Khác

Dại gì mà không đi nghe: Họa sĩ Đức Hòa nói chuyện về quy tắc chia 2, chia 3 trong bố cục 27. 03. 12 - 7:58 am

Thông tin từ trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam

 

.

Vào thứ Tư, 28. 3. 2012, tại PHÒNG LÝ THUYẾT, tầng 2, phía trên phòng Hành chính của trường Yết Kiêu (số 42 phố Yết Kiêu – Hà Nội), họa sĩ Đức Hòa sẽ thuyết trình và chiếu hình về Quy tắc chia đôi và quy tắc chia 3 trong luật Bố cục của phương Tây.

Thời gian: Từ 9h đến 11h: trình chiếu và biện luận
Từ 11h đến 11h30: trả lời thắc mắc của những người tham dự

 

Quy tắc chia đôi và quy tắc chia ba là 2 phần quan trọng trong bộ luật về Bố cục mà người phương Tây đã dày công tổng kết; nay họa sĩ Đức Hòa đã “dịch chui” (không xuất bản mà chỉ giới thiệu, ai thích thì đi photocopy và trả tiền photo) từ cuốn Nghệ thuật bố cục và khuôn hình dành cho Hội hoạ, Nhiếp ảnh, Tranh truyện và Quảng cáo, với tất cả 16 chương, tức là 16 vấn đề lớn của bố cục, mỗi chương lại gồm 5 – 6 vấn đề cụ thể.

Bấy lâu nay ở các trường Mỹ thuật Việt Nam, các thầy giảng về bố cục chủ yếu theo kinh nghiệm, ít tính học thuật và chưa được tổng kết chuyên sâu. Mãi đến năm 1992 mới có cuốn Giáo trình Bố cục của thầy Đặng Quý Khoa, và năm 2004 có cuốn Giáo trình Bố cục của thầy Đàm Luyện. Đây là hai cuốn sách có giá trị và rất cần thiết cho việc dạy và học Mỹ thuật ở Việt Nam. Tuy nhiên hơi tiếc là các vấn đề đặt ra trong hai cuốn sách nói trên chưa thật bao quát và rạch ròi về cơ sở khoa học như ở phương Tây.

Vì nhận thấy sách hay (cuốn Nghệ thuật bố cục và khuôn hình dành cho Hội họa, Nhiếp ảnh, Tranh truyện và Quảng cáo), giải quyết được hầu hết những rắc rối về bố cục mà anh em trong nghề hay mắc phải, nên họa sĩ Đức Hòa đã tự dịch cho vui rồi tự phân phát. Việc dịch đã 12 năm nay rồi. Giờ đây được phòng Khoa học của ĐHMTVN mời thuyết trình nên họa sĩ Đức Hòa mới mạnh dạn giới thiệu 2 phần quan trọng mà sách đã đặt ra, không trùng với bất cứ phần nào của bất cứ cuốn sách về bố cục nào đã được biên soạn ở Việt Nam.

.

Thứ Tư này, 28. 3, vừa nói lý thuyết, họa sĩ Đức Hòa sẽ vừa trình chiếu hơn 70 hình minh họa cho 2 quy tắc nói trên. Các minh họa bao gồm cả Hội họa, Điêu khắc, Nhiếp ảnh và Điện ảnh (vì luật bố cục của Tây áp dụng rất rộng rãi mà cũng rất cụ thể nhưng đồng thời rất uyển chuyển để cho các thiên tài thoải mái “phá cách” nếu muốn).

Mời các bạn tham dự, đây chắc chắn sẽ là một buổi nói chuyện về nghề cực kỳ hữu ích.

Hoan hô phòng Khoa học của trường Yết Kiêu!

.

 

*

Bài liên quan:

– Dại gì mà không đi nghe: Họa sĩ Đức Hòa nói chuyện về quy tắc chia 2, chia 3 trong bố cục
– Kín người nghe tại buổi thuyết trình thú vị của họa sĩ Đức Hòa

– Bàn về tỉ lệ vàng và khoảng trống trong tranh

– Trà đá vỉa hè sau buổi nói chuyện của họa sĩ Đức Hòa

Ý kiến - Thảo luận

11:05 Wednesday,28.3.2012 Đăng bởi:  admin
Cảm ơn Ngữ Pháp Tiếng Việt nhiều lắm, nhưng đúng là Soi vẫn phải biết sức mình từ nay về sau: chỉ dùng một lần "không" thôi, cho mình đỡ rối, người đọc cũng đỡ rối :-))
...xem tiếp
11:05 Wednesday,28.3.2012 Đăng bởi:  admin
Cảm ơn Ngữ Pháp Tiếng Việt nhiều lắm, nhưng đúng là Soi vẫn phải biết sức mình từ nay về sau: chỉ dùng một lần "không" thôi, cho mình đỡ rối, người đọc cũng đỡ rối :-)) 
10:47 Wednesday,28.3.2012 Đăng bởi:  Ngữ pháp tiếng Việt
"Không dại gì mà không đi nghe" KHÔNG đồng nghĩa với "Dại gì mà đi nghe".

Trong tiếng Việt, "Không (chẳng) dại gì mà làm cái đó" đồng nghĩa với "Dại gì mà làm cái đó". Cả hai câu này đều có cùng một nghĩa là "nếu làm cái đó thì dại".

Cho nên, "Không dại gì mà không đi nghe" đồng nghĩa với "Dại gì mà không đi nghe" vì cả hai câu này đều có cùng một nghĩa là "
...xem tiếp
10:47 Wednesday,28.3.2012 Đăng bởi:  Ngữ pháp tiếng Việt
"Không dại gì mà không đi nghe" KHÔNG đồng nghĩa với "Dại gì mà đi nghe".

Trong tiếng Việt, "Không (chẳng) dại gì mà làm cái đó" đồng nghĩa với "Dại gì mà làm cái đó". Cả hai câu này đều có cùng một nghĩa là "nếu làm cái đó thì dại".

Cho nên, "Không dại gì mà không đi nghe" đồng nghĩa với "Dại gì mà không đi nghe" vì cả hai câu này đều có cùng một nghĩa là "nếu không đi nghe thì dại". 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả