Gẫm & Bình

Tôi không thấy tính thiền ở đây,
tính vô ngã cũng vậy… 18. 09. 12 - 8:17 pm

Phó Đức Tùng

Một thiền sư qua tranh vẽ

Nhân trong bài viết về thiền sư Pháp Hạnh có cmt anh Đăng nhắc đến cố họa sĩ Trịnh Hữu Ngọc, tôi cũng muốn bàn một chút về thiền và nghệ thuật. Trước hết, phải nói mình là người ngoại đạo trong cả hai lĩnh vực, vì thế có nói chẳng qua để tư duy một chút dưới góc độ nhận thức phổ thông, mong chia sẻ, trao đổi với mọi người, chứ chẳng có gì là cao siêu đạo lý cả.

Thứ nhất là về việc coi nghệ thuật là cứu cánh, là con đường dẫn đến giải thoát và tác phẩm nghệ thuật là công cụ cải hóa quần chúng là một ý tưởng rất phương Tây nói chung và Đức nói riêng, được lý thuyết hóa và thực hành rất nghiêm túc từ thời Schiller, Wagner. Tác phẩm của những triết gia-nghệ sỹ này là những hòn ngọc sáng long lanh, nhưng tuy vậy, mặc dù đã cố bỏ qua những đặc điểm văn hóa, dân tộc, quả thật tôi vẫn không thấy có cảm giác về tính thiền, hay tính hoàn vũ phổ quát trong chúng. Sự sắc sảo, lộng lẫy, cá tính của các tác phẩm và thiên tài của tác giả rõ ràng vẫn là yếu tố nổi trội. Bản thân ý định dùng nghệ thuật, nhất là những loại hình nghệ thuật thuần túy trừu tượng như âm nhạc, thơ ca, hội họa làm thuyền đạo đã là sự xa xỉ đầy tính thiên tài rồi. Người thường không những khó làm nghệ thuật, mà chỉ thưởng thức nghệ thuật đã gần như là không thể.

Quay lại với thiền sư Pháp Hạnh. Tôi chưa có dịp tiếp xúc và xem tranh của ông. Chỉ là cảm nhận qua các bức tranh và ảnh chụp ông trên bài của Soi thôi thì thấy thế này: Tôi cảm thấy ông là một nghệ sỹ hơn là thiền sư. Sự phong phú về hình dung cũng như khả năng diễn đạt chúng bằng màu sắc trên tranh của ông quả là ít thấy trong hội họa Việt Nam. Nhưng thực sự tôi không cảm thấy thiền tính, vô ngã trong tranh.

Tranh sơn dầu của thiền sư Pháp Hạnh.

Theo lý thuyết của nhà Phật, vạn sự do tâm khởi, vậy vẽ ra những hình dung trong tâm có tính chân thực của nó, và cũng có thể có tác dụng cân bằng, theo kiểu kỹ thuật Freud, có nghĩa là thể hiện ra ngoài sẽ giúp làm giảm bức xúc bên trong. Nhưng đó là trong trường hợp bệnh lý tâm thần đặc biệt. Còn bình thường, một sự rèn luyện về thể hiện nội tâm, dù dưới hình thức gì, thì không những khiến cho khả năng thể hiện được mạch lạc hơn, mà thường là bản thân những hình dung trong tâm trí cũng ngày một phong phú, sắc sảo. Ông Pháp Hạnh nói vẽ như thở, để bài tiết rác rưởi trong tâm hồn ra ngoài. Nhưng thở rõ ràng không phải chỉ là bài tiết, mà còn là nuôi dưỡng. Vậy cơ chế của việc nuôi dưỡng và bài tiết này như thế nào trong việc vẽ thể hiện nội tâm của ông Pháp Hạnh? Rác rưởi trong tâm từ đâu mà có, phát sinh như thế nào? Có khi nào chúng lại được sinh ra trong tâm đúng khi ta nỗ lực muốn thể hiện chúng ra ngoài không? Và nếu quả thật dùng hội họa có thể thải rác thì sau nhiều lần thải, số rác có ít đi không, hay vẫn nhiều như cũ, chỉ dưới dạng khác? Nếu số rác không ít đi thì chất lượng hội họa, nếu tính bằng độ đậm đặc của rác thải, sẽ giữ được lâu dài, nhưng như vậy việc tu tập có phải không có kết quả hay không. Còn nếu lượng rác ít dần thì tranh có nhạt dần đi không? Có thể kiểm chứng được một sự tinh tiến về tâm pháp qua các bức tranh không? Nếu có thì như thế nào? Còn nếu không thì đấy không thể gọi là phương pháp tu dưỡng, mà chỉ là một thói quen thông thường.

Mặt khác, nếu ông Pháp Hạnh nói là vẽ theo vô thức, không quan tâm đến xấu đẹp, tức là né tránh câu hỏi về mỹ học, vậy tại sao lại nói khi người ta xem tranh thì sẽ biết phân biệt được đẹp xấu và qua đó bức tranh có tác dụng cải hóa xã hội? (Lưu ý tất cả các câu hỏi ở đây không phải là chỉ trích, phê phán mà là những thắc mắc, câu hỏi thôi. Những câu hỏi tương tự đã được các triết gia phương Tây đặt ra và trả lời rất kỹ lưỡng, tuy mỗi người có một cách). wap sex

Tâm có thể hư cấu, tưởng tượng ra cả một vũ trụ muôn hình vạn trạng, và tài nghệ thuật có khả năng thể hiện nó ra thành muôn vàn tác phẩm. Nhưng điều đó đúng với lý thuyết về sự sáng thế của nghệ sỹ phương Tây hơn là việc rèn luyện hướng tới tịnh không của thiền. Xem tranh của ông Pháp Hạnh, tôi cảm thấy sự lý thú, hấp dẫn, đam mê, nó thôi thúc trí sáng tạo, khiến cho nhịp tim nhanh lên, và nhìn chung, nếu không phải giới thiệu là tranh của thiền sư, tôi sẽ nghĩ đấy là tranh phương Tây, và không bao giờ có liên tưởng đến thiền. Bản thân nhìn ảnh chụp ông Pháp Hạnh, tôi cũng cảm thấy được sự sắc cạnh, gai góc, gồ ghề của người nghệ sỹ chứ không thấy những nét đặc trưng của thiền sư mà tôi sẽ mô tả sau.

Thiền sư Pháp Hạnh

 Lại nói cố họa sỹ Trịnh Hữu Ngọc, là ông ngoại tôi. Thời nhỏ, tôi đã ở với ông nhiều năm trong căn nhà gỗ nhỏ ở Quảng An. Tôi không thấy ông nói mình là thiền sư bao giờ, trừ một lần duy nhất khi làm triển lãm tranh, cũng là triển lãm duy nhất của ông, khoảng cuối những năm 80 gì đó. Nhưng sau này nghĩ lại, tôi thấy quả là ông giống với thiền sư hơn bất kỳ người nào tôi đã từng gặp. Ngược lại, nếu xét về tài năng nghệ sỹ theo góc độ tôi được học từ phương Tây thì có lẽ ông chưa phải là xuất sắc. Mặc dù quan tâm và đã đọc nhiều thứ, tôi vẫn không tìm được đường đến với Thiền, vì thế không thể đánh giá về thiền sư và các độ thành tựu của họ. Tuy nhiên, khi nhớ lại về ông, kết hợp với nhiều thứ khác, tôi có một số cảm nhận như sau, không biết mọi người thấy thế nào: tai game dien thoai

Thứ nhất, thiền liên quan tới một nghệ thuật sống hơn là công việc sáng tác nghệ thuật. Từ ăn, ngủ, đi, đứng, thở v.v… đều là thiền. Việc làm nghệ thuật lúc đó chỉ là một trong những tập quán sinh hoạt rất bình thường như mọi thứ khác, mà như thiền sư Pháp Hạnh nói, là như thở hít. Tất cả cuộc sống, nhân cách gộp lại thành một tác phẩm nghệ thuật viên mãn, sáng sủa, mang lại sự thư thái, tịnh tâm. Như vậy, các cấu thành của tác phẩm đó phải rất đồng điệu với nhau. Ông tôi có nếp sinh hoạt thế này: Ông ở một mình trong ngôi nhà gỗ nhỏ đầu làng, xung quanh là vườn, quanh vườn khi đó là ruộng rau, hồ sen. Hàng đêm, cứ 2 giờ sáng là ông dậy, ngồi trong bóng tối tập yoga tới khoảng 5 giờ sáng, với các tư thế, các động tác hít thở. Tất cả đều rất chậm, cứ như ông ngủ dưới nhiều tư thế khác nhau chứ không giống các bài yoga tôi thấy trên tivi bây giờ. Sau đó ông đun một ấm nước nóng, uống một cốc lớn có nhỏ một giọt tinh dầu gì đó, lúc thì là hồi, quế, lúc là tràm hoặc một thứ gì khác thơm thơm. Sau đó ông đi quét vườn. Cả một cái vườn đất rộng khoảng 300m vuông, đầy cây mà được quét sạch không còn một chiếc lá rụng. Quét vườn xong, ông đi vệ sinh và tắm. Nhà gỗ rất nhỏ, không có nhà vệ sinh. Ông đi vệ sinh vào bô rồi đào lỗ chôn ngoài vườn. Ông thường chỉ bô cho tôi và nói: cháu nên nhớ người thanh sạch thì cứt không thối và nước tiểu không khai, vì trong người không có chỗ nào thối tha. Đây là điều tôi có thể chứng thực là đúng và luôn là bằng chứng mà tôi thấy đáng tin nhất của một sự thành đạt nhất định trong con đường tu thân. Sau đó ông tắm, bằng đúng một gáo nước nóng và một gáo nước lạnh. Nhà không có nước máy, cũng không có giếng. Chỉ có một cái chum lớn để ngoài cửa. Dân làng đi qua thấy ít nước thì tự động gánh cho, mỗi người một hai gánh. Nước phải gánh từ trong làng, rất xa, vì thế ông rất tiết kiệm. Ông đun một siêu nước buổi sáng, uống một cốc lớn, còn thì để tắm. Mùa đông cũng như mùa hè, ông tắm trước tiên bằng một gáo nước nóng già, nóng đến mức không quen thì giật nảy mình. Tắm gần như từng giọt, để nước thấm vào đầu tóc, da dẻ, không chảy phí. Ở dưới lại hứng vào chậu, sau để tưới cây. Sau gáo nước nóng là 1 gáo nước lạnh. Vệ sinh và tắm xong, ông lên xe đạp đi vẽ.

Đi vẽ, tất cả đồ vẽ để trên một chiếc xe mini rất nặng, trước xe là giỏ cho chó ngồi, sau xe đèo cháu. Ông đạp đi quanh quanh, giống như đi thể dục. Thấy chỗ nào đẹp thì dừng lại vẽ. Tôi cũng không thấy việc vẽ tranh của ông khác với những việc quét vườn, tập yoga mấy, vì thế lúc thì tôi đi theo, lúc tôi ở nhà một mình chờ ông về. Ông nhìn thấy gì thì vẽ cái đó vào tranh, mỗi ngày một bức, đều đặn như tập thể dục. Thời đó tôi cũng không thấy ý nghĩa của các bức tranh đó lắm, và thú thực cũng không thấy thích lắm. Ông thì giải thích là nhìn gì vẽ nấy, vấn đề không phải là tranh và các nội dung, mà là điều hòa hơi thở, rồi chuyển năng lượng thị giác từ thiên nhiên qua cơ thể ra tấm toan. Con người có các giác quan chính là các cửa ngõ để hấp thụ năng lượng từ thiên nhiên. Việc vẽ tranh giống như hít vào rồi thở ra, hay ăn vào ỉa ra, điều quan trọng không nằm ở sản phẩm bài tiết, mà ở sự chuyển hóa trong cơ thể. Ông bảo lương y ngày xưa ngửi cứt vua cũng biết vua bị bệnh gì. Xem tranh cũng như ngửi cứt, sẽ biết ngay bên trong người nghệ sỹ thế nào. Người thanh sạch thì tranh không thối, còn không thì tranh sẽ sặc một mùi gì đó, mùi tiền, mùi lợi, mùi ganh ghét, mùi phấn đấu, dục vọng v.v… Ông không treo tranh, không bán, cũng chẳng cho. Vẽ được bức nào thì lại cất vào tập. Tôi nghe thì thấy rất có lý, nhưng không hiểu thế nào.

Có lần tôi đã từng hỏi ông về cơ chế của việc tiêu hóa năng lượng thị giác và thải ra thành tranh. Ông bảo điều đó rất phức tạp, khó nói, phải làm mới hiểu được. Nhưng cháu có thể hình dung thế này. Một người khi no thì dù cho cái gì, ngon đến đâu cũng không nuốt được nữa, không tiêu hóa được nữa. Khi đó nếu cứ nhét vào thì thấy chán, ghét, thậm chí miệng nôn trôn tháo, hoặc ngộ độc dẫn tới tử vong. Còn khi đã tiêu hóa được thì dù ngày nào cũng ăn đúng một món cơm trắng thôi mà bữa nào cũng vẫn thấy ngon. Bây giờ một cảnh đẹp, nếu bình thường nhìn một vài lần là chán, tức là no rồi, không tiêu hóa được nữa. Nhìn hàng giờ, hàng buổi, ngày nào cũng nhìn mà vẫn thấy đẹp, thấy thích, thấy yêu, tức là có khả năng tiêu hóa. Bây giờ chỉ một cây đa này, ngày nào cũng thấy nó, ngắm nó mấy giờ, mà luôn thấy đẹp, thấy mới, thấy yêu. Cháu thử làm thế nào để đạt được điều đó thì làm. Ông thì không biết cách nào khác ngoài việc hàng ngày ngồi vẽ nó như thế này.

Tôi lại hỏi là việc ngồi vẽ một cái cây hàng ngày thì đòi hỏi nghị lực, nhưng có chắc là mình giữ được tình yêu với nó không, hay cũng giống việc tập thể dục hàng này thôi. Hay giống công chức, công nhân, ngày nào cũng làm mãi một việc, chắc gì đã là bằng chứng là họ thích. Ông bảo nếu mình vẽ hàng ngày một cảnh, mà không để làm gì, không bán, không cho, không treo, không khoe, thì là bằng chứng thứ nhất cho thấy mình phải giữ được tình yêu mới làm được, khác với công nhân làm việc mình không thích để lấy tiền. Nhưng bằng chứng thứ hai, quan trọng hơn là tranh phải đẹp mà không cần lạ. Tranh lạ giống như món mới, dễ thấy ngon nhưng không chắc có phải mình tiêu hóa được không. Còn nếu ngày nào cũng vẽ một thứ mà vẫn thấy tranh có độ rung động thì chứng tỏ còn có tình yêu. Tranh đẹp không phải là đích, mà mà bằng chứng cho thấy ta đã tiêu hóa tốt. Tôi cũng đã từng hỏi ông về việc làm thế nào để nhận thấy sự tiến bộ trong việc tu dưỡng. Ông nói là ông không cố đạt tới một cảnh giới nào, mà chỉ sống sao cho thanh thản thôi. Tuy nhiên, cũng sẽ có thể nhận thấy sự tiến bộ trong công phu, khi mà ngày nào ta cũng vẽ một thứ thì càng ngày, việc giữ được lửa sẽ càng khó hơn, đòi hỏi công phu cao hơn.

truyen dam

Sau buổi vẽ, ông đạp xe về Quan Thánh, ăn bữa trưa với bà và các con, rồi lấy các thức ăn thừa vào hộp mang về để hai ông cháu ăn bữa tối. Tất cả các thức ăn thừa được đổ chung với nhau, hái thêm một ít lá lẩu ngoài vườn, đun lên rồi cho mì vào ăn. Ông không bao giờ bàn về món gì, ngon hay không. Ông cũng không ăn chay, có gì ăn nấy. Việc ăn với vợ con và mang đồ lên Hồ Tây giống hệt việc sư đi khất thực. Theo ông, khất thực là nạp nguồn năng lượng, không thuần tự nhiên mà chủ yếu là từ môi trường xã hội. Những vấn đề của quần chúng, tình cảm của họ, quan điểm của họ v.v… đều chứa đựng trong các món ăn, là những thứ thực tế ta cần phải tiêu hóa cùng với thực phẩm, trong đó có những thứ sẽ cho ta sức lực, có thứ sẽ đầu độc ta và ta phải thải ra. Có điều ông bảo chẳng việc gì phải đi khất thực ngoài đường mà không khất thực ngay trong nhà mình, bởi lẽ về bản chất, vợ con mình với quần chúng chẳng có gì khác nhau, cũng giống như muốn ăn rau muống, mà trong vườn có thì chẳng cần phải đi 100km để mua về cùng loại rau đó.  

Điều thứ hai mà tôi rút là được là việc thực hành thiền trong suốt cuộc đời sẽ dẫn đến một số nét mặt rất đặc trưng, chí ít là đối với nhân tướng Á đông, và có thể lý giải mà tôi cũng kiểm nghiệm được từ ông cũng như chân dung rất nhiều vị thiền sư trên thế giới. Thứ nhất là khuôn mặt có vẻ thanh, trong, mềm không có các cơ bắp nổi lên thành gò đống, góc cạnh. Người trẻ không có nếp nhăn thì có nét thanh đặc trưng, khi già thì các nếp nhăn chảy xuôi như nước, không có một nét nào ngược lên. Nét mặt này cho thấy sự tĩnh tại, hòa hoãn được thực hành rất lâu năm. Ngược lại với nét mặt rất “chảy” thì miệng thường rất kiên quyết, nét miệng sắc, mỏng, mím chặt, thể hiện ý chí rất cao. Cái này khác với những người già hiền do bản tính hiền lành thì miệng cũng chảy theo mặt, tạo cảm giác hiền nhu nhược. Và cuối cùng là mắt rất tinh anh, thường là loại mắt sáng và lúc nào cũng như mỉm cười, ánh lên tia mắt vui tươi, linh hoạt, trẻ con. Điều này làm họ khác với người thực hành thiền và yoga theo kiểu hình thức, hoặc người hiền bẩm sinh, thì mắt sẽ tỏ vẻ hòa hoãn, hiền lành kiểu u tối hoặc thiếu sức sống. Chí ít, đó là hình dung mà theo tôi cũng logic của những thiền sư dùng phương pháp tiệm tu để dần dần đạt tới sự an tĩnh. Còn nếu là kiểu đốn ngộ, một phát thành phật thì trong hình dung của tôi có lẽ phải là những nhân vật bão táp như Đạt Ma sư tổ, với tướng mạo như vậy. Nhưng đã là đốn ngộ cực đoan như vậy thì chẳng cần công cụ gì. 

Đạt Ma sư tổ

Lại quay lại với thiền sư Pháp Hạnh. Nếu tranh của ông rực rỡ, đa dạng, mạnh mẽ như vậy, và nếu cả cuộc đời ông phải là một tác phẩm nghệ thuật tương thích thì cuộc đời đó sẽ cuồng loạn, sóng gió đến thế nào? Còn nếu cuộc đời ông diễn ra bình dị, phẳng lặng như mọi thiền sư khác trong một am cỏ trên núi thì những phút nổi loạn của nội tâm khi vẽ đó sẽ là gì? Tưởng tượng chăng? Hư cấu chăng? Còn nếu ông ngộ ra được và nhìn rõ bản chất vũ trụ muôn hình vạn trạng như tranh ông vẽ, mà tôi hình dung như những thế giới vật lý lượng tử vậy, thì điều gì khiến ông không rũ bỏ mọi thói quen, pháp danh, tung tăng trong cái mông lung hỗn loạn đó, mà còn giữ cuộc sống gò bó đơn điệu nơi am cỏ làm gì?

Tranh của thiền sư Pháp Hạnh

Theo như cảm nhận của tôi thì ông tôi chưa phải thiền sư, mà là một người có tâm thiền và thực hành phép dưỡng sinh rất khoa học. Nhưng mọi hoạt động trong ngày, trong đời ông đều rất hài hòa, chặt chẽ, và tất cả tỏa ra một sự tĩnh lặng, an bình không thể tả nổi. Một cảm giác tĩnh lặng trực quan tương tự có thể có khi ta xem những bức tranh thiền hoặc ảnh chụp thiền viện Nhật Bản, hay ảnh chụp chân dung các thiền sư Nhật. Và cảm giác tương tự tôi không thấy ở tranh của thiền sư Pháp Hạnh.

Vài chia, sẻ, thắc mắc từ góc độ nhìn bên ngoài vào như vậy, kính mong những người am tường đạt đạo chỉ giáo cho vài đường. 

 

*

Bài liên quan:

– Thiền sư Pháp Hạnh: “Với tôi, hội họa là con đường đến vô ngã” 
– Nhân đọc bài phỏng vấn thiền sư: bực mình cái người phỏng vấn
 
– Tôi không thấy tính thiền ở đây, tính vô ngã cũng vậy…

 

Ý kiến - Thảo luận

9:56 Thursday,12.4.2018 Đăng bởi:  nguyễn anh hoàng
khởi tâm là vọng... ma nhiếp. phan duyên tạo nghiệp. Bức họa màu sắc không rõ ràng mơ mờ, dễ dẫn người rơi vào cõi mê vọng chẵng thấy tánh
...xem tiếp
9:56 Thursday,12.4.2018 Đăng bởi:  nguyễn anh hoàng
khởi tâm là vọng... ma nhiếp. phan duyên tạo nghiệp. Bức họa màu sắc không rõ ràng mơ mờ, dễ dẫn người rơi vào cõi mê vọng chẵng thấy tánh 
9:16 Tuesday,1.8.2017 Đăng bởi:  N.H.Phương Lan
Mình nghĩ bạn Lưu ngụy biện. Giờ lại lý luận kiểu “thấy động chưa chắc đã động, thấy tĩnh chưa chắc đã tĩnh” thì biết nói thế nào cho cùng, cụ thể trong bài này.
Trong bài này, anh Tùng chỉ bảo tôi không thấy tính thiền, tính vô ngã của một thiền sư, mà thấy tính nghệ sĩ (tức là rất “lấy ngã làm rốn” và không yên ả) trong những bức tranh của thầy Ph
...xem tiếp
9:16 Tuesday,1.8.2017 Đăng bởi:  N.H.Phương Lan
Mình nghĩ bạn Lưu ngụy biện. Giờ lại lý luận kiểu “thấy động chưa chắc đã động, thấy tĩnh chưa chắc đã tĩnh” thì biết nói thế nào cho cùng, cụ thể trong bài này.
Trong bài này, anh Tùng chỉ bảo tôi không thấy tính thiền, tính vô ngã của một thiền sư, mà thấy tính nghệ sĩ (tức là rất “lấy ngã làm rốn” và không yên ả) trong những bức tranh của thầy Pháp Hạnh được post trên Soi. Đơn giản thế. Nhưng bạn Lưu lại nói cực tĩnh là động, cực động là tĩnh thì thật đúng là… thiên biến vạn hóa ngôn từ quá, hết nói :-)
Một đứa bé đến nhà chơi, nghịch như quỷ, ta sẽ kết luận ngay khi mẹ nó dẫn nó về, rằng nó nghịch quá. Một đứa bé hiền lành, ngồi yên đọc sách, ta khen luôn sao nó hiền thế. Giờ lại bảo thằng nghịch kia thật ra tâm nó tĩnh còn thằng hiền kia thật ra tâm nó động thì cũng… vô cùng thật. Tôi chỉ thấy tâm động mà giả tĩnh thì được chứ chưa thấy ai tâm tĩnh mà giả động được. Chiếm đa số các trường hợp là tâm tĩnh thì hành tĩnh, tâm động thì hành cũng động theo thôi.
 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Vì sao đại gia ta chưa bỏ tiền mua tranh ta?

Phạm Huy Thông - Nguyễn Hồng Sơn - Phạm Quốc Trung

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả