Nhân chuyện Na Sơn tác nghiệp: Đâu là lỗi chính của một nhiếp ảnh gia báo chí?
16. 10. 13 - 7:29 am
Đoàn Minh Phượng
Tóm tắt trước khi vào bài viết ngắn của Đoàn Minh Phượng:
Ngày 13. 10. 2013, khi đoàn xe tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp đi qua Kim Mã, phóng viên ảnh Na Sơn đã “canh” và chụp được cảnh một người đàn ông (áo đen) khóc và quỳ lạy bên đường.
.
.
.
Đang lúc ấy, một người đàn ông khác (áo trắng) bước vào khung hình, dùng máy cá nhân cũng chụp ảnh người đàn ông quỳ lạy kia.
.
Theo nhiếp ảnh gia Na Sơn, người đàn ông áo trắng chỉ là người đi viếng nhưng đã nhảy ra khỏi hàng, nhiều người xung quanh cũng đã nhắc nhở, trong đó dĩ nhiên có Na Sơn.
Na Sơn nhắc người đàn ông áo trắng bước vào hàng lại
Và vì đã nhắc nhiều lần mà người đàn ông ấy không bước lại vào hàng, Na Sơn đã phải kéo bác ấy về hàng:
Na Sơn đưa người đàn ông về lại khu vực người viếng
Sau khi người đàn ông đó đã về hàng, Na Sơn cũng không chụp thêm bức nào cho người đàn ông áo đen vẫn đang quỳ lạy kia.
*
Hiện đang có thảo luận sôi nổi trên các diễn đàn về hành động này của Na Sơn. Có hai loại thảo luận: thảo luận về đạo đức (xô đẩy người cao tuổi) và thảo luận về can thiệp sự thực tại hiện trường.
Thảo luận về đạo đức thì dĩ nhiên Na Sơn phải thua, chỉ cần người đàn ông áo trắng kia lọt vào diện “người cao tuổi” là bất kỳ ai trong chúng ta cũng thua thôi, nên đề nghị các bạn không bàn về lãnh vực này nữa, trên Soi.
Ở đây xin tập trung vào hai câu vấn đề:
– Người đàn ông áo đen đi viếng và bước ra khỏi hàng (để quỳ). Người đàn ông áo trắng cũng đi viếng và cũng bước ra khỏi hàng để chụp. Cả hai người xét về mức độ “vi phạm” vị trí là ngang nhau. Vậy có thể đối xử bình đẳng trong việc để họ được ở yên trong bối cảnh (hay bị đuổi khỏi bối cảnh) không?
– Một nhiếp ảnh gia báo chí có quyền can thiệp vào thực tế tại hiện trường không?
Mời các bạn đọc ý kiến sau của Đoàn Minh Phượng
*
Ảnh: Na Sơn
Một nhà nhiếp ảnh xô đẩy một cụ già làm vướng góc máy anh muốn chụp một cụ già khác. Người ta buộc anh ấy tội xô đẩy người già. Tôi thấy lỗi ấy không có gì ghê gớm. Còn cái lỗi chính mà một nhà nhiếp ảnh báo chí mắc phải thì ít ai nói tới.
Tôi tưởng tượng thế này: thay vì xô cụ già ra khỏi khung ảnh, anh ấy chụp ảnh một cụ già áo trắng đang lum khum chụp ảnh một cụ già áo đen đang quì khóc. Một bức ảnh như thế hay hơn nhiều chứ. Về cả nội dung, lẫn đạo đức.
Về nội dung, nó có gì đó cảm động và buồn cười, một cái gì đó chữ nghĩa không tả được. Ngày xưa người ta khóc thì chỉ khóc. Còn ngày nay người ta khóc trước một thế giới được trang bị bởi vô số máy chụp ảnh kỹ thuật số và đường truyền lập tức lên fb. Ai nói là điều đó không biến tất cả chúng ta thành diễn viên và đạo diễn trong vô số tình huống? Không có nghĩa là hai cụ già không có tình cảm thật. Nó chỉ nói thêm là thời của chúng ta, cái ý thức diễn viên/đạo diễn nó lẫn lộn vào trong mọi tâm trạng và thời khắc. Thế giới đồng nghĩa với một thế giới được phơi bày và lưu lại bằng kỹ thuật số. Kể cả vào một ngày lịch sử. Nhất là vào một ngày lịch sử.
Về đạo đức, nhà nhiếp ảnh báo chí nọ đã mắc lỗi thay đổi hiện trường. Bạn mời người ta hay mèo chó đi chỗ khác cho trống góc máy, nhặt rác, bẻ cây, thêm bớt đồ vật… thì bạn không có tội gì với họ cả. Mà có tội với người xem ảnh: bạn chỉ cho họ thấy cái bạn muốn cho họ thấy và trừ cái bạn không muốn ra ngoài. Điều đó có nghĩa là khi làm việc, khi “săn” ảnh, bạn luôn có sẵn một đề tài, một khung ảnh, một mục đích trong đầu. Đó là thiên kiến. Và thiên kiến và một trái tim đủ “trống” và trong sáng để nhìn thấy cái gì đó thật và bất chợt thì không đi đôi với nhau.
Điều người xem mong chờ ở một nhà nhiếp ảnh báo chí giản dị là những hình ảnh thật mà người xem không có mặt ở đó nên không nhìn thấy. Họ không mong chờ những hình ảnh để minh hoạ cho những kết luận có sẵn.
Người đàn ông áo trắng đi viếng bác Giáp hay đi tìm kiếm sự kiện để chụp hình, đúng là xem nỗi bi ai của người khác làm niềm vui cho mình.
...xem tiếp
9:24Saturday,9.11.2013Đăng bởi: anan
Người đàn ông áo trắng đi viếng bác Giáp hay đi tìm kiếm sự kiện để chụp hình, đúng là xem nỗi bi ai của người khác làm niềm vui cho mình.
1:30Wednesday,23.10.2013Đăng bởi: Hanh Nguyen
Theo mình thấy trong chuyện này anh Na Sơn và cả bác áo trắng đều không sai hoàn toàn xét theo khía cạnh và góc nhìn của mỗi người, và lí do mỗi người có mặt tại hiện trường hôm đó.
Xét về góc cạnh nghề nghiệp của một người làm báo, anh Sơn có gì là sai khi chỉ muốn chụp ảnh bác mặc áo đen để thể hiện lòng yêu mến tiếc thương mà một người dâ ...xem tiếp
1:30Wednesday,23.10.2013Đăng bởi: Hanh Nguyen
Theo mình thấy trong chuyện này anh Na Sơn và cả bác áo trắng đều không sai hoàn toàn xét theo khía cạnh và góc nhìn của mỗi người, và lí do mỗi người có mặt tại hiện trường hôm đó.
Xét về góc cạnh nghề nghiệp của một người làm báo, anh Sơn có gì là sai khi chỉ muốn chụp ảnh bác mặc áo đen để thể hiện lòng yêu mến tiếc thương mà một người dân thường dành cho đại tướng? Chị Phượng có thể định nghĩa chính xác thể nào là thiên kiến thế nào là không không?
Tất nhiên một góc ảnh chẳng thể diễn tả được hết những gì đang diễn ra vì thế người chụp cần phải góp nhặt và lựa chọn kỹ càng để chắt lóc ra những hình ảnh mà họ tâm đắc, họ cho là phù hợp với cái khung và cái tiêu đề của ngày hôm đó, cái tiêu đề mà họ được giao trách nhiệm thực hiện, âu cũng chỉ là cái ghề nghiệp của người ta mà thôi.
Hơn nữa, hôm đó rõ ràng là đám tang của đại tướng, khi người ta xem bức ảnh bác áo đen đang quỳ khóc, người ta có thể cảm nhận được rất nhiều điều mà, tôi nghĩ tác giả chẳng cần phải chú thích thêm là " Khóc thương đại tướng" hay vân vân và vân vân thì người đọc, ta hay bạn nước ngoài, xem cũng có thể hiểu sâu sắc được điều này và còn hơn thế nữa. Nhưng nếu bạn đăng bức ảnh có cả bác áo đen đang quỳ khóc và bác áo trắng đang chụp ảnh rất thật kia, có lẽ sẽ cần một lời chú thích đấy, để người đọc hiểu rõ mục đích của bức ảnh là gì, và điều mà người chụp nói riêng và báo chí Viet Nam nói chung muốn nói, với bạn bè nước ngoài là gì.
Mình công nhận là bức ảnh có cả hai bác rất độc đáo cảm động và buồn cười theo như lời chị Phượng đã nói, nhưng ngày hôm đó, ta có lẽ cũng chỉ cần một bức ảnh cảm động rất thật kia mà thôi, còn cái buồn cười nên để lại sau thì hơn vì rõ ràng hôm đó là quốc tang của đại tướng. Cách anh Na Sơn chọn ghi lại hình ảnh kia thể kiện sự chuyên nghiệp của anh ấy, cái cách anh ấy chọn lọc để truyền đạt một cách chân thực nhất sự mất mát, lòng tiếc thương, sự kính mến và một tình cảm không lời nào diễn tả được mà mỗi một người Việt Nam dành cho đại tướng, nó thiêng liêng, nó vô bờ bến và nó bất ngờ, vì ta không nhìn thấy cái tình cảm ấy thể hiện hàng ngày và đồng loạt như thế khi đại tướng còn sống.
Còn về việc bác áo trắng nhẩy vào chụp ảnh, theo nguyên tắc là sai, vì bác không được phép đứng ở đó. Nhưng vì bác áo đen cũng ngồi trong lề đường và xem ảnh thì cũng có nhiều người đứng lấn, nên xét trên thực tế, nếu bác áo đen có quyền thì bác áo trắng cũng có quyền. Nhưng nếu Anh Na Sơn có giải thích là bác sai thì cũng không có gì là biện bạch, vì so với anh, bác áo trắng sai là đúng rồi, anh rõ ràng có quyền chụp và đứng ở đó còn bác thì không. Đấy là cách nhận xét từ góc độ của anh, vì một người đang làm việc tự nhiên bị cản chở bởi một người hoàn toàn không có quyền đứng ở vị trí đó lúc đó, thì họ có quyền được lên tiếng lắm chứ. Sao lại bảo người ta nguỵ biện.
Nhưng từ khía cạnh của một độc giả, một người dân thường, thì tôi cũng chỉ thấy bác áo trắng có lẽ cũng chỉ xúc động với hình ảnh ấy và tranh thủ muốn ghi lại mà thôi, chỉ không may là cản chở tới công việc của một nhà báo nên sinh chuyện ra như hôm nay. Nếu không, bác cũng có thể chụp xong rồi quay về vị trí của mình, hay bị ai đó nhắc nhở rồi tự quay về chỗ mình rồi đi vào lãng quên như bao chuyện thường ngày, chả ai bàn tán hay nhắc nhờ gì đến nữa.
Chỉ có điều tôi cam đoan là nếu bác bị nhắc nhở hay lôi vào bởi một anh dân phòng nào đang đứng canh ở đó hay anh tổ trưởng dân phố khu đó, thì cũng chẳng ai lên tiếng bênh vực bác trên mạng rồi viết bài lên án về cái sự không tôn trọng người già của cái anh dân phòng hay hay tổ trưởng tổ dân phố kia đâu.
Trong chuyện này, tôi nghĩ nó cũng chỉ là rủi ro, và mỗi người thì có cái nhìn khác nhau, không phải anh Na Sơn sai thì bác kia sẽ đúng hay bác kia sai thi anh Na Sơn sẽ đúng, mỗi người một quan điểm và một bức xúc khác nhau, nên cũng sẽ đưa ra những nhận xét khác nhau. Không nhất thiết ai phải đúng hoàn toàn và sai hoàn toàn. Nên cũng không cần phải bàn tán làm gì nhiều. Tôi tự thấy bài báo của chị Phượng thật sự là không cần thiết, vì chung quy cũng chỉ là trách móc anh Na Sơn chụp ảnh dập khuôn, dàn xếp. Nếu tôi là chị, tôi mặc xác anh Na Sơn muốn chụp gì đăng gì thì chụp vì đấy là công việc của anh ý, tôi sẽ đăng bức ảnh có cả hai bác kia để viết lên cảm nhận của tôi, nếu tôi thấy nó đạo đức, cảm động và buồn cười như chị, chứ tôi đâu cần phải nhận xét anh Na Sơn làm gì.
Nhưng suy cho cùng, tôi nghĩ chị cũng như tôi, có những bức xúc riêng nên muốn lên tiếng viết ra đây mà thôi, chúng ta đều đang sống trong một xã hội ngày càng tự do ngôn luận mà phải không.
Chỉ có một điều tôi muốn chốt lại là một hình ảnh thiên kiến như chị mong đợi có lẽ không bao giờ tồn tại đâu, vì như đã nói một góc ảnh không thể thể hiện được toàn bộ sự thật, mà chỉ một phần của nó thôi, vì riêng một sự thật nó đã bao gồm trăm nghìn khía cạnh khác nhau rồi. Khi xem Ti vi hay đọc báo Bbc, CNN, vân vân... những kênh truyền hình trên thế giới, ví dụ như chúng ta theo dõi thấy chiến tranh bên Syria chẳng hạn, chắc chắn là những hình ảnh ta thấy sẽ chỉ là một phần nhỏ trong cái hiện thực chiến tranh ấy mà chỉ khi bạn đến tận nơi, nhìn tận mắt bạn mới thấy nó khác biệt tới nhường nào.
Nghề làm báo cũng có người này người kia, kẻ có lương tâm nghề nghiệp kẻ không, kẻ đưa tin giả để trục lợi, kẻ làm theo khuôn mẫu để chạy theo xu hướng của độc giả, kẻ cống hiến hết khả năng của mình để đưa đến những gì chân thật nhất, dù chỉ mang tính chất tương đối mà thôi... thì trong vô số những kẻ ấy, tôi thấy anh Na Sơn là đạt tiêu chuẩn rồi, rõ ràng anh ý chụp người thật việc thật, thể hiện đúng tiêu đề ngày hôm đó, chứ cũng đâu có gài cái bác áo đen kia ra khóc để làm một pô mà bảo anh ấy dàn xếp? Tôi nghĩ nhưng tranh cãi vừa qua nên dừng ở đây thôi.
Sau này những người trẻ như tôi, nên tôn trọng người già hơn, những người dân Việt Nam, bất kể già trẻ lớn bé nên tôn trọng nguyên tắc hơn, tự giác hơn, những nhiếp ảnh gia, những nhà báo ảnh, tóm lại là những người nổi tiếng dễ bị soi như anh Na Sơn nên cẩn trọng hơn trong công việc giao tiếp với cộng đồng, và có khi nên đem theo một anh bảo vệ khi đi tác nghiệp những sự kiện chung như vậy,để anh bảo vệ thay anh nhắc nhở người dân :), thì chuyện này sẽ không tái diễn nữa. Tư. nhiên chúng ta rút được ra bao nhiêu điều từ việc này.
Người đàn ông áo trắng đi viếng bác Giáp hay đi tìm kiếm sự kiện để chụp hình, đúng là xem nỗi bi ai của người khác làm niềm vui cho mình.
...xem tiếp