria là cứ địa ảnh hưởng cuối cùng của Nga trên vùng Trung Đông - Bắc Phi, ch
15:21
Monday,21.10.2013
Đăng bởi:
Nguyễn Vũ
@ SiêuNoob: bài này chủ yếu nói đến các lực lượng bên ngoài ủng hộ phe đối lập ở Syria thôi bạn, còn Putin thì hẳn nhiên là không ưa đám đối lập này rồi. Việc Putin (nước Nga) ủng hộ chính quyền của anh Ba Bashar Al Assad là chuyện ai cũng thấy và cũng hợp lẽ thôi, bởi ngoài chuyện Syria là cứ địa ảnh hưởng cuối cùng của Nga trên vùng Trung Đông - Bắc Phi, chính quyền của anh Ba còn là bạn hàng mua vũ khí lớn thứ ba của Nga trên thế giới. Chính quyền của anh Ba có hề hấn gì thì các hợp đồng mua bán vũ khí của các tổ hợp công nghiệp quân sự Nga cũng tẻo theo! Đồng tiền thường không có mùi mà. Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
...xem tiếp