Thiết kế

Bài thi logo cho Nhà hát chèo Hà Nội (phần 8: từ 48 đến 55) 23. 05. 13 - 10:32 pm

(Tiếp theo phần 7 và hết)

*

Mẫu dự thi số 48

Ý tưởng thiết kế logo: Chèo là một loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian Việt Nam. Với ý tưởng được phát thảo, kết hợp với các phần mềm đồ họa, cùng với những phương pháp thiết kế, ở đây tôi lựa chọn hình ảnh nét đẹp người phụ nữ trong trang phục truyền thống (áo tứ thân – nón quai thao) cách điệu làm logo của Nhà Hát Chèo Hà Nội.

Bằng hình ảnh đặc trưng mang tính ước lệ của Hà Nội (chùa Một Cột) được đưa vào trung tâm chính giữa làm họa tiết trang trí trên chiếc nón quai thao, như một lời khẳng định về bề dày lịch sử cũng như sự chuyển mình thay đổi không ngừng nghỉ của Nhà Hát Chèo Hà Nội trong mỗi giai đoạn mà đất nước đổi thay.

*

Mẫu dự thi số 49

Logo nhà hát Chèo Hà Nội được lấy ý tưởng từ khát vọng muốn đưa thể loại nghệ thuật Chèo vươn xa và phát triển bền vững của nhà hát Chèo Hà Nội.

Logo được thể hiện trên nền xanh thể hiện sự thân thiện, giản dị, gần gũi và dễ đi vào lòng người.

Trong logo chữ N được cách điệu bằng hình ảnh con chim sáo đang giang cánh bay cao và cất lên những bản nhạc, những tác phẩm bất hủ. Hình ảnh chim sáo đang bay muốn thể hiện Nhà hát Chèo luôn là cánh chim đầu đàn trong lĩnh vực nghệ thuật chèo và luôn vươn tới sự hoàn thiện trong lĩnh vực nghệ thuật.

Chữ H trong logo được cách điệu bằng hình ảnh Khuê Văn Các là biểu tượng đặc trưng cho thủ đô Hà Nội nơi nhà hát đóng quân.

*

Mẫu dự thi số 50

Ý tưởng:
Logo Nhà hát Chèo Hà Nội lấy ý từ một chiếu chèo cổ xa xưa (chèo sân) để thể hiện sự tỏa sáng của nghệ thuật Chèo trong quá khứ cũng như sự lan tỏa và phát triển trường tồn của nó trong tương lai.

Diễn giải:
Được thiết kế hình tròn, dạng âm – dương theo quan niệm phương Đông, logo Nhà hát Chèo Hà Nội tập trung nhấn mạnh sự đơn giản, hiện đại nhưng vẫn giữ nét cân xứng theo phong cách cổ điển. Tại phần trung tâm của logo, dòng chữ “NHÀ HÁT CHÈO HÀ NỘI” được thiết kế lớn, tạo hình trang trọng và nổi bật, kết hợp với hình tượng Khuê Văn Các phía trên tạo thành biểu tượng của một chiếu chèo sân đình cổ xưa, qua đó cũng thể hiện rõ truyền thống văn hiến và là biểu tượng của thủ đô.
Chiếc quạt giấy (một đạo cụ đặc sắc tiêu biểu của nghệ thuật chèo) được cách điệu thành vầng hào quang tỏa sáng. Ánh hào quang tỏa ra từ chiếu chèo sân đình tượng trưng cho sự phát triển rực rỡ của nghệ thuật chèo trong quá khứ và sẽ còn tiếp tục lan tỏa mạnh mẽ, trường tồn trong tương lai.

Logo sử dụng hai màu chủ đạo là: Đỏ – Vàng. Đây là hai màu được dùng nhiều trong nghệ thuật truyền thống nói chung và trong bộ môn nghệ thuật Chèo nói riêng.

Thiết kế đơn giản và hiện đại với chỉ hai màu, hai sắc độ giúp logo có thể phóng to, thu nhỏ mà vẫn sắc nét, rõ ràng. Logo cũng có thể dễ dàng in trên các chất liệu khác nhau hoặc tạo khối hay khắc chìm.

*

Mẫu dự thi số 51

Ý nghĩa logo:

– Logo sử dụng hình ảnh con rùa làm linh vật biểu trưng cho nhà hát chèo Hà Nội. Hình ảnh con rùa ngậm thanh gươm làm ta nhớ đến sự tích hào hùng chống giặc ngoại xâm của ông cha ta. “Hồ Hoàn Kiếm” hay còn gọi là “Hồ Gươm” cũng là biểu tuợng đặc trưng của Hà Nội. Ngoài ra, hình ảnh linh vật con rùa còn tuợng trưng cho sự trường thọ, lâu đời cũng như thể hiện đuợc sự truờng tồn vĩnh cửu của nhà hát Chèo Hà Nội đã hơn 60 năm thành lập, 1 nét văn hóa còn lưu mãi với thời gian.

– Logo sử dụng màu vàng và đỏ cánh sen là 2 màu đặc trưng trong những bộ trang phục của loại hình nghệ thuật Chèo.

– Font chữ tròn, uốn luợn thể hiện đuợc yếu tố hát, múa, nhạc, kịch của thể loại hình nghệ thuật Chèo.

*

Mẫu dự thi số 52

Chiếc quạt tượng trưng cho nghệ thuật Chèo với hình Văn Miếu (mang hình sao Khuê – sao chủ của Văn chương – Nghệ thuật) ở trung tâm – khẳng định đây là hình tượng tiêu biểu của Nhà hát Chèo của Thủ đô. Đôi bàn tay tượng trưng cho nghệ thuật biểu diễn Chèo đồng thời nó như đang nâng nui, tôn vinh hình tượng chiếc quạt. Hình ảnh này mang thông điệp về sự trân trọng, gìn giữ và phát huy vốn quý – Nghệ thuật Chèo trong cuộc sống hiện đại. Sự tỏa sáng của nghệ thuật Chèo – đó chính là sự nghiệp của Nhà hát Chèo Hà Nội theo đuổi sẽ góp phần tô thắm cho lá cờ nghệ thuật truyền thống của Hà Nội và làm rạng danh cho nền văn hóa của Việt Nam.

Màu hồng sử dụng cho logo là màu gợi lên sự đằm thắm, quyến rũ của nghệ thuật Chèo.

*

Mẫu dự thi số 53

Cảm hứng đến từ hình tượng văn hiến của thủ đô và đạo cụ quen thuộc của sân khấu chèo.

Phần hình:

– Các chi tiết được cắt giảm tối đa, khoảng trắng trong lòng chữ được sử dụng để tạo điểm nhấn, tạo liên tưởng tới một sân khấu hiện đại hình bán cầu cũng như tạo ấn tượng hình Khuê Văn các in trong lòng mắt, với ý nghĩa: Cách tân trên nền truyền thống.

Màu chủ đạo: Tím thẫm và nâu ánh vàng

Sử dụng với mục đích truyền tải tính cách thương hiệu. Màu tím được coi là màu của đam mê, huyền ảo. Màu nâu ánh vàng là màu của sự mộc mạc, chân thành.

Khi sử dụng logo màu nâu ánh vàng trên nền tím thẫm sẽ tạo nên ấn tượng về một đêm diễn với sân khâu tỏa sáng.

*

Mẫu dự thi số 54

Chèo là một loại hình sân khấu dân gian truyền thống đã có từ lâu và phát triển rất lớn mạnh và cũng là đại diện tiêu biểu của sân khấu truyền thống Việt Nam. Từ khi ra đời đến khi phát triển, chèo đã qua nhiều giai đoạn, từ khi chèo được biểu diễn ở sân đình, sân chùa cho đến thời kỳ phát triến thành chèo hiện đại, biểu diễn trên sân khấu để quảng bá khắp năm châu. Logo biểu trưng mang hình ảnh chiếc rèm màu đỏ được mở ra tựa như sự giới thiệu, mở màn, mang đến sự mới lạ, hiện đại hóa để đáp ứng thị hiếu của khán thính giả trong nước cũng như năm châu nhưng vẫn bảo lưu những tinh hoa văn hóa dân tộc qua nhiều thế kỷ. Nằm đằng sau chiếc rèm đỏ là hình ảnh Khuê Văn các, là biểu trưng của truyền thống hiếu học và cũng là biểu trưng của Hà Nội, để có thể tạo dấu ấn đặc trưng riêng của đoàn Chèo Hà Nội, với sắc xám mang ý nghĩa vô tận, là màu của sự cổ kính và lịch sử để thể hiện giá trị truyền thống quá khứ nối tiếp hiện tại và bền lâu vĩnh cửu.

*

Mẫu dự thi số 55

Tổng thể logo thiết kế với hình tượng vuông – tròn tượng trưng cho đất trời, tạo thế cân bằng âm dượng thể hiện sự phát triển bền vững, với tầm nhìn thoáng và riêng biệt của Nhà hát Chèo Hà Nội.

Mô phỏng hình tượng cây đàn Nguyệt, một nhạc cụ cổ và thường có trong các đoàn hát Chèo làm chủ đạo cho logo, điều này thể hiện bản sắc dân tộc và những âm hưởng thăng trầm trong hát chèo thể hiện tính đặc trưng và tính nghệ thuật dân gian riêng biệt của Nhà hát. Thùng đàn to tròn với những vòng xoay bao quanh tạo chữ C (Chèo), thể hiện sự nỗ lực, phát triển không ngừng trong việc phát huy và quảng bá nghệ thuật chèo của Ban giám đốc cùng toàn thể cán bộ, nhân viên nhà hát. Kết hợp với hình tượng Khuê Văn Các ở tâm như khẳng định sự tự tin, tầm quan trọng và vị thế của một nhà hát Chèo tầm cỡ của thủ đô Hà Nội.

Phía trên những dảy lụa mềm mại, uyển chuyển ôm lấy thân đàn – như lá cờ tiên phong trong công tác tuyên truyền nghệ thuật văn hóa chèo dân gian – như những cánh chim không mỏi của những con người luôn cống hiến, với tâm huyết nhiệt tình nhằm đem đến những bữa tiệc văn hóa đầy bản sắc, để lại ấn tượng trong nhân dân một tầm nhìn mới hơn, sâu sắc hơn – Như những tà áo thướt tha, đậm chất dân ca cổ trong nghệ thuật hát chèo – Tạo hình chữ T (Theatre ) thể hiện thêm ý nghĩa của một nhà hát.

Tất cả, chứa đựng những hình tượng ý nghĩa và sâu sắc nhất, thể hiện phong cách vừa hiện đại vừa cổ truyền trong logo Nhà hát Chèo Hà Nội.

Màu nâu đỏ: tự tin, tâm huyết.

Màu vàng đất: bền vững, viên mãn.

 

*

Bài liên quan:

– 50.000.000 VND cho logo của Nhà hát Chèo Hà Nội 
– Bài thi logo cho Nhà hát chèo Hà Nội (phần 1)

– Về logo số 1 đến số 5: Còn nhiều tính nghiệp dư

– Bài thi logo cho Nhà hát chèo Hà Nội (phần 2)

– Chưa bàn đến đẹp hay xấu, trước tiên phải có những thứ này…

– Về logo số 6 đến số 10: Lại còn có vẻ tệ hơn, lười suy nghĩ hơn

– Bài thi logo cho Nhà hát chèo Hà Nội (phần 3)

– Về bài thi logo số 14: Quá giống logo của Mandarin Oriental
 
– Bài thi logo cho Nhà hát chèo Hà Nội (phần 4: từ 16 đến 23)

– Bài thi logo cho Nhà hát chèo Hà Nội (phần 5: từ 24 đến 31)

– Sẽ không có giải cho cuộc thi logo?

– Nhà hát Chèo Hà Nội nên sòng phẳng

– Ai xui các vị viết cái thư dại dột ấy thế?
 
– Bài thi logo cho Nhà hát chèo Hà Nội (phần 6: từ 32 đến 39)

– Bài thi logo cho Nhà hát chèo Hà Nội (phần 7: từ 40 đến 47)

– Bài thi logo cho Nhà hát chèo Hà Nội (phần 8: từ 48 đến 55)

Ý kiến - Thảo luận

21:56 Saturday,25.5.2013 Đăng bởi:  art c.

Theo đánh giá riêng của  art c : thì đến nay tạm thời có 2 mẫu (mẫu nào cũng có nhược điểm và ưu điểm riêng của nó) mẫu số 2 và mẩu số 22 dễ triển khai tiếp  hơn các mẫu khác..., mẫu 47 bố cục tạm khá nhưng khi triển khai tiếp cho bố cục tốt không khéo  đi đến minh hoạ b&ig
...xem tiếp

21:56 Saturday,25.5.2013 Đăng bởi:  art c.

Theo đánh giá riêng của  art c : thì đến nay tạm thời có 2 mẫu (mẫu nào cũng có nhược điểm và ưu điểm riêng của nó) mẫu số 2 và mẩu số 22 dễ triển khai tiếp  hơn các mẫu khác..., mẫu 47 bố cục tạm khá nhưng khi triển khai tiếp cho bố cục tốt không khéo  đi đến minh hoạ bìa sách: bùi xuân phái và tranh chèo, vì hiện tại mẫu 47 đã theo tip bìa sách trong giai đoạn sơ khai.
 

 
20:58 Saturday,25.5.2013 Đăng bởi:  art c.

48 - màu chưa hợp lý, quá nặng về chùa 1 cột - bánh răng cưa hơn là chiếc quạt - chữ sai
49 - rời rạt - chữ nghĩa lung tung không theo motip.
50 - KVC quá nổi, hàng chữ cong phía dưới không cẩn thiết, với bố cục này thì hàng chữ Nhà hát chèo Hà Nội nên xếp dài theo cạ
...xem tiếp

20:58 Saturday,25.5.2013 Đăng bởi:  art c.

48 - màu chưa hợp lý, quá nặng về chùa 1 cột - bánh răng cưa hơn là chiếc quạt - chữ sai
49 - rời rạt - chữ nghĩa lung tung không theo motip.
50 - KVC quá nổi, hàng chữ cong phía dưới không cẩn thiết, với bố cục này thì hàng chữ Nhà hát chèo Hà Nội nên xếp dài theo cạnh ngang
51 - fons chữ xấu - hình không nói lên vấn đề cần diễn đạt
52 - vị trí KVC không thích hợp (giống như bức chân dung in trên quạt) - đôi bàn tay nầy nói lên nâng đở - hoặc bàn tay từ bi của đức phật ngồi trên tòa sen chứ không phải bàn tay điệu nghệ của nghệ sĩ chèo
53 - chữ sai - khi ra đường không quên đội mũ bảo hiểm hoặc nhảy dây là trò chơi mang tính dân gian của trẻ em...
54 - chi tiết nhỏ quá rườm rà và không thấy chất âm nhạc, KVC đưa vào khà khiêng cưỡng làm cho bố cục dễ bị đỗ khi chân logo không có nền tảng - chữ quá mảnh mai so với khối lớn
55 - 2 mảnh đâm phía trên quá lớn làm cho bố cục bị yếu - có âm nhạc chưa thể hiện chất chèo, hình ảnh logo là chiếc xe kéo thời pháp khá đẹp (chiếc xe kéo trong vỡ tuồng ''người ngựa - ngựa người'')
 

 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả