Chính trị

Kể bằng hí họa: Hoa ăn thịt của Mùa xuân Ả rập 21. 07. 13 - 11:50 pm

Mặt Tròn Xoe và Soi thực hiện

1. Khi đất nước đầu tiên là Tunisie bắt đầu diễn ra những cuộc tuần hành đòi dân chủ (còn có tên là cách mạng Hoa Nhài – biểu tượng du lịch của Tunisie), các nước láng giềng Ả rập chỉ coi đó là chuyện không liên quan đến mình. Kết cục, tổng thống Tunisie là Zine El Abidine Ben Ali phải từ chức sau 23 năm cầm quyền, bỏ chạy ra nước ngoài sống đời lưu vong.

 

2. Thành công rồi, làn sóng đòi tự do dân chủ tiếp tục lan truyền qua các mạng xã hội, trong các nước thuộc thế giới Ả rập, chủ yếu là Hồi giáo, và bắt đầu được mang tên là “Mùa xuân Ả-rập”. Bức hí họa này miêu tả một công dân Ả rập, do được kết nối mạng đã tìm hiểu (và này sinh mong muốn) có được tự do, trong khi những người khác vẫn còn đang đắm chìm trong những nghi lễ, ràng buộc của thế giới Hồi giáo.

Nói thêm về cụm từ “Mùa xuân Ả rập”: đó là bắt nguồn từ sự kiện năm 1848, vào ngày 15 tháng 3 (tức đúng xuân), một cuộc cách mạng đã diễn ra tại Hung, và sau đó lan khắp châu Âu. Từ đó “mùa xuân” là chữ để chỉ các cuộc cách mạng có tính lan rộng, cho nên nhiều sự kiện của chuỗi Mùa xuân Ả rập tuy rơi vào đông, vào hè, vào thu, nhưng vẫn gọi là “mùa xuân”.

 

3. Nạn nhân tiếp theo của làn sóng “Mùa xuân Ả rập” là Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak, người cầm quyền cũng mới có 30 năm! Trong bức hí họa này, ông H.Mubarak bị những người đấu tranh đòi dân chủ “ép” làm xác ướp, tống vào trong quan tài rồi chèn nắp quan tài có biểu tượng pharaoh, trong khi ông, lúc này đã 84 tuổi, kêu bai bải: “Tôi còn chưa thấy mệt mà!

4. Mùa xuân Ả-rập lan tiếp tới Bahrain – một đất nước tuy nhỏ nhưng giàu vô kể nhờ dầu hỏa. Tại đây, những người biểu tình đòi vua Hamad thoái vị, kèm theo những yêu cầu cải cách về dân sinh. Nhưng ông vua giàu có (của những giải đua xe Thể thức 1) và lắm cảnh sát này đã tung ngay 37 tỉ đô để “tặng” không dân chúng (mỗi gia đình được trung bình 1000 USD), kèm theo những lời hứa giải quyết các yêu sách. Mùa xuân Ả-rập tạm yên ở đất nước này.

 

5. Rồi Mùa xuân Ả-rập lan tới Libya, châm dầu vào lửa những xung đột đã có sẵn ở đây…

 

6. Tại Libya, tổng thống Gadhafi – kẻ mà Mỹ vốn không ưa – đã chống trả mạnh tay những làn sóng biểu tình. Gadhafi chuyên dùng máy bay để trấn áp phe đối lập. Giải pháp vô hiệu hóa của Mỹ đối với lực lượng của Gadhafi là: đề xuất một vùng cấm bay trên lãnh thổ Libya dưới cái ô của Liên hiệp quốc. Với vùng cấm bay, máy bay quân sự của phe chính phủ mà bay vào là bị phe liên quân bắn hạ; Mà không được bay, lấy gì để phe chính phủ áp đảo phe đối lập đây? Trong tranh, ông Gadhafi được mô tả như một dạng côn trùng bay, sợ hãi trước bình xịt thuốc “No-Fly zone” (vùng cấm bay), đã nhũn nhặn chấp nhận mặc cả: “Thế nếu tôi không bay nữa mà chỉ bò thì có được không?

 

7. Tuy nhiên, các nước phương Tây đã quyết xuống tay dứt ông Gadhafi. Vùng cấm bay ở Libya lẽ ra đã không áp dụng được nếu Nga và Trung Quốc dùng quyền phủ quyết của họ ở Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc… Trong bức hí họa này, hai ông kễnh Nga và Trung Quốc, chứng kiến tình trạng rối ren giữa Gahdafi và phe đối lập, chỉ bảo nhau: “Đấy không phải việc của tụi mình!” Kết cục: không quân của Gahdafi bị dập te tua, phe nổi dậy thắng thế, tổng thống Gahdafi bỏ chạy và bị giết chết trong một khung cảnh hết sức mờ ám.

 

8. Người ta ví phong trào Mùa xuân Ả-rập như một hàng những con bài domino, lan truyền không phải hơi lạnh trong lành mùa xuân mà là hơi nóng chết chóc của nó…

 

9. … con bài này đổ ắt dẫn đến con kia phải đổ. Khi nó lan đến Syria như trong hí họa này, tổng thống Syria nhận thức rõ nguy cơ nên đã rụt rè đưa ra đề nghị (với những người đấu tranh đòi dân chủ): “Chúng ta có thể thảo luận về vụ này một tí được không?

 

10. Nhưng cũng với Syria, câu chuyện trở nên dằng dai hơn rất nhiều, vì xung quanh đất nước này có rất nhiều thế lực “cá mập” giằng co. Bức hí họa này mô tả một cuộc họp của khối NATO, trước tình hình phức tạp của Syria, vị nào cũng ngó lơ trước câu hỏi: “Có ai muốn lặn xuống không?

 

11. Syria, một bên là các nước phương Tây tài trợ cho phe đối lập (vừa cấp vừa run vì trong hàng ngũ chống chính quyền Syria không thiếu các thành phần Hồi giáo cực đoan, kể cả Al Qaeda), một bên là Nga cung cấp vũ khí cho phe chính phủ, theo “hợp đồng hợp pháp được ký từ trước khi có phong trào Mùa xuân Ả râp”. Trong hí họa này, nơi vùng biên heo hút, một tay CIA chở vũ khí cho phe đối lập, bắt gặp các sỹ quan Nga đang gặp gỡ phía Syria. Tay CIA nhận ra người quen (một anh Boris đặc Nga), và anh Nga cũng vui vẻ chào người quen: “John, tôi bặt tin anh suốt từ hồi Chiến tranh Lạnh”. Syria là một cứ địa duy trì ảnh hưởng, đồng thời là bạn hàng mua vũ khí lớn của Nga. Ngoài ra, Iran cũng không thể để mất Syria.

 

12. Cả Trung Quốc cũng không thể để mất Syria cho làn sóng Mùa xuân Ả rập. Nằm ở Bắc Phi, Syria tuy chưa phải là một “chốn làm ăn” lớn của Trung Quốc, nhưng về mặt chính trị, Trung Quốc không thể để hiệu ứng domino của Mùa xuân Ả rập lan tỏa quá dễ dàng. Trong bức hí họa này, con gấu bắc cực (chỉ Nga) và con rồng (chỉ Trung Quốc) đang ì ạch kéo cỗ xe tăng của Tổng thống Al Assad khỏi lao xuống vực.

 

 

13. Lần này, rút kinh nghiệm đã xảy ra với Libya, khi Liên hiệp quốc đề xuất áp dụng vùng cấm bay với Syria, do Mỹ cáo buộc ở Aleppo (thành phố lớn nhất của Syria), chính quyền có sử dụng vũ khí hoa học, cả Nga và Trung Quốc đều đồng thanh “VETO” (phủ quyết).

 

14. Tình hình hiện nay là Mỹ ngày càng thít chặt Syria, vạch ra đủ thứ “giới hạn đỏ”lằng nhằng mà chỉ cần vi phạm là Syria bị trừng phạt. Trong hình, tổng thống Obama nói với tổng thống Syria: “Đây, nếu mi mà vượt qua lằn ranh đỏ của ta lần nữa thì mi liệu hồn“.

 

15. Trong khi đó, hậu Mùa xuân Ả-rập tại một số nước là “không được như ý” (Mỹ). Tại Ai Cập, tổng thống Morsi của Đảng Anh em Hồi giáo lên cầm quyền nhờ quân đội giúp sức lật đổ tổng thống Mubarak, nhưng rồi lại bị chính quân đội hất bay qua cửa sổ sau một năm cầm quyền, dẫn theo nguy cơ nội chiến khi tiếp đó, đến lượt phe Anh em Hồi giáo biểu tình đòi phục chức lại cho Morsi.

 

16. Còn ở Libya, sau khi lật đổ Gahdafi, chính quyền rơi vào tay phe Hồi giáo cực đoan. Trong hí họa trên, một phụ nữ che mạng, bị xiềng, nói móc mỉa Obama: “Vì Gaddafi đi mà Libya được đám Hồi giáo cực đoan tiếp quản, muốn áp dụng luật Sharia. Cảm ơn nhiều!”. Obama ú ớ, “Ui, thôi khỏi nhắc chuyện đó mà!”. (Sharia là luật hà khắc của Hồi giáo). Nghiêm trọng nhất đối với Mỹ, đại sứ Mỹ tại Libya đã bị giết.

 

17. Câu chuyện ở Syria hiện chưa biết ngã ngũ ra sao, chỉ biết Mùa xuân Ả-rập đã nở ra những hoa trái “bất ngờ” với Mỹ và phương Tây: những bông hoa ăn thịt, hung dữ, kẹp chính tay người đã vun bón, tưới tắm cho nó.

 

18. Hay như trong bức hí họa này, miêu tả trước khi có Mùa xuân Ả-rập, đây là ốc đảo của hy vọng và tự quyết, tuy nhiên bị một số “quới nhân” đổ thuốc độc làm ô nhiễm. Nhiều người từng hy vọng hòa bình, dân chủ sẽ đến trên những vùng đất này, một khi những “quới nhân” này được dẹp bỏ, vùng đất được “thay máu”.

 

19. Thế nhưng cái cây cách mạng non trẻ, sau khi được chú Sam tưới tắm (kiểu của chú), lớn lên rồi lại nở ra toàn trái độc Hồi giáo cực đoan, sẵn sàng phát nổ. Cách tốt nhất là chú Sam bỏ của chạy lấy người!

*

Bài tương tự:

- Hí họa: Perry ra ứng cử

-

- Hí họa: Osborne chém cây sống để trồng cây chết

- Hí họa: Rối ren vì công nương nghén

- Hí họa: Sẽ không ai phải đi tù cả

- Hí họa: Vừa khác nước ta, vừa giống nước ta

- Hay hơn hí họa

- Hí họa: Sphinx Ai Cập bao giờ mới liền lạc

- Hí họa: Nigeria với lựa chọn
“thà liếm dầu còn hơn cạp đất”

- Hí họa: Chú Cuội Armstrong

- Hí họa: Tai họa thành Pompeii, tai họa đồng Euro

- Kể bằng hí họa: Câu chuyện Snowden

- Kể bằng hí họa: Hoa ăn thịt của Mùa xuân Ả rập

- Kể bằng hí họa: Hy Lạp – cái bình đợi vỡ

- Kể bằng hí họa: Thỏa thuận của P5+1 với Iran – chông gai phía sau, gập ghềnh phía trước

- Kể bằng hí họa: Gấu Nga làm gì ở Syria?

- Ai sẽ vĩ đại trở lại? (phần 1): Đòn của điệp viên KGB

- Ai vĩ đại trở lại? (phần 2): ngày ấy, mi đã làm nhà tao tan nát

- Ai vĩ đại trở lại? (phần 3): một kế hoạch bất thành?

- Hoa Kỳ, hoa rụng tơi bời và cơn mộng tan rồi?

- Nhân lời dọa của Trump với Tàu

- Học qua hí họa: chú Năm, anh Hai, thuế mậu dịch và chiến tranh thương mại

- Kể bằng hí họa: Bầu cử ở Đài Loan

Ý kiến - Thảo luận

9:39 Tuesday,13.6.2017 Đăng bởi:  SA
Mang cho ta thủ cấp của Al Jazeera!

Al Jazeera là một phương tiện truyền thông được Qatar cho tiền tối đa và định hướng tối thiểu, trái ngược với các phương tiện truyền thông nhà nước thường thấy, là cho tiền tối thiểu, hehe, và định hướng tối đa.
Vì vậy, đây là một đài quốc tế có chất lượng mình vẫn thường theo dõi, tất nhiên là cũng như
...xem tiếp
9:39 Tuesday,13.6.2017 Đăng bởi:  SA
Mang cho ta thủ cấp của Al Jazeera!

Al Jazeera là một phương tiện truyền thông được Qatar cho tiền tối đa và định hướng tối thiểu, trái ngược với các phương tiện truyền thông nhà nước thường thấy, là cho tiền tối thiểu, hehe, và định hướng tối đa.
Vì vậy, đây là một đài quốc tế có chất lượng mình vẫn thường theo dõi, tất nhiên là cũng như đối với mọi truyền thông, không nên coi đó như sấm Trạng Trình.

Định hướng của Qatar lại tương đối rộng rãi, tóm tắt là nếu khu vực cứ độc tài cổ điển như mấy cha thì chết cả lũ, cả ông cả tôi. Về mặt thể chế, Qatar, Kuwait là chế độ quân chủ loại khiêm nhường, “dạ thưa em là vua”, ngay đến trong danh xưng chính thức cũng chỉ “Quốc gia Qatar” và “Quốc gia Kuwait” (State) trong khi UAE là Tiểu vương quốc, Saudi Arabia là Vương quốc, Oman là Vương quốc (Sultanante). (Bahrain lúc đầu cũng là “Quốc gia” nhỏ nhẹ, sau khi đàn áp biến động dân chủ 1994-2000 bèn đổi quách ra thành Vương quốc để cho rõ ai là dân ai là cha). Nói qua, không ai ví tiểu quốc 1,3 triệu dân này với lại Trung Quốc cả nhưng đàn áp tại đây khiến 40 dân (và 1 lính) thiệt mạng, 2000 người bị bắt giữ (600 theo sứ quán Hoa Kỳ) là những con số đáng kể, “tương đương” với 40 000 người chết và 200 000 bị tù.

Cho nên, biến cố Mùa Xuân Ả Rạp 2011 bị các chế độ bảo thủ đổ cho là tại Al Jazeera gây ra diễn biến! Hiện khối bảo thủ đang cấm tiệt Al Jazeera đã đành nhưng Saudi Arabia vì dư công nhân viên nhà nước nên mới ra chỉ thị rõ rệt và chi tiết. (Lại nói qua, Saudi Arabia rất nhiều công nhân viên nhà nước, ai cũng là công nhân viên nhà nước hết (80% của lực lao động) và cứ vua mới lên ngôi thì thêm 1 tháng tiền thưởng). Việc là, thường thì bạn vào 1 phòng khách sạn, có 1 tờ bìa chỉ dẫn các đài TV bắt được. Saudi bắt thâu hồi các chỉ dẫn này, không được dùng các bảng cũ có liệt kê trong danh sách “Al Jazeera”!

Hồi 2016 mình ở Lebanon, đến khách sạn thấy trên bàn có bảng gía bia rượu, sâm banh, mở tủ lạnh ra thì thấy toàn nước ngọt nước suối. Bèn hỏi lễ tân thì họ bảo, khách sạn có đủ hết chứ, và muốn uống gì thì gọi, họ mang đến nhưng tại vì đây nhiều khách Saudi và vùng Vịnh nên không để sẵn trong tủ thôi. Mình bảo nhiều khách Saudi thì phải ngược lại chứ, rượu nhét đầy trong tủ, nhưng đừng có ghi công khai ở trên danh sách thức uống mới phải!

Hòa giải giữa các nước trên trong khu vực trong đợt khủng hoảng ngoại giao 2017 này, chắc Al Jazeera phải mất đầu hay bị chặt 1 tay 2 chân thôi.
 
18:57 Wednesday,24.7.2013 Đăng bởi:  Phạm Huy Thông
Ảnh số 7 hình như nói về thái độ dùng dằng một thời gian không ngắn của Nga và Trung Quốc khi lực lượng Gadafi vẫn thắng thế, thẳng tay đàn áp quân đối lập. Nhưng lời bình lại nói về những chuyện sau đó khi Nga và Trung Quốc cuối cùng cũng không tiếp tục dùng quyền phủ quyết của mình nữa.
...xem tiếp
18:57 Wednesday,24.7.2013 Đăng bởi:  Phạm Huy Thông
Ảnh số 7 hình như nói về thái độ dùng dằng một thời gian không ngắn của Nga và Trung Quốc khi lực lượng Gadafi vẫn thắng thế, thẳng tay đàn áp quân đối lập. Nhưng lời bình lại nói về những chuyện sau đó khi Nga và Trung Quốc cuối cùng cũng không tiếp tục dùng quyền phủ quyết của mình nữa. 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

“Nói chuyện gì, khi nói chuyện tình?”

Vi Tường Vi (N°9 - Nhóm One Tree)

Hãy bớt trách móc

Họa sĩ VI KIẾN THÀNH

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả