Nhiếp ảnh

Vào xưởng của Trinh Thi – Jamie 07. 12. 12 - 6:44 am

Bài và ảnh: B&G

 

Những chân trời có người bay

Chuỗi triển lãm, dự án nghệ thuật đa phương tiện
Từ 4. 12. 2012 – Chủ nhật ngày 6. 1. 2013
Địa điểm: Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam (27 Quang Trung, Hà Nội)
                   Viện Goethe (56-58 Nguyễn Thái Học, Hà Nội)

 

Trong khuôn viên Trung tâm Văn hóa Nhật Bản sẽ có nhiều không gian triển lãm và studio khác nhau, như lãnh địa riêng của từng nghệ sĩ. Mỗi không gian đều có biển gỗ ghi rõ để người xem dễ tìm kiếm hơn và cũng quyết định luôn có vào xem không.

 

Đây là không gian của Jamie Maxtone-Graham (chồng chị Trinh Thi), với hai tập ảnh để trên nền nhà, trông thật hiu quạnh. Tiến gần lại, bạn sẽ thấy:

 

.

Tất cả các bức ảnh đều chụp một bé gái đang nằm ở khắp mọi không gian. Chùm tác phẩm có tên là “Chờ đợi thiên thần (nằm)” với chú thích “Đây là những hình ảnh của con gái tôi”. Người thực hiện những bức hình này dĩ nhiên là Jamie Maxtone-Graham.

 

Đi thẳng vào trong là studio “Phòng thí nghiệm phim ảnh” của Nguyễn Trinh Thi, Jamie Maxtone-Graham, Yuichiro Tamura. Không gian giản đơn với nhiều đồ đạc xung quanh, như một phòng trong một hãng phim, vào giờ mọi người đi quay hết… Giữa phòng có một cái bàn với nhiều giấy tờ, chắc hẳn đó là nơi giải thích mọi thắc mắc.

 

Chiếc bàn đựng nhiều giấy tờ giữa phòng.

 

Ngoài giấy tờ giới thiệu, thể lệ, còn có các tập thẻ với ghi chú bên ngoài như: phim theo, góc máy, thời gian…

 

Bạn có thể rút 1 trong các tấm thẻ lên và sẽ có thông số bên trong mỗi thẻ, ví dụ như góc máy 345 độ, thời gian 16 phút… Tất cả đều của Doc Lab – cơ sở mà chị Trinh Thi đang phụ trách.

 

Đây là “quy tắc làm phim theo quy chế hoạt động tình cờ”. Nếu không phải là dân làm phim thì sẽ rất khó hiểu. Tôi chép lại toàn bộ thể lệ để mọi người xem qua nhé:

Bạn cần phải cam kết thực hiện hàng ngày trong 15 ngày tới, bắt đầu từ ngày mai.

Trước tiên bạn sẽ bắt thăm trong các lá thẻ để quyết định các yếu tố về thời gian, góc máy và độ dài của đoạn quay cho mỗi ngày. Điền các thông tin vào bảng để ghi nhớ các thông số hàng ngày.

Mỗi ngày các bạn sẽ quay đúng như trong bảng đã quy định. Hàng ngày, trước tiên bạn chuẩn bị sẵn sàng để có thể quay phim vào thời gian quy định. Hãy định vị bản thân trong không gian bằng cách cứ ở tại chỗ bạn đang ở vào thời điểm đó, và hướng mặt về phía cảnh cửa ra vào gần bạn nhất (nếu không có cái cửa nào thì hãy quay mặt hướng vào cái cây gần bạn nhất).

Đừng bao giờ tự quyết định mình sẽ làm gì mà phải tuyệt đối thực hiện theo thông số trong bảng.

Sau 15 ngày, các bạn sẽ ghép tất cả các đoạn video quay được theo đúng thứ tự thời gian.

Về phần lời của phim, hàng ngày bạn có thể chọn một câu nào đó làm bạn thích nhất từ bất cứ nguồn nào: sách, báo, bài hát, thơ, đối thoại với người khác… Nhớ ghi lại câu đó và cắt nó ra thành từng từ hoặc cụm từ tách biệt.

Sau 15 ngày, bạn trộn tất cả các mảnh giấy đó lại và bắt thăm lấy 17 mảnh để tạo ra bài thơ haiku của mình.

Bạn có thể dùng đoạn văn thơ đó cùng với video, mà cũng có thể chỉ dùng đoạn văn thơ mà không cần tới video. Hoặc bạn có thể đọc đoạn thơ và thu lại.

Chúng tôi sẽ giúp bạn hoàn chỉnh bộ phim, hoặc làm video chỉ với phần lời của bạn.

Chúng ta sẽ triển lãm các tác phẩm vào ngày cuối của triển lãm Skyline with flying people”.

(“Skyline with flying people” tức “Chân trời có người bay” các bạn nhé).

Tôi sẽ điểm qua các studio khác trong các bài sau.

Chương trình còn kéo dài đến 6. 1. 2013, nếu không có Ngày Tận thế như người Maya dự đoán.

Ý kiến - Thảo luận

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Dòng sông và đô thị

Phó Đức Tùng

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả