Nghệ sĩ thế giới

15. 3: Vasarely – ảo như máy tính, từ cách đây gần nửa thế kỷ 15. 03. 13 - 8:05 pm

M.Nha tổng hợp và dịch

Alom Rouge

15 tháng 3 là ngày giỗ của Victor Vasarely. Ông là họa sĩ Pháp gốc Hung, sinh ngày 9. 4. 1906, mất năm 1997.

Trên website chính thức của nghệ sĩ có viết:

Vasarely được đông đảo giới nghệ thuật coi là cha đẻ của nhánh Op-Art (còn gọi là Optical Art, một kiểu thực hành nghệ thuật thị giác lấy các ảo ảnh thị giác làm căn bản).

Vasarely là một bậc thầy chủ chốt của nghệ thuật thế kỷ 20. Tranh của ông có mặt khắp các bộ sưu tập của nhiều bảo tàng quan trọng trên thế giới.

Vega Nor Improvisation


Trong những năm 1960s và 70s, những hình ảnh Op-Art của Vasarely trở thành một phần của văn hóa đại chúng, có tác động sâu rộng trên kiến trúc, tin học, thời trang, và cả cách chúng ta nhìn mọi vật nói chung. Mặc dù đạt được tiếng tăm lẫy lừng, nhưng Vasarely luôn luôn nhấn mạnh việc làm sao để nghệ thuật của ông đến được với nơi nơi. Khẩu hiệu của ông là: “Art for all” (nghệ thuật cho mọi người)
.

Những trải nghiệm thị giác động (kinetic) đầy tính bùng nổ của ông đã biến mặt phẳng thành một thế giới vô cùng vô tận, đánh dấu một thời đại trong lịch sử nghệ thuật, và báo trước một thực tại mới của toàn cầu – một thực tại được định hình bằng các chương trình điện toán và Internet.

Họa sĩ Op-art Victor Vasarely chụp ảnh giữa hai bức tranh của ông trong buổi vinh danh với “Chiếc nhẫn của Hoàng đế” (Emperor’s Ring), một loại medal chính thức của thành phố Goslar, Tây Đức, hồi 19. 9. 1978

Trên blog Muttpop, tác giả blog này viết:

Như nhiều người có tuổi thơ vào những năm 1970, tôi hay nhớ lại những bức tranh của Victor Vasarely. Ở đâu cũng thấy chúng, trong nhà hàng, trong cửa hiệu, phòng khám nha khoa, văn phòng luật… Tôi không biết làm cách nào một họa sĩ lại có thể thành công nhường ấy về mặt thương mại, nhưng rồi tôi hiểu ra, có lẽ là do khi ngắm những bức tranh ấy đủ lâu, tranh sẽ gây ra hiệu ứng y như khi chơi thuốc, mà lại là chơi thuốc hợp pháp!

Mời các bạn xem một số tác phẩm của Vasarely. Nên nhớ đây là những bức vẽ tay với màu, không phải dựng trên máy tính đâu nhé:

Ion 11. Tempera trên bìa

 

Banya, 1964. Gouache trên bìa cứng

Ý kiến - Thảo luận

7:35 Monday,17.1.2022 Đăng bởi:  Thu Hằng
Chúng ta thấy nó thường xuyên, nhiều đến nỗi sự có mặt của nó dường  chẳng có ý nghĩa giá trị gì. Tại sao khi còn ngồi đánh máy chữ lọc cọc với cái máy to đùng cổ kính chúng ta lại không biết nó?  Cảm ơn Soi đã cho thấy chân dung một họa sĩ vĩ đại, Victor Vasarely, người làm thay đổi cả thế giới nghệ thuật.
...xem tiếp
7:35 Monday,17.1.2022 Đăng bởi:  Thu Hằng
Chúng ta thấy nó thường xuyên, nhiều đến nỗi sự có mặt của nó dường  chẳng có ý nghĩa giá trị gì. Tại sao khi còn ngồi đánh máy chữ lọc cọc với cái máy to đùng cổ kính chúng ta lại không biết nó?  Cảm ơn Soi đã cho thấy chân dung một họa sĩ vĩ đại, Victor Vasarely, người làm thay đổi cả thế giới nghệ thuật. 
16:41 Saturday,16.3.2013 Đăng bởi:  dilettant

Như vẽ kỹ thuật thôi, có điều rất mỹ thuật. Con người chắc vẫn hơn máy tính chứ. Hãy để google dịch văn của bạn xem có muốn đi Châu (Trâu) Kùy (Quỳ) không? 


...xem tiếp
16:41 Saturday,16.3.2013 Đăng bởi:  dilettant

Như vẽ kỹ thuật thôi, có điều rất mỹ thuật. Con người chắc vẫn hơn máy tính chứ. Hãy để google dịch văn của bạn xem có muốn đi Châu (Trâu) Kùy (Quỳ) không? 

 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Về một cách nhìn nghệ thuật!

Một thành viên của Khoan Cắt Bê Tông

Đối thoại: Có nên độ lượng với Nhái?

Minh Thành, Huy Thông, Lý Chuồn Chuồn

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả