Bàn luận

Chất liệu và lòng tự trọng

(Soi: Bài viết này của anh Nguyễn Đức Hòa, đăng trên website Hội Mỹ thuật Việt Nam, với tên bài: “Vì sự phát triển phong phú của các chất liệu mỹ thuật mà cần định danh, định tính cho chính xác hơn – Hay mối liên quan giữa lòng tự trọng, hiểu biết và những […]

Ý kiến - Thảo luận

21:36 Tuesday,3.2.2015

Đăng bởi:  ong Bắp

đọc đoạn cuối mà buồn

"Trước tin bao nhiêu thì nay tôi thất vọng bấy nhiêu"

1:57 Wednesday,29.2.2012

Đăng bởi:  cao thanh son

Thông cứ giả vờ, đọc trong quyển Le manuel de l'artiste của Ray Smith thì sẽ biết nó được nhiên cứu và ứng dụng từ đầu thế kỷ XX còn gọi là "lối tô cạo trắng"or "cạo bìa"... Hay như cách tạo ảnh màu của thế kỷ 18-19 bằng cách chồng nhiều lớp màu cách nhau bằng màu ghi... rồi cạo cũng thế... Thông tìm đọc nhé.

21:07 Monday,14.3.2011

Đăng bởi:  Pham Huy Thong

Cám ơn các bạn nhé, hôm nào tớ sẽ đi dọc Lương Văn Can để hỏi, về bọc thử.

16:21 Wednesday,9.3.2011

Đăng bởi:  name

@ Huy Thông : "Tyvek" là loại màng nhựa chống ẩm mật độ cao sản phẩm sợi polyethylene.

18:16 Monday,7.3.2011

Đăng bởi:  Mai Huy Dũng

@Thông: các chất liệu gói ghém thì cứ lên Hàng Cân. Tôi không nhớ số nhà nhưng cứ nhìn bên tay phải (đường một chiều mà) sẽ thấy một nhà đầy tràn các loại chất liệu gói bọc.

17:16 Monday,7.3.2011

Đăng bởi:  trieulong

Chất liệu "Nho mài" hay "Nho cạo" cũng đã xuất hiện từ lâu nhưng có thể coi thể loại và chất liệu này được Cố họa sĩ Tuấn Vinh (Trường Cao Đẳng Nghệ Thuật Việt Bắc - Thái Nguyên) chuyên dùng. Những ngày đầu là dùng mực nho vẽ lên mặt nhẵn của giấy (loại giấy trắng dày mà nhiều người hay dùng bo tranh có một mặt nhẵn và một mặt xám - sần ) rồi để khô bề mặt, dùng lưỡi dao lam cạo những vùng theo chủ định và ý đồ của tác giả. Sau này kế thừa và phát huy các họa sĩ có dùng thêm cả thuốc nước nên thể loại tranh này có thêm những bảng màu phong phú. Tuy nhiên chính thể loại này lại có mặt hạn chế là không vẽ trên giấy dó được.

16:12 Monday,7.3.2011

Đăng bởi:  em-co-y-kien

Anh Thông hỏi: "Chất liệu 'nho mài' là sao nhỉ?"

Em nhớ là ngày trước ông em thường hay mài những thanh mực Tàu (còn gọi là mực Nho) cùng với một ít nước lã đun sôi ra cái trôn bát (khi không có cái nghiên mực) và dùng bút lông để viết sớ cho người làng. Nguồn gốc của chữ "Nho" là để chỉ những người có học, "Nho học", hoặc những người biết viết chữ Nho (tức là chữ Tàu). Có lẽ vì thế nên mực mài loại này gọi là "nho mài" chăng - để phân biệt với loại mực Nho nạp sẵn trong các ống mực, khi cần chỉ việc cắm vào bút (ngòi kim/ngòi dạ) là dùng được ngay ạ.

Thầy em bảo: để hiểu thấu đáo thế nào là chữ "Nho" thì còn phải đọc thêm nhiều về "Nho giáo" nữa con ạ.

Xin các thầy các anh các chị chỉ bảo thêm ạ.

16:06 Monday,7.3.2011

Đăng bởi:  Phạm Huy Thông

Nhân chuyện nói về chất liệu, mọi người cho tớ hỏi nhé: Bạn tớ khuyên bọc tranh, bọc tượng không nên dùng nhựa bong bóng "Bubble Wrap" vì loại nylon này dễ phản ứng, để lại các dấu tròn trên bề mặt tác phẩm. Bạn tớ nói nên dùng loại vải sợi tổng hợp Tyrek, loại hay dùng trong các công ty đóng gói, dùng trong ở các túi hút ẩm. Bọc loại Tyrek đó lên tác phẩm rồi mới bọc Bubble Wrap ra ngoài.
Bạn nào biết ở Hà Nội có thể mua vải Tyrek ở đâu không?

8:54 Monday,7.3.2011

Đăng bởi:  Phạm Huy Thông

Bài này hay quá, cám ơn tác giả. Mỹ thuật Việt Nam cần những bài chỉnh lưng như vầy.

Cái tội ghi chất liệu giả cầy một là do lười, hai là do sính "sang". Ngay cả việc nghiên cứu các tác phẩm cũ cũng gặp khó khăn vì cái tâm lý giả cầy này. Tớ đôi khi giúp các nhà nghiên cứu đi gặp thân nhân của các danh họa Việt Nam. Cố họa sĩ ngày xưa dùng bột mầu pha dầu lanh, hoặc có sơn dầu trắng kẽm là tốt rồi. Thân nhân nghệ sĩ cứ cam đoan là cố họa sĩ dùng sơn Nga, trắng thì là titanium, thật tội nghiệp. Họ nghĩ trắng titanium thì "sang" hơn trắng kẽm, sẽ làm giá tranh ông cha cao hơn. Đâu phải thế. Trắng kẽm có sắc trầm hơn, có độ óng, nhưng bền. Trắng Titanium sáng gắt, nhưng ngả vàng theo thời gian. Chẳng cái nào sang hơn cái nào, nhưng khai láo thì rất có hại cho các chuyên gia bảo tồn tác phẩm. Nghiên cứu phân tử thì thấy các oxit kẽm lù lù ra đấy, người nhà cố họa sĩ thì cứ gân cổ ra bốc phét, chuyên gia thì nhoẻn miệng cười đểu, còn tớ thì đỏ mặt vì ngượng thay.

Trong bài này, tớ có một câu hỏi nhỏ, chất liệu "nho mài" là sao nhỉ? Tò mò quá.
Lần nữa, cám ơn tác giả nhé.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả