Kiến trúc

Nhà siêu nhỏ ở Nhật:
1 – Nhà ven sông của Kota Mizuishi 26. 05. 13 - 7:02 pm

Kelsey Campbell-Dollaghan (phần text 1) Hoàng Lan và M.Nha lược dịch

Theo kiến trúc sư Kengo Kuma, cơn cuồng kyosho jutaku (một biến thể kiểu Nhật của nhà siêu nhỏ) bắt đầu rộ lên vào thế kỉ 13, khi nhà thơ Kamo no Chomei viết bài tiểu luận “Ký sự túp lều của tôi” về cái thú khi sống dưới một mái lều tranh Tuy nhiên, về mặt đương đại, nhà siêu nhỏ đã trở thành một trào lưu vào những năm 1990s, khi giá bất động sản leo thang và khủng hoảng kinh tế dai dẳng đã thôi thúc nhiều cư dân trẻ của Tokyo nhớ ra thứ nhà “ổ chuột”.

Từ đó, mốt nhà kyosho jutaku bùng nổ. Không giống những căn hộ siêu nhỏ nhan nhản khắp nơi (làm ra để bán), nhà siêu nhỏ được các gia đình tự xây. Chúng thường do những kiến trúc sư trẻ thiết kế, trên những khoảnh đất không dùng tới, hoặc đất còn “thừa ra”, là thứ “trám bít” (theo đúng nghĩa của từ này) sau một cuộc va nhau giữa cái cũ và cái mới, ở Tokyo. Cho nên chẳng có gì là lập dị khi ai đó xây một căn kyosho jutaka trên mẩu đất chỉ rộng hơn chỗ đậu xe một chút – hoặc có thể còn nhỏ hơn chỗ đậu xe nữa, cho một anh chàng ba mươi mấy.

Có hàng đống cách giải thích cho hiện tượng kyosho jutaka, từ khía cạnh kinh tế xã hội (giá bất động sản và khủng hoảng kinh tế), đến văn hoá pop (cơn sốt mọi thứ siêu nhỏ) hay về mặt lịch sử (thơ của Kamo no Chomei). Trong phần lời tựa của cuốn “Mái ấm cỏn con: Những ý tưởng kiểu Nhật cho việc vui sống trong không gian giới hạn”, tác giả Kuma đã đưa ra một lời giải thích khá riêng tư:

Cá nhân tôi thấy, với tư cách là một kiến trúc sư, thiết kế nhà nhỏ đem đến những hướng đi mới cho mối quan hệ giữa con người với môi trường, và trên bình diện rộng hơn, đó là tương lai của nhà ở. Tại nhiều quốc gia phương Tây, thiên nhiên và vật nhân tạo được coi là hai thế lực đối lập nhau; thiên nhiên bị đối xử như một thực thể khắc nghiệt mà ta cần phải đối đầu… Nhà nhỏ về mặt nào đó, chính là một phòng thí nghiệm, cho phép ta theo đuổi việc sáng tạo một mối quan hệ bổ trợ với môi trường quanh ta.

Một điều chắc chắn, nếu coi là một chiến lược cho việc phát triển bền vững, kyosho jutaka quả rất hợp lý hợp tình. Ngoài Tokyo, hàng tá thành phố khác hiện đang cố tăng mật độ mà không phải mở rộng ra vùng biên. Lấy ví dụ New York, thành phố này gần đây mới công bố một dự án cho các nhà đầu tư thuê phần đất công viên quanh những khu nhà tập thể của chính phủ, (để xây) những ngôi nhà bé có hiệu suất năng lượng cao, dành cho các hộ gia đình đơn, và đây có thể chính là thứ giúp cho các thành phố lớn tận dụng được hết từng mét vuông không gian.

Sẽ rất thú vị để xem liệu cơn sốt nhà siêu nhỏ này có lan khắp mọi nơi không. Trong khi chờ đợi, các bạn có thể xem qua lần lượt các ngôi nhà nhỏ vừa được xây trong vòng 10 năm nay.

*

NHÀ VEN SÔNG Ở TOKYO

Địa điểm: Suginami, Tokyo, Nhật
Kiến trúc sư: Kota Mizuishi
Kỹ sư xây dựng: Kentaro Nagasaka
Thiết kế ánh sáng: Tatsuoki Nakajima
Nhà thầu: Hirano-kensetu
Diện tích địa điểm: 52.14 m2
Diện tích xây dựng nền: 29.07 m2
Tổng diện tích xây dựng: 55.24 m2

Đây là một căn nhà rất bé, xây trên một địa điểm hình tam giác, nơi đường và sông cắt nhau thành một góc hẹp.

 

Nhà này dành cho một cặp vợ chồng và cô con gái nhỏ.

 

Do đây là đường cụt, nên để có được giấy phép xây dựng, mặt bằng này đã phải chỉnh sửa rất nhiều. Hình dạng ngôi nhà cũng là một hình tam giác hẹp, nương theo địa thế. Ba mặt mái trải ra tối đa đến hết chỉ giới xây dựng.

 

Nhà nằm ở một vị trí lạ, trong một khu vực bị giới hạn, cách con sông bằng một lối đi dạo và một bờ kè, nhưng kiến trúc sư vẫn muốn xây dựng được những mối liên hệ khác nhau giữa ngôi nhà và con sông.

 

Mặc dầu tầng trệt là một không gian riêng tư (phòng ngủ) nhưng tính riêng tư được bảo toàn nhờ những màn cửa ngăn với cửa ra vào, cầu thang, nhà kho.

 

.

 

Khi cần một không gian trải rộng thì chỉ cần thu màn vào sát tường.

 

Nhà tắm ở tầng 1.

 

Lầu 1 chia thành những khu vực nhỏ bằng những bức tường ngắn. Mỗi phòng đều cho cảm giác mở và nối kết với dòng sông.

 

Phòng ăn và nhà bếp ở hướng Tây, là khu vực rộng nhất trên lầu, có trần cao, cho cảm giác “bốc thẳng lên mái”.

 

Bếp nhìn từ gác xép.

 

Phòng khách, cũng là không gian trung tâm, có trần thấp, cửa sổ rộng cả hai mặt.

 

Phòng khách có một ban công và một ô cửa sổ nhô ra tạo cảm giác “bồng bềnh” khi đứng đó nhìn xuống sông.

 

Phòng phụ nằm hướng Đông, ở đuôi nhà hẹp, theo hướng chảy của dòng sông, từ đây thấy được những tia nắng sớm đầu tiên trong góc tối.

 

Gác xép với hai cửa sổ trời là không gian nhìn xuống thấy sông và ngước lên thấy trời. Nhưng cho trẻ con lên đây chơi thì hơi kinh.

 

Phụ huynh nhà này có vẻ duy mỹ đến quên nguy hiểm.

 

Bên hông nhà, nhìn từ sông.

 

Hông nhà, phía đường.

 

Buổi tối.

Ý kiến - Thảo luận

12:05 Wednesday,5.6.2013 Đăng bởi:  đinh mạnh
@TNXP: bạn ơi, với không gian nhỏ thế này mình nghĩ nếu không "mở" để giao tiếp với bên ngoài, để không gian bên ngoài chảy vào, làm cho không gian nhỏ hẹp bên trong "giãn nỡ" ra, thay vào đó là khép kín thì e rằng không khác gì sống trong cái hang nhỏ cả. 
C&aac
...xem tiếp
12:05 Wednesday,5.6.2013 Đăng bởi:  đinh mạnh
@TNXP: bạn ơi, với không gian nhỏ thế này mình nghĩ nếu không "mở" để giao tiếp với bên ngoài, để không gian bên ngoài chảy vào, làm cho không gian nhỏ hẹp bên trong "giãn nỡ" ra, thay vào đó là khép kín thì e rằng không khác gì sống trong cái hang nhỏ cả. 
Cái hay của người thiết kế chính là tận dụng được ưu thế không gian thoáng, sáng bên ngoài làm giãn nở không gian nhỏ hẹp bện trong! Ánh sáng tự nhiên chiếu vào từng ngóc ngánh của không gian luôn cho chúng ta cảm giác một không gian rộng hơn, và ngược lại, những góc tối luôn làm không gian nhỏ đi! Thử tưởng tượng xem nếu cũng với một không gian nhỏ như thế, lại bị vây bởi những ngôi nhà khác. Thì cái cảm giác bị bó chẹt sẽ làm cho không gian như nhỏ lại, như ngột ngạt hơn! Mối liên hệ giữa không gian trong và ngoài là rất mật thiết! 
12:42 Tuesday,28.5.2013 Đăng bởi:  tiến thánh

@Nghiêm Toàn: Đúng là ở đây không đúng sai, mà vấn mấu chốt của nhà siêu nhỏ là "tối ưu hóa" thì giải pháp của kts này là chuẩn. Nếu đưa khách bếp ăn xuống tầng 1 thì diện tích bé quá, khi đó sẽ bỏ phòng khách, chỉ có phòng ăn. Phòng kh&
...xem tiếp

12:42 Tuesday,28.5.2013 Đăng bởi:  tiến thánh

@Nghiêm Toàn: Đúng là ở đây không đúng sai, mà vấn mấu chốt của nhà siêu nhỏ là "tối ưu hóa" thì giải pháp của kts này là chuẩn. Nếu đưa khách bếp ăn xuống tầng 1 thì diện tích bé quá, khi đó sẽ bỏ phòng khách, chỉ có phòng ăn. Phòng khách mà ở tầng một trong trường hợp này thì không muốn ngồi chút nào cả.


(Soi: Tiến Thánh ơi, lần sau bạn viết đủ dấu, đừng viết tắt, Soi chỉ gõ lại cmt cho bạn lần này thôi đấy, lần sau còn thế Soi không đưa lên đâu. Cảm ơn bạn.)

 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả