Gẫm & Bình

Margaret Bourke-White: Chụp một cuộc di cư tàn khốc 20. 05. 13 - 11:18 pm

Sáng Ánh st và chú thích

Margaret Bourke-White là một nhiếp ảnh gia người Mỹ và một trong những nữ phóng viên chiến trường đầu tiên. Bà nổi tiếng với các ảnh tài liệu về khủng hoảng kinh tế ở Hoa Kỳ trong thập niên 30, với phóng sự đầu tiên về các nhà máy tại Liên Xô, và vì có mặt trên các chiến trường của Đệ nhị Thế chiến.

Người da đen xếp hàng nhận thực phẩm cứu đói trước pa-nô “Mức sống cao nhất thế giới”. Lụt Kentucky, 1937

 

Công nhân tại Liên Xô.

 

Trại tập trung Quốc Xã ở Buchenwald.

Là phóng viên của tạp chí Life, Bourke-White đã ghi lại tại Ấn Độ thời kỳ độc lập và phân chia (1947). Chân dung có lẽ nổi tiếng nhất của Gandhi là do bà thực hiện, cùng với chân dung của Ali Jinnah (cha đẻ của Pakistan). Thời kỳ phân chia thuộc địa cũ của Anh quốc này đã khiến 10 -15 triệu người bỏ nơi sinh sống, người Hồi sang phần Pakistan và người đạo Ấn, đạo Sikh sang phần Ấn. Số tử vong trong cuộc di tản vĩ đại này lên đến một triệu, số phụ nữ bị hãm hiếp là hàng trăm ngàn.

Người di tản Hồi tại thủ đô Ấn Độ Delhi: tập trung có đến 200.000 người trong Cổ thành (Purana Qila).

 

Người Hồi ra đi nhưng không mang theo di tích và đền đài Hồi giáo được.

 

Thiếu niên Hồi tại trại Cổ thành.

 

Hướng về Pakistan.

 

“Ông lão (Hồi) này kiệt sức, đoàn di tản đã bỏ họ ở lại và tiếp tục đi” (Margaret Bourke White kể).

 

Lên tàu từ phần Punjab Ấn sang phần Punjab Pakistan bang này là một bang lớn ở miền Tây và bị cắt đôi). Đáp tàu chưa hẳn đã là may mắn. Rabir Rai Handa là một thiếu niên 14 tuổi theo Ấn giáo, di tản từ quê em Lahore đến Amritsar (‘thủ đô’ của Sikh giáo) ngày 14. 8. 1947 (Ngày Độc lập Pakistan), trên ga có mấy ngàn người Hồi đang tụ tập đợi để đáp tàu ngược chiều. “Em thấy người Hồi bị thiêu sống, ném vào các đống lửa, em thấy xác, thấy máu, thấy nhiều thứ lắm… Cơn điên ngày đầu tiên ấy đã có thể tận sát tất cả mọi người”. Ba hay bốn chuyến tàu sang Pakistan ngày hôm đó không có chuyến nào rời được bến.

 

Người di tản Sikh: các bô lão bàn giao công văn với một viên chức Hồi giáo (ở giữa, đội nón sẫm).

 

Ngược chiều, người Sikh lũ lượt hướng về Ấn Độ.

 

Ấn Độ còn xa (tị nạn Sikh).

 

Còn xa lắm, cách sông cách núi…

 

Và đường đi không đến… (Khó xác định được giới tính và tôn giáo của nạn nhân này, có thể là Hồi. Khăn trên tay là khăn vấn tóc của phụ nữ, giấy trên tay chữ Ả rập từ kinh Qran, và phần dưới là quần churidar/shalwar?) Sao thì xác nào cũng giống như nhau thôi, nghĩa là nhợt nhạt.

 

Có một bài về Margaret Bourke-White ở đây, do bạn Candid viết, các bạn rất nên đọc.

 

Ý kiến - Thảo luận

8:12 Tuesday,21.5.2013 Đăng bởi:  admin

@ Candid: Soi đã đưa link bạn giới thiệu vào trong bài rồi. Cảm ơn Candid.


...xem tiếp
8:12 Tuesday,21.5.2013 Đăng bởi:  admin

@ Candid: Soi đã đưa link bạn giới thiệu vào trong bài rồi. Cảm ơn Candid.

 
7:44 Tuesday,21.5.2013 Đăng bởi:  candid
Bài viết hay, cám ơn bác Sáng Ánh. Trước kia em cũng có 1 bài viết về bà ở đây.
http://blog.cinvea.com/post/1665428483/an-ba-ho-de-may-tay
...xem tiếp
7:44 Tuesday,21.5.2013 Đăng bởi:  candid
Bài viết hay, cám ơn bác Sáng Ánh. Trước kia em cũng có 1 bài viết về bà ở đây.
http://blog.cinvea.com/post/1665428483/an-ba-ho-de-may-tay 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả