Nghệ sĩ Việt Nam

Lê Quảng Hà – Pop và Biểu hiện 03. 04. 10 - 1:31 am

SOI T

Từ những năm 1990, Lê Quảng Hà bắt đầu được giới mỹ thuật biết đến. Tranh của Lê Quảng Hà chủ yếu là sơn dầu trên toan, thi thoảng, anh cũng làm tranh sơn mài. Ngoài ra, Lê Quảng Hà còn làm tượng và các tác phẩm sắp đặt.

.

 

Với Francis Bacon

Đặc điểm chung của tranh, tượng và các tác phẩm sắp đặt là đặc trưng Pop, thể hiện rõ qua sử dụng màu sắc tương đối sặc sỡ, đậm đặc và đối lập nhau. Bốn loại màu hay thấy trong tranh Lê Quảng Hà là đỏ bầm, cam đậm, vàng và xanh lá cây. Hiện thực đời sống xã hội là đề tài chính yếu. Ngoài ra, thêm một đặc điểm nổi bật không kém là chủ nghĩa Biểu hiện: Những cái đầu trùm kín kim loại, máy móc, những gương mặt người biến dạng với con ngươi lồi ra khỏi tròng mắt to trắng dã, miệng mở lớn đầy răng nhọn hoắt hoặc bị bóp méo dị hình, những bàn tay hoặc to đen trũi như tay gấu, hoặc giống càng cua bằng sắt, hoặc khô xác nghều ngoào như cành mục… Tất cả gây dựng lên thành chân dung người trộn thú vật đang trong cơn điên loạn.

Prison No4, oil, 64x77cm, 1997

Mặc dầu Lê Quảng Hà thú nhận rằng anh thích họa sĩ người Anh thế kỷ 20 Francis Bacon và không ít người cho rằng tranh của Lê Quảng Hà giống họa sĩ này, nhưng tôi không cho đó là kết luận đúng.

Nét vẽ của Lê Quảng Hà trong tranh thô mộc, mạnh mẽ trong khi nét vẽ của Bacon mềm mại, uyển chuyển, màu sắc trên mặt người trong tranh Bacon hoặc tối hoặc sáng cùng gam màu tương đương thì màu sắc mặt người trong tranh Lê Quảng Hà thường nửa tối nửa sáng và màu sắc đối lập, các nét mắt mũi mồm người trong tranh Bacon bị làm nhòe đi thì các nét mắt mũi mồm người trong tranh Lê Quảng Hà được làm rõ và cường đại.

Porrait No12, oil, 50x40cm, 1999

Nếu Lê Quảng Hà có giống với Bacon thì chính là ý niệm mà cả hai cùng theo đuổi: “phát ngôn mạnh mẽ không khoan nhượng về xã hội vừa phát triển thần kỳ, vừa vẫn mông muội và dã man tới không ngờ” (tr.101, Danh nhân nghệ thuật tạo hình thế giới – T1, NXB Kim Đồng, 2006). Và tất nhiên, xã hội mà Bacon đã sống không phải là xã hội mà Lê Quảng Hà đang sống.

Các giai đoạn sáng tác

Từ 1986 đến 1995, trong triển lãm cá nhân lần đầu tại gallery Vĩnh Lợi, TP.HCM, với các bức tranh Đêm mộng du, Chân dung bạn già, Múa lân, Thôn nữ… Lê Quảng Hà vẫn còn chịu nhiều ảnh hưởng của người thầy – họa sĩ Kim Bạch.

Từ năm 1995 đến 1999, Lê Quảng Hà đi theo trường phái biểu hiện. Đây được coi là giai đoạn phát triển ghi nhận dấu ấn cá nhân trong tranh Lê Quảng Hà. Anh tham gia các triển lãm nhóm tại Thụy Sĩ, Đức, Hồng Kông, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc.

Scream, oil, 110x125cm, 1997

Tháng 12 năm 2001, từ triển lãm cá nhân tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (Hà Nội), các tác phẩm của Lê Quảng Hà đi theo bước ngoặt mới: Pop và Siêu thực, không còn khuôn mặt người bị thú hóa mà thay vào đó là máy hóa, hình dáng người vẫn thể hiện thô tháp nhưng nét vẽ tinh và mềm mại hơn.

Flying II oil, 155x195cm, 2007

Sắp đặt gần đây nhất của Lê Quảng Hà là trong Hội tụ ánh sáng.  Anh làm hai tác phẩm: Ngôi đềnHồ Gươm. Với Hồ Gươm, trong lòng hố (đã xây gạch bao cẩn thận), Lê Quảng Hà đặt lớp giấy tráng kim, đèn chiếu, rồi đổ nước vào. Một “Tháp Rùa” nổi lềnh bềnh, di chuyển phía trên mặt nước. Trái ngược với “thủy” – hồ nước là “kim” – một lồng chụp kim loại đặt song song, cách bờ hồ năm mét. Đây chính là Ngôi đền. Bên trong lồng chụp, anh đặt một chân dung tự họa (lấy từ mẫu bộ tượng mà Lê Quảng Hà từng triển lãm ở Viện Goethe), có hai đầu, đổ composite (để có thể thắp sáng tượng từ bên trong) tô vẽ nhiều màu sắc sặc sỡ. Khi đã đặt tượng vào trong “lồng”, Lê Quảng Hà còn chiếu ánh đèn “ma” từ phía ngoài vào và xung quanh treo đủ các con vật đầu vịt mình cá, đầu chó mình cá… di động theo vòng tròn. Nhìn tổng thể, Ngôi đền trông như một cây nêu chứa đựng niềm hoang tưởng.

Hoạt động nghệ thuật

LÊ QUẢNG HÀ

Sinh năm 1963 tại Hà Nội

1970: Sinh viên của Câu lạc bộ Thiếu niên Tiền phong’s

1986-1989: Tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật Công nghiệp chi nhánh Hồ Chí Minh

1989-1992: Tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội khoa Thiết kế

Thành viên Hội Mỹ thuật VNCác giải thưởng chính- Huy chương đồng Triển lãm mỹ thuật thủ đô các năm 1992, 1993, 1994- 1994: Giải thưởng Hội Mỹ thuật Việt Nam – giải ba

– 1995: Huy chương bạc Triển lãm mỹ thuật toàn quốc

– 2000: Huy chương đồng Triển lãm mỹ thuật toàn quốc

– 2001: Giải thưởng Hội Mỹ thuật Việt Nam – giải ba

– 2001: Giải thưởng Triển lãm Việt Nam-Asean do Philip Morris tài trợ

– 2002: Giải thưởng Hội Mỹ thuật Việt Nam – giải ba

Có tranh sưu tầm tại Bảo tàng Mỹ thuật Singapore và Bảo tàng Mỹ thuật châu Á Fukuoka (Nhật Bản)

Triển lãm

– 1987: Triển lãm quốc gia của Họa sĩ Trẻ Việt Nam – Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

– 1990-1991: Triển lãm mỹ thuật tại Hà Nội, Việt Nam

– 1992: Triển lãm nhóm Mười Họa sĩ Việt Nam tại Trung tâm văn hóa Pháp, Hà Nội, Việt Nam

Triển lãm nhóm Họa sĩ Trẻ tại Berlin, Đức

– 1993: Triển lãm nhóm Tranh Việt Nam tại Bắc Kinh, Trung Quốc

– 1994: Triển lãm nhóm Họa sĩ Trẻ tại Song Hong Gallery, Hà Nội, Việt NamTriển lãm nhóm Chiến tranh và cách mạng tại Triển lãm Mỹ thuật Toàn quốc.

– 1995: Triển lãm cá nhân tại Vĩnh Lợi Gallery – Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

– 1996: Triển lãm nhóm tại Zurich, Thụy Sĩ; Triển lãm nhóm tại Berlin, Đức; Triển lãm nhóm Tranh & Triển lãm điêu khắc của nghệ sỹ trẻ lần thứ hai tại Huế, Việt Nam

– 1997: Triển lãm nhóm Bộ mặt thay đổi của Hà Nội tại Hongkong; Triển lãm nhóm tại Berlin, Đức; Rencontre với Oliver Passieux tại Hà Nội, Việt Nam

– 1998: Triển lãm nhóm tại New York, Boston và California, Mỹ; Triển lãm nhóm tại Bảo tàng Nghệ thuật hiện đại Fukuoka, Fukuoka, Nhật Bản;.

– 1999: Triển lãm nhóm Seoul, Hàn Quốc; Triển lãm nhóm tại Boston, Mỹ.

– 2001: Triển lãm cá nhân tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, Hà Nội, Việt Nam; Tham gia Hội thảo mỹ thuật Quốc tế tại Hà Nội, Việt Nam; Đại diện cho Việt Nam nhận giải thưởng nghệ thuật ASIAN (Philip Morris Prize) tại Bali, Indonesia; Triển lãm nhóm tại Zug, Thụy Sĩ.

– 2002: Ra mắt website www.lequangha.com; Triển lãm nhóm Vietnam Art Actuel tại Trung tâm triển lãm, Đại học Montréal, Montréal, Canada.

– 2003: Tham gia Melbourneconnectionasia 2003 tại Melbourne, Úc

2004: Triển lãm cá nhân Lê Quang Hà tại Trung tâm Văn hóa Pháp, Hà Nội, Việt Nam; Triển lãm nhóm tại khách sạn Arte, Olten, Thụy Sĩ

– 2005: Triển lãm nhóm The Ten Courts of the Kings of Hell, Việt Nam Quá khứ và hiện tại tại London, Anh

– 2006: Triển lãm nhóm Nam Cao và Hội họa tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, Hà Nội, Việt Nam; Tham gia Festival Huế, Việt Nam; Triển lãm nhóm tại Fielding-Lecht Gallery, Austin, Texas, Hoa Kỳ.

2008: Triển lãm cá nhân Thay đổi khuôn mặt tại Thavibu Gallery, Bangkok, Thái Lan

Có trong các bộ sưu tập của bảo tàng: Bảo tàng Mỹ thuật Singapore’, Bảo tàng Nghệ thuật châu Á Fukuoka, Nhật Bản.

 

Ý kiến - Thảo luận

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả