Ở Đâu - Làm Gì

Phải xem: VỆ NỮ Ở VIỆT NAM 30. 09. 12 - 1:23 pm

Thông tin từ viện Goethe Hà Nội

 

Tác phẩm của Vũ Dân Tân

VỆ NỮ Ở VIỆT NAM
Triển lãm sắp đặt và điêu khắc của cố nghệ sĩ Vũ Dân Tân và những tác phẩm mới sáng tác của nghệ sĩ Nguyễn Nghĩa Cương

Khai mạc: 18h00, thứ Tư 3. 10. 2012
Trò chuyện với nghệ sĩ: 18h30 thứ Sáu 5. 10. 2012
Triển lãm: 9h00 – 18h00 từ 4. 10 – 14. 10. 2012
Viện Goethe (56-58 Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội)
Vào cửa tự do

 

Các tác phẩm sắp đặt và điêu khắc của cố nghệ sĩ Vũ Dân Tân kết hợp với những tác phẩm mới sáng tác của nghệ sĩ Nguyễn Nghĩa Cương với chủ đề hình tượng và giới tính người phụ nữ. Triển lãm là sự so sánh, đối chiếu các tác phẩm của hai nghệ sĩ người Hà Nội đến từ hai thế hệ.

Năm 2012 là 3 năm ngày mất của nghệ sĩ Vũ Dân Tân. Để tưởng nhớ người nghệ sĩ xuất chúng, vốn được coi là một trong những nghệ sĩ đi đầu trong hoạt động nghệ thuật Việt Nam hậu Đổi mới, Viện Goethe xin trân trọng giới thiệu triển lãm Venus in Vietnam (Thần Vệ Nữ ở Việt Nam), với sự giám tuyển của Iola Lenzi phối hợp cùng Natasha Kraevskaja.

Triển lãm Venus in Vietnam giới thiệu những tác phẩm chưa từng được triển lãm tại Việt Nam của Vũ Dân Tân (1946 -2009): những chiếc va li mỏng manh tinh tế làm bằng bìa các-tông, những sắp đặt hình tượng người phụ nữ thu nhỏ đặt trong các hộp thuốc lá nắp kính, đại diện cho hai loạt tác phẩm quan trọng mà Vũ Dân Tân đã sáng tác trong vài năm liền cho đến tận khi cận kề với cái chết – Venus (Thần Vệ Nữ) và Fashion (Thời trang). Một số tác phẩm điêu khắc này từng được triển lãm tại Đức (Triển lãm Điêu khắc Sculpture Triennial -Triennale Kleinplastik – lần thứ 8, Fellbach, 2001), và ở nhiều cuộc triển lãm quan trọng sau đó tại Nhật Bản, Hà Lan, và Singapore, song tại Việt Nam lại chỉ được biết đến bởi những người bạn và các nghệ sĩ có dịp ghé qua “Salon Natasha” trong thời gian Vũ Dân Tân sáng tác các tác phẩm này.

Vũ Dân Tân từng gây chấn động và mở ra những chân trời nghệ thuật mới tại Việt Nam trong thập niên 1980 với những sáng tác đa phương tiện, đa loại hình nghệ thuật, sử dụng sống động và đầy ý tưởng những chất liệu phong phú bắt gặp qua cuộc sống hàng ngày, và được đánh giá là một trong những người nghệ sĩ đi đầu trong hoạt động nghệ thuật cấp tiến tại Việt Nam và Đông Nam Á. Triển lãm lần này giúp công chúng tiếp cận đến một mặt cắt khác của những tác phẩm nghệ thuật chưa được biết đến rộng rãi tại Việt Nam.

Một vài tác phẩm của Vũ Dân Tân:

 

 *

Nguyễn Nghĩa Cương (sinh năm 1973), tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật Việt Nam và hiện đang ở độ giữa của hành trình sự nghiệp, được biết đến với cách tiếp cận châm biếm về thực tiễn đương đại cùng với sự thống trị của chủ nghĩa hưởng thụ thực dụng và văn hóa thương hiệu. Trong loạt tác phẩm mới sáng tác mang tên Beauty High Quality (Vẻ đẹp chất lượng cao), Cương tiếp tục tìm tòi, nghiên cứu về sự giao thoa của văn hóa phổ thông, quảng cáo và chủ nghĩa hưởng thụ thực dụng với đời sống và xã hội.

Một vài tác phẩm của Nguyễn Nghĩa Cương:

*

Triển lãm lần này giới thiệu các tác phẩm tập trung ở chủ đề hình tượng và giới tính người phụ nữ, cũng như những ý nghĩa mở rộng của hai chủ đề này trong bối cảnh xã hội, văn hóa và chính trị Việt Nam cuối thế kỷ 20 – đầu thế kỷ 21.

Các tác phẩm có ý nghĩa then chốt mà Vũ Dân Tân sáng tác trong thập niên vừa qua, đặt cạnh các tác phẩm mới của Nguyễn Nghĩa Cương, cùng nhau đem lại một góc nhìn xuyên suốt lịch sử nghệ thuật tuy còn ít được khai thác về vai trò của giới tính, tính dục và người phụ nữ trong nghệ thuật thị giác Việt Nam ở thời điểm bản lề giữa hai thế kỷ.

Thần Vệ Nữ tại Việt Nam: Vũ Dân Tân và Nguyễn Nghĩa Cương cũng được ghi lại qua một ấn phẩm với những bài viết và minh họa toàn diện, bao gồm một bài viết của chuyên gia nghệ thuật đương đại Đông Nam Á Iola Lenzi, người thường xuyên giám tuyển cho các tác phẩm của Vũ Dân Tân.

Trò chuyện với nghệ sĩ

Trò chuyện với Nguyễn Nghĩa Cương, Natalia Kraevskaia, và Iola Lenzi về giới tính và hình tượng người phụ nữ trong nghệ thuật đương đại Việt Nam và Đông Nam Á.

Kết hợp với triển lãm, Viện Goethe Hà Nội cũng tổ chức một buổi trò chuyện với nghệ sĩ dưới hình thức trao đổi trực tiếp với Nguyễn Nghĩa Cương, giám tuyển, nhà văn, giảng viên đồng thời là Giám đốc Salon Natasha – bà Natalia Kraevskaia, và giám tuyển, nhà phê bình, và giảng viên Iola Lenzi. Người nghệ sĩ cùng hai vị giám tuyển sẽ có một buổi trò chuyện về triển lãm cũng như bao quát hơn về chủ đề giới tính và tính dục trong nghệ thuật đương đại Việt Nam và Đông Nam Á. Đây cũng là dịp để công chúng yêu nghệ thuật có thể tham gia trò chuyện với họ.

 

*

Bài liên quan:

– Phải xem: VỆ NỮ Ở VIỆT NAM 
– Từ Natasha ở 30 Hàng Bông, đến Vũ Dân Tân ở viện Goethe

 

Ý kiến - Thảo luận

11:40 Tuesday,2.10.2012 Đăng bởi:  QuỳnhTUn
Rất yêu dấu và ngưỡng mộ họa sĩ Vũ Dân Tân, người mở đường của nghệ thuật đương đại ở VN. Chính xác đây là một triển lãm "Phải xem", để được GẶP ông một lần nữa...
...xem tiếp
11:40 Tuesday,2.10.2012 Đăng bởi:  QuỳnhTUn
Rất yêu dấu và ngưỡng mộ họa sĩ Vũ Dân Tân, người mở đường của nghệ thuật đương đại ở VN. Chính xác đây là một triển lãm "Phải xem", để được GẶP ông một lần nữa... 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Ăn kem – xem show

Mr Thứ Hai – Chu Minh Vũ | Việt Nam Ngày Mới

7. 10 tại Eight Gallery:
Đặng Xuân Hòa - Tranh Trừu Tượng

Trần Hậu Tuấn - Thông tin từ Eight Gallery

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả