Nghệ sĩ Việt Nam

Hồi ký binh nhì tuột xích Yết Kiêu
Kỳ 1: Lính mới 01. 01. 13 - 8:26 pm

Linh Cao

Phòng trưng bày chính của trường Mỹ thuật Yết Kiêu. Ảnh Tịch Ru chụp đúng hôm có đám cưới. Chức năng chính của phòng này hiện nay là cho thuê làm tiệc cưới, đến nỗi có triển lãm của sinh viên cũng phải “di lý” lên lầu.

 

Bài của Vũ Lâm làm cho mình hồi tưởng lại mấy năm cuối của thập kỷ 90, lứa 7X bao gồm một số anh chị áp chót 69 đến tận mấy em 1980, là lứa sinh viên năng động và nhiều say mê nhất trong tụi nghệ trẻ bấy giờ đang hăng hái học hành và mơ mộng.

Hồi ấy mình học Văn tổng hợp nhưng ấp ủ ý định làm nghề gallery chuyên nghiệp nên lò dò tìm sang trường vẽ. Cũng vào ôn thi trong trường lớp hình họa và trang trí, đi lang thang khám phá khắp Indochina College 42 Yết Kiêu với cái náo nức của cô sinh viên đang đi làm partime trong gallery, muốn hiểu rõ art là gì, artist thế nào…

Hồi ấy mình được dự thính lén lớp Lịch sử Mỹ thuật của thầy Phan Cẩm Thượng, phát hiện ra bạn Vũ Lâm mắt nâu rất chăm đọc và hay đến lớp ngồi ngẫm nghĩ gì ghê gớm lắm.

Vũ Lâm khai mạc triển lãm Du Cư của anh và Nguyễn Hồng Phương: đưa một nhà bãi nổi vào trong sân trường Yết Kiêu. Ảnh:Tịch Ru

 

Thời ấy kí túc xá và nhà ăn của trường vẫn là những nhà kho cũ to đùng để lại từ thời Pháp thuộc. Ký túc thì kê rất nhiều giường sắt còn nhà ăn thì thêm mấy cái tum khói và mấy cái vòi để sinh viên ăn xong tự rửa bát. Nhà Bảo tàng cũ kỹ và hoang vắng đứng chắn trước cái xưởng làm khung Sỹ Mộc và quán nước bà Linh điếc, nơi lần đầu tiên giữa trưa nắng cháy mình gặp anh Trần Việt Phú mua ca nước nhân trần to tổ bố về chiêu với bánh mì không, để rồi dán tấm giấy to lên tường mà gại bút chì thâu đêm những hình nuy ẻo lả rất mơ, trong tiếng ghita bập bùng ma mị giọng Khánh ly Sơn Ca số 7; những bức tranh anh Phú vẽ sinh viên đánh bài cũng thai nghén từ đây. Ở góc trong cùng có Thắng điên ôm ghita điện, tra tấn anh em bằng mấy đoạn phiêu rock eo éo rất dễ sợ. Và chồm hổm giữa cơ man những cọc màn là anh Việt Tầu với hàm răng đen nhai trầu và mớ kinh sách nhàu nát khư khư tụng niệm. Ở ngay lối vào phòng kí túc xá nam có cái nhà tắm kiểu XHCN mà các boy cứ lấy gàu đổ ào ào từ trên đầu xuống cho nguội bớt cơn đói và những khao khát chưa thành hình!

Họa sĩ Lê Quốc Việt (Việt Tầu) đang trình bày về chiếc lồng đèn dài 3,5 m trong triển lãm Secret Mantra của anh tại Mỹ. Ảnh: Zara Tzanev

Ấy thế mà, mình, tóc dài da trắng môi hồng, xơ-vin nghiêm chỉnh, bị cói rất chất, tay dắt mifa én bạc, chấp chới đôi hàng mi tuy hơi ngắn nhưng dày thừa hưởng từ bu, bước vào thế giới của nghệ thuật, không hề thấy e ngại sợ sệt. Phẩm chất nhìn thấy art ở những cái bất thường trau dồi từ chuyên văn cấp 2 đến tận đại học đã khiến mình nhìn ra những mầm non talent ở mọi trường phái. Từ anh già mặt khôn choắt thi mấy năm mới đậu sau này nổi tiếng nhờ nhái tranh hai họa sỹ khác chập lại thành tranh mình, tới cô bạn trẻ cài trâm môi thâm mặt hầm hầm sau này vẽ Biểu hiện ngày càng kinh dị núp dưới tấm áo giáp đồng tính… Có những người chỉ gặp một lần là ấn tượng, với cái trán ngắn tủn trượt qua cặp kính cận dày cộm đến hàm răng trắng nhởn châu Phi và dáng đi Đôn Ki-hô-tê trong bộ dạng cương còng lòng khòng của Mai Duy Minh… để rồi sau này về tận Hải Phòng vẫn lại thấy bạn y như ngày ấy, chỉ có khác là tranh rất ác liệt, chả hiểu vì sao bạn nhiều tiền rồi mà vẫn quằn quại thế?!

“Miền đất hứa”, Mai Duy Minh, sơn dầu, 540 x 200cm, 2011

 

Bên khoa Điêu khắc, mình gặp chị Thịnh “mồm ống nhổ cổ ống bơ”, bỗng thấy tất cả các tượng đang nặn dở đều rất giống chị. Lũ luyện thi còn đến cái lều hộ đê của anh Huy ở gần chợ hoa quả chỗ chân cầu Long Biên, để xem tượng của anh, ấn tượng sâu sắc là anh hay buông ra một câu duy nhất bằng cái giọng lơ lớ miền Trung “Nhài quạt quá!”. Có anh Tuấn béo ị làm cái tượng gì gầy guộc gồ ghề ghẻ lở mà giống như “vừa vứt đi vừa níu lại, vừa ôm lấy vừa đẩy ra, vừa như tỉnh mà vừa như mơ”.

Mình cũng sang tận Mỹ thuật Công nghiệp chơi thân với hai em sinh đôi con bác gốm Chi, gặp anh nào cũng phải nói chuyện một lúc mới nhớ ra tên, sau này vẫn cứ nhầm mãi. Mình nhớ các anh sinh viên mời em bữa cơm đoàn kết, lấy thêm rất nhiều cháy, đứng quanh cái bàn to để giữa nhà ăn, trong ánh sáng xuyên qua cửa kính ám bồ hóng, các anh bảo “Em càng nhai càng thấy ngọt bùi!”. Sau này anh Linh nghệ thì về quê dạy học, anh Ngọc Dân thì chăng dây điện kín Hoa Lư, anh Chí Nguyện thì vào ban tuyên truyền nhà triển lãm ngay xế cửa gallery mình. Chén trà đặc của chị Hà quán nước cổng trường cũng làm mình nhớ anh Lê Anh Quân rất hiền lành chăm chỉ săn sóc chị em và anh Doãn Lâm phơi phới tóc dài bay trong gió, nhưng chân thì nặng chịch vì lúc lỉu những cái túi hộp quần lính với đôi giày đi càn hầm hố không tả xiết. Tranh anh Lâm hình thì khùng khoèo, màu thì ngon ngọt, điệu lắm. Anh làm mình cứ mường tượng ra bác Doãn Hoàng Giang khi còn trẻ, vì bác ấy đạo diễn rất nhiều vở kịch ở nhà hát mà mình đang làm gallery.

“Chân dung con gái”, tranh của Doãn Hoàng Lâm

Cao thủ lứa trên có 3 thầy đẹp trai cao to và khá trăn trở vì art, các thầy cũng trông thi và gà bài cho mấy em gái nữa. Thầy Đỗ Minh Tân vẽ abstract, thầy Lê Thông vẽ gái còn thầy Trần Hoàng Sơn vẽ truyền thần – có bày chỗ chị Suzanne. Từ hồi ấy, thầy Lê Anh Vân đã nhìn ra mình, mỗi khi thấy mình hớn hở lẻn vào xem chấm bài ở mấy lớp đại học, thầy đều hỏi “Đồng chí biết gì mà vào đây?”. Sau này khi mình vào trường dự các event hoặc cầu cứu thầy mấy việc chuyên môn, thầy vẫn gọi mình là “đồng chí”. Có thể vì mình ở ẩn nhiều, thầy chỉ nhớ mặt chứ không biết tên mình!

Họa sĩ hiệu trưởng Lê Anh Vân trả lời phỏng vấn trước giờ khai mạc triển lãm của thầy cô trường Yết Kiêu. Phía sau là một bức tranh của thầy.

Cá tính nghệ thuật hình thành từ rất sớm, ngay từ những ngày đầu trên ghế nhà trường. Sau này, việc theo style nào lại còn liên hệ mật thiết đến cần câu cơm. Không phải ai cũng nhìn ra được phẩm chất và con đường mà mình riêng có. 17 năm làm việc trong các gallery dạy cho mình hiểu điều đó.

Người nhìn ra mình đầu tiên, để dắt mình vào nghề gallery, là cụ Thế Khang. Cụ cứu mình khỏi chân phiên dịch ở 16 Ngô Quyền, cho mình một cây phất trần, để ngày ngày phủi bụi trên những tấm sơn khắc mênh mông ở số 4 Lý Quốc Sư. Khổ quá, mình đi theo nhiếp ảnh gia Trần Mạnh Đạt mở gallery The Bell ở Hàng Trống. Rồi đến năm 2000, mình làm cho gallery của cụ Hà Thúc Cần mở ở Lý Đạo Thành nữa. Cả ba người thầy này của mình đều đã quy tiên! Con đường đi học nghề gallery của mình còn trải qua 9 nơi to đẹp và duyên kì ngộ 9 quý nhân thú vị nữa, nhưng đó lại cần một chương khác, mà câu chuyện có lẽ phải kể gắn liền với lịch sử thăng trầm của các gallery ở Hà Nội này, những năm chuyển giao giữa hai thế kỷ.

(Còn tiếp)

Hà Nội 1. 1. 2013

 

*

Bài liên quan:

– Hồi ký binh nhì tuột xích Yết Kiêu. Kỳ 1: Lính mới 
– Hồi ký binh nhì tuột xích yếu Kiêu. Kỳ 2: Rơi vào tay hai nhà phê bình
 
– Hồi ký binh nhì tuột xích Yếu Kiêu. Kỳ 3: Chìm, nổi, và lại chìm

 

*

Cùng một người viết:

- Vẫn mấy khuôn mặt cũ mèm nổi tiếng ấy…

- Hồi ký binh nhì tuột xích Yết Kiêu
Kỳ 1: Lính mới

- Việc ấy không cần nhiều tiền,
chỉ cần nhiều công tâm và khát vọng

- Hồi ký binh nhì tuột xích Yết Kiêu
Kỳ 2: Rơi vào tay hai nhà phê bình

- Hồi ký binh nhì tuột xích Yếu Kiêu
Kỳ 3: Chìm, nổi, và lại chìm

- Thư gửi họa sỹ trẻ

- Về bác Phạm Lực – ôn cố mong tân

- Luận về ăn uống khi ốm, về khát vọng sống và chất nghệ qua ăn

- Hãy mua ngay khi cơ hội đến

- Người tháp tùng (phần 1)

- Người tháp tùng (phần 2)

- Bùi Thế Phương – Câu chuyện kể bằng thơ tự kỷ

- Một số ảnh Linh Cao chụp trước khi treo tranh

- Trường ca gia cầm

- Đã xem họa sỹ uống trà…

- Ăn chay nằm mộng lưng trời…

- Một bữa tiệc tối đáng nhớ, cần được viết ra…

- Từ một nhành thyme…

- Tiếng vọng từ thiên nhiên: các bạn trẻ nóng vội quá…

- Xem “Nhập nhằng”: làm sao đi bền một con đường độc đáo?

- Hoàng Trưng vườn mộng (hồi 1): Tại Lu Loa Cống Xề

- Hoàng Trưng vườn mộng (hồi 2):
Về Huệ Thư

- Xem gốm Bảo Toàn: Đập vỡ cây đàn

- Chuyện cô bán tranh: Nhớ thiên đàng nem chua

- Ba lý do khiến trò lười không muốn mở mang

- Hoàng Trưng vườn mộng (hồi 3):
Ân oán Hàng Anh với Đirađivô

- Hoàng Trưng vườn mộng (hồi 4):
Hoa Ỷ dỗi, Huệ Thư hồi chơi xấu

- Nhân thông tin một nhóm đại gia Việt vừa mua gần 50 bức tranh…

- Tết Art: sự trỗi dậy của cái mầm

- Nhận xét riêng về Tết Art: vẫn chưa thực sự hội chợ

- Hoàng Trưng vườn mộng (hồi 5):
Quý vật tìm quý nhân

- Chợ hoa Hàng Lược – cái lúm đồng tiền duyên của phố cổ

- Món chè gấc số đỏ

- Về món mơ ngâm

- Hoàng Trưng vườn mộng (hồi 6):
Kinh thành bỗng chốc thất thanh

- 5 đặc điểm để món ăn Việt đi mãi với người Việt

- Bún chả (bài 2): tuyệt phẩm nhà nghèo

- Mì vằn thắn: cảm thức biển trong một bát chứa chan

- “Măng mai măng nứa, cơm lam trà gừng…”

- Cốc chè của mùa hè

- Hoàng Trưng vườn mộng (hồi 7):
Sau cơn mưa trời lại sáng

- Bàn tán về tranh nuy

- Hoàng Trưng vườn mộng (hồi 8):
Thư-Kỳ lạc truyện

- Bé bỏng nghèo nàn trong lòng phố cổ

Ý kiến - Thảo luận

21:51 Wednesday,2.1.2013 Đăng bởi:  phạm quang hiếu
Tks Linh Cao! Đọc cái này lại nhớ nhiều kỷ liệm xưa! Mong chờ phần hai!
...xem tiếp
21:51 Wednesday,2.1.2013 Đăng bởi:  phạm quang hiếu
Tks Linh Cao! Đọc cái này lại nhớ nhiều kỷ liệm xưa! Mong chờ phần hai! 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

E hèm, sau đây tôi xin trả lời...

Germaine Greer – Hồ Như Mai st và dịch

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả