Bàn luận

Cháu xin góp ý với ông Lô-răng 19. 02. 12 - 9:39 am

Em-co-y-kien

(SOI: Đây là cmt cho bài viết của Laurent Colin về nghệ thuật đương đại Việt Nam. Soi xin đưa lên thành bài để các bạn dễ theo dõi.)

 

Cháu xin góp ý với ông Lô-răng một tí ạ.

Ông Lô-răng bảo “Đối với cộng đồng nghệ thuật nhỏ bé ở Việt Nam, SỐ LỜI MỜI HÀNG NĂM ĐI TRIỂN LÃM TẠI NƯỚC NGOÀI hay đến làm việc tại châu Âu, Nhật Bản, Singapore, Mỹ và các nơi khác vượt quá xa mức độ ưu ái mà các đồng nghiệp phương Tây có thể có được. Vậy nên anh nghệ sĩ Việt Nam ngay từ đầu có lẽ đã được “bày hàng” hơi quá đà, nếu so với sự trưởng thành về mặt học tập nghiên cứu của anh ta….”

Ông Lô-Răng ơi, chỗ này ông có lẽ hăng say quá hóa sai đó ạ. Này nhé:

– Ông lấy số liệu thống kê nào mà nói các đồng nghiệp nghệ sĩ phương Tây ít được xã hội Âu, “Nhật Bản, Singapore, Mỹ và các nơi khác” ƯU ÁI. Cứ hỏi anh Thông xem, anh đi Hàn đi Sinh tì tì, họ có vung tiền để mời các nghệ sĩ Việt đi du lịch “miễn phí” đâu nhé, mà tỉ lệ các họa sĩ Việt trong các cuộc “tụ tập-cập nhật-vùng” đó so với các bác Thái, Indo, Mã… thì thấm chi. Theo như ông cháu dạy thì các nước tư bản sở dĩ giàu được vì họ chi tiền là rất căn cơ nhá, không phải như thời XHCN của ông cháu bố cháu là “các anh em đồng chí ơi, tiền bạc là của toàn dân, không phải là của anh, nên “các chú cứ phá”, phá càng nhiều anh càng vui, anh càng được tiếng kết đoàn đâu nhá.

– Ngày nay, thời đại toàn cầu lâu rùi, dân An-nam có đi Tàu đi Tây đã dễ hơn xưa, nhưng còn lâu mới được nhiều so với các bạn Tây (chưa kể mỗi lần nhận được giấy mời, vào sứ quán Tây xin visa cứ thấy các bác các cô sứ quán quát mắng người Annam chúng cháu, chúng cháu nản chí lắm, chả muốn đi Tây tẹo nào sất ạ), thế mà ông bảo là được “ưu ái”… thì cháu chả hiểu ông muốn gì? Muốn ngăn sông cấm chợ chăng? Muốn tiếp tay cho các sứ quán không cấp visa chăng? Hay cổ vũ hủ tục “nhốt/chốt chặt” người Annam chúng cháu trong xứ Đông Dương này chăng?

– Ông bảo các anh nghệ của chúng em được “bày hàng” (rất may mà chưa “lộ hàng”) QUÁ ĐÀ là sao ạ? Thế ĐÚNG ĐÀ thì phải như thế này phải không ạ: có phải cứ 1 năm 1 lần chiển lãm cả nước kiểu mậu dịch cho các cụ, 1 chiển lãm trẻ cho các thanh thiếu nhi thì mới ĐÚNG ĐÀ không ạ? Chị cháu kể triển lãm ở các thành phố lớn ở các nước phát triển nghệ thuật và văn minh, nhất là phương Tây hay Mĩ quốc 1 ngày có tới hàng chục cuộc mới-tinh-xương, thế mà còn bị dân người ta kêu là ít quá, nghệ sĩ ăn nhiều lộc lá của xã hội mà lười trưng bày tác phẩm cống hiến cho dân vui, dân sướng, dân hưởng ấy chứ.

– Hay ông bảo phải đợi các anh nghệ của cháu cần “TRƯỞNG THÀNH về mặt học tập nghiên cứu” thì mới cho “bày hàng” nhiều? Vậy thì cái tiêu chí “trưởng thành về mặt học tập nghiên cứu” là thế nào ạ? Ông có thể chu cấp cho anh em nhà chúng cháu cái chuẩn mực ““trưởng thành về mặt học tập nghiên cứu” để các Lãnh Hội nhà cháu và các Lãnh Trường chúng cháu “nghiêm túc học tập, nghiên cứu và triển khai” được không ạ?

Chúng cháu cám ơn ông Lô-Răng đã phê phán nhiều, phê phán mạnh, đa phần chí lí nhưng cháu e rằng ông vì quá xốt tiết với mỹ thuật Việt đang lâm vào trạng thái LIỆT (âm hay dương ?) (mà cháu ngờ rằng ông cũng có nhiều quả đau với các vụ sưu tầm nhầm các nhái phẩm của các nhái-thủ Việt nên ở đây ông cũng tranh thủ mắng mỏ họ thêm cho bõ ghét :0), vậy nên ông Lô-răng có hơi bị “quá đà” chăng (lại là cái cụm từ “quá đà” quá-xá-hay nhà cháu xin mạn phép “nhái” của ông tí ạ) – mà cái sự “quá đà” thì tiền nhân của ông thời Đông Dương từng cảnh báo là thế nào cũng bốc mùi thực dân (cũ/mới) đấy ạ (cho dù ông không cố ý) (thực ra cháu đã thực chứng nhiều lần các anh bạn Phú-lãng-xa của cháu ở Hà Nội trong những cuộc tụ bạ tào lao dù họ có cố gắng tránh cái giọng điệu thực dân đến mấy nhưng chả hiểu sao nó cứ tự nhiên bốc ra, thế mới lạ, họ càng nhịn càng bị lộ, thế mới sợ).

Chúng cháu mong được ông phê phán nữa, và nếu có thêm các số liệu cụ thể nữa thì thuyết phục hơn, giảm bớt cái vẻ cảm tính nặng quá hóa như bực bội (quá đà) thì chúng cháu rất tâm phục khẩu phục ạ.

Viết đến đây cháu lại nhớ cái “thư Hà Nội” của ông con zai cụ Tác năm xưa kể về nghệ Việt người Việt nhưng nó rất chi là tâm phục khẩu phục

ạ.

 

*

(SOI: Hình minh họa là hoạt họa của Tây Ban Nha – Nguồn Internet)

 

**

Bài liên quan:

– Nghệ thuật đương đại Việt Nam có (còn) gì để nói? Bài 1: Xu hướng hiện tại
– Nghệ thuật đương đại Việt Nam có (còn) gì để nói? Bài 2: Nghệ sĩ Việt Nam có phải là nạn nhân của hoàn cảnh?

– Nghệ thuật đương đại Việt Nam có (còn) gì để nói? Bài 3: Một lời hứa không được giữ

– Nghệ thuật đương đại Việt Nam có (còn) gì để nói? (Bản tổng hợp, không hình ảnh)

– Cháu xin góp ý với ông Lô-răng

– Sao “Nghệ thuật đương đại Việt Nam có (còn) gì để nói” lại phải quan trọng thế?

Ý kiến - Thảo luận

12:59 Tuesday,1.5.2012 Đăng bởi:  Em-co-y-kien
Lại phiền Soi cho nhà cháu gửi tới bác Bôi-Sỹ bôi bác cháu.

Bác ơi, cháu có tài liệu này xin gửi bác tham khảo (mấy năm trước khi cháu mè nheo đua đòi zu học xuất zương với lại zu học tại chỗ bị bố cháu kiểm điểm lên bờ xuống ruộng và bắt đọc 1 số tài liệu MẬT của các tác zả Tây-Ta bàn về chủ nghĩa thực zân mới trong giáo dục đại học, sau đó cháu c
...xem tiếp
12:59 Tuesday,1.5.2012 Đăng bởi:  Em-co-y-kien
Lại phiền Soi cho nhà cháu gửi tới bác Bôi-Sỹ bôi bác cháu.

Bác ơi, cháu có tài liệu này xin gửi bác tham khảo (mấy năm trước khi cháu mè nheo đua đòi zu học xuất zương với lại zu học tại chỗ bị bố cháu kiểm điểm lên bờ xuống ruộng và bắt đọc 1 số tài liệu MẬT của các tác zả Tây-Ta bàn về chủ nghĩa thực zân mới trong giáo dục đại học, sau đó cháu cũng tịt ngay thói a-zua đua đòi zu học, đỡ 1 khoản nặng cho za đình, bác ạ).

Trong tài liệu này thậm chí còn kinh khủng hơn khi nói về "chủ nghĩa thực zân mới-mới" (tức là thực zân mới bình phương, bác nhá, tức là mức độ thâm của nó thì chú Tàu - cũng 1 đại ca về thực zân mới - gọi bằng cụ ạ):

"Những xu hướng xuất khẩu giáo dục đại học (GDĐH) không lành mạnh từ các nước phát triển
GDĐH chuyển quốc gia sẽ đem lại nhiều lợi ích cho các nước nhập cảng GDĐH: tăng thêm cơ hội nhập học đại học, cung cấp thêm các chương trình GDĐH mới, tăng thêm các kiểu mẫu mới về dạy, học và quản lý GDĐH và tăng tính cạnh tranh để kích thích nâng cao chất lượng GDĐH bản xứ…
Tuy nhiên, GDĐH chuyển quốc gia cũng tạo nên nhiều rủi ro. Để hiểu sâu thêm về mặt trái của GDĐH chuyển quốc gia của các nước nhập khẩu GDĐH, chúng tôi xin trích dưới đây nhận xét và phản ánh của một số học giả nước ngoài về các xu hướng xuất khẩu GDĐH không lành mạnh từ một số nước phát triển.
- Khi nhận định chung về khả năng tác động của GATS (Hiệp định chung về thương mại dịch vụ), Philip Altbach viết: "GATS tác động đến những vấn đề trung tâm của GDĐH: tự chủ, ra quyết định, chính sách quốc gia…Khi một quốc gia chấp nhận, GATS có thể buộc mở cửa thị trường GDĐH để các trường đại học, công ty nước ngoài vào hoạt động tự do – lập chi nhánh, cấp bằng…,các nhà chức trách bản xứ sẽ không kiểm soát được. Các trường đại học trong nước có thể phải tiếp nhận người nước ngoài vào các vị trí khoa học như người bản xứ. GATS đặc biệt tác động mạnh đối với các nước có nền GDĐH yếu"….Nói về mặt trái của GATS, ông viết: “Các thị trường mở, ít nhất trong GDĐH, thúc đẩy sự bất bình đẳng đang tồn tại. Nếu biên giới giáo dục hoàn toàn được mở, những người cung cấp giáo dục mạnh nhất và giàu nhất sẽ thâm nhập mà không bị giới hạn. Các nước và các trường đại học không đủ sức cạnh tranh sẽ rất khó phát triển. Điều đó có nghĩa là các nước đang phát triển và các dân tộc công nghiệp hoá còn yếu sẽ hết sức thiệt thòi. Các trường đại học địa phương sẽ khó cạnh tranh với những nhà cung cấp GDĐH xây dựng trường ở nước họ. Các nhà cung cấp GDĐH nước ngoài sẽ chọn các mảng béo bở dễ kiếm lợi nhất của thị trường – thường là quản trị kinh doanh, công nghệ thông tin, v..v..- và dành các mảng còn lại cho các trường đại học bản xứ. Các lĩnh vực như khoa học cơ bản, đòi hỏi các phòng thí nghiệm và thiết bị tốn kém và không đem lại các điều kiện kiếm lợi trước mắt, sẽ bị các nhà cung cấp nước ngoài bỏ qua….” “các trường đại học bản xứ sẽ phải đào tạo các ngành học ít thông dụng, khó thu lợi, họ sẽ khó cạnh tranh và khó cung cấp đầy đủ các chuyên môn khoa học. Từ đó, họ sẽ không có tiền và hạ tầng tốt để gắn kết với nghiên cứu khoa học – sẽ bỏ mất vai trò nghiên cứu là yếu tố trung tâm để đào tạo các nhà khoa học và các học giả tốt nhất, do đó lĩnh vực nghiên cứu rơi vào tay các trường đại học giàu có ở các nước công nghiệp mạnh. Mặt khác, lợi ích mà các trường đại học giàu thu được ở các nước đang phát triển sẽ được đầu tư để tăng tiềm năng nghiên cứu của các nước này, và tạo thêm bất bình đẳng vốn có trên thế giới về nghiên cứu”. Ông còn phân tích: đây là một kiểu “chủ nghĩa thực dân mới-mới” (new Neocolonialism). Trước kia, trong thời kỳ chiến tranh lạnh, 2 bên đều tung tiền ra để chiếm traí tim và khối óc thế giới: qua trao đổi sinh viên, cung cấp và dịch sách giáo khoa, xây dựng trường đại học,…lôi kéo giới lãnh đạo học thuật và trí thức các nước đang phát triển. Ngày nay tình thế đã khác. Các công ty đa quốc gia, các tổ hợp phương tiện truyền thông, và cả một số trường đại học lớn – là các thế lực thực dân mới-mới, không tìm cách thống trị về ý thức hệ và chính trị mà đạt được sự thống trị qua thương mại. Tuy hai phương pháp khác nhau nhưng kết quả như nhau: nước yếu sẽ mất chủ quyền về văn hóa và trí tuệ. Nếu thời chiến tranh lạnh thế lực chính trị tác động là chính thì ngày nay GATS giúp tạo thị trường mở về mọi loại sản phẩm trí tuệ để các thế lực thực dân mới-mới thâm nhập dễ dàng vào thị trường thế giới". Ông kết luận: "Hiệp ước mới (GATS) sẽ buộc các nước với các nhu cầu về GDĐH và nguồn lực rất khác nhau phải chấp nhận một nền GDĐH đồng nhất được thiết kế để phục vụ quyền lợi của các hệ thống GDĐH mạnh nhất và các tập đoàn cung cấp giáo dục – do đó nó chỉ tạo nên sự bất bình đẳng và phụ thuộc". Ông viết: “Toàn cầu hóa về tri thức hiện vẫn đang hoạt động mạnh mẽ mà không cần phải khoác chiếc áo của GATS và WTO. Chúng ta sẽ tiến lên một sự toàn cầu hóa dựa trên sự bình đẳng chứ không phải chủ nghĩa thực dân mới-mới”
Về một số trường hợp cụ thể đối với việc xuất khẩu GDĐH Mỹ, Mark Ashwills viết: "Ví dụ, một trường tư không nhằm mục đích lợi nhuận của Mỹ đã đề xuất hợp tác với một vài trường đại học có tiếng ở Việt Nam để cấp bằng cử nhân và thạc sĩ quản trị kinh doanh. Ở Mỹ, trường đại học này là một trường đại học từ xa học trên mạng nhưng ở Việt Nam, họ lại mở các khóa có diễn giảng và dùng cố vấn đào tạo của Mỹ, trợ giảng Việt Nam, và một số hình thức kết hợp đào tạo từ xa…Một số trường đại học ở Mĩ không được kiểm định công nhận đã hoặc đang tiến hành kinh doanh ở Việt Nam và rất nhiều quốc gia khác. Họ đang ra sức tìm kiếm thị trường trên toàn thế giới, ở những nơi mà khách hàng kém hiểu biết, không tinh nhậy, thích có bằng cấp nước ngoài, nói cách khác là những khách hàng dễ bị hại. Việt Nam là một mảnh đất màu mỡ, có những khách hàng sẵn lòng tiếp đón, và là nơi họ có triển vọng kiếm lời". Ashwill cảnh báo các nước tiếp nhận GDĐH hãy cẩn thận chẳng những với các cỗ máy cấp bằng (degree mills) mà còn với các cổ máy kiểm định công nhận (accreditation mills).
Tham khảo:
http://www.edtech.com.vn/index.php/ly-lun-nghien-cu/qun-ly-giao-dc-i-hc/87-vn-bo-v-ngi-hc-vit-nam-i-vi-giao-dc-i-hc-chuyn-quc-gia

Philip G. Altbach – “Knowledge and Education as International Commodities:The Collapse of the Common Good”, International Higher Education, Summer 2002, Boston College.
Mark A. Ashwill - "Caveat Emptor! US Institutions in the Vietnam Market". International Higher Education, N0 44, Summer 2006, Boston College. "

Nếu bác Bôi Sỹ thấy các tài liệu này (có cả Ta, cả Tây nhá) zống với quan điểm của tờ báo thân yêu quý nhà bác thì bác chỉ záo cho cháu với nhá!

Lạ 1 cái, sao cháu thấy bác tuy đọc tờ báo thân thương yêu của bác nhiều thế lâu thế nhưng về mặt mỹ thuật học vẫn gần gụi với quan điểm nghệ thuật hậu hiện đại của Tây phương.

Chỉ nhõn cái mũ chụp neocolonialism là còn hơi hướng hủ lậu tí...

Chí nguy chí nguy ! 
12:19 Tuesday,1.5.2012 Đăng bởi:  Em-co-y-kien
Bác Bôi Sỹ: "...Đến giờ này chắc cả thế giới chỉ còn 2 người gọi phương Tây là "thực dân mới": đó là ECYK và gã béo Hugo Chavet ở Venezuela :D. Nghe như phát ngôn xã luận báo Nhân Dân những năm 60, 70..."

Chời, bác Bôi-Sỹ ơi, sao bác nỡ bôi-bác cháu thế ạ?

Có lẽ bác chăm đọc Báo Nhân Dân của nhà bác quá, đọc lâu quá (từ thế kỷ trước, 1960-1970?) nên trong lò
...xem tiếp
12:19 Tuesday,1.5.2012 Đăng bởi:  Em-co-y-kien
Bác Bôi Sỹ: "...Đến giờ này chắc cả thế giới chỉ còn 2 người gọi phương Tây là "thực dân mới": đó là ECYK và gã béo Hugo Chavet ở Venezuela :D. Nghe như phát ngôn xã luận báo Nhân Dân những năm 60, 70..."

Chời, bác Bôi-Sỹ ơi, sao bác nỡ bôi-bác cháu thế ạ?

Có lẽ bác chăm đọc Báo Nhân Dân của nhà bác quá, đọc lâu quá (từ thế kỷ trước, 1960-1970?) nên trong lòng bác quá thấm nhuần "quan điểm về chủ nghĩa thực dân mới" của tờ báo thân yêu nhà bác.

Chứ nhà cháu thì chỉ biết cái chủ nghĩa neocolonialism (cũng gọi là "chủ nghĩa thực dân mới" nhưng hẳn là khác với quan điểm tờ báo nhà bác, chỉ nhà bác thôi nhé) qua mạng thôi ạ.

Zạ, kính thưa bác Bôi Sỹ,

Bác ơi, zân làng cháu thì hiểu nôm na cái chủ nghĩa thực zân mới là cái chủ nghĩa của những người/tổ chức/thể chế có tiềm lực kinh tế/quân sự muốn áp đặt các quy định/ràng buộc của họ cho các nước yếu thế hơn (về kinh tế/quân sự), để kiếm lời về cả vật chất lẫn tinh thần, nhưng cái thói hành xử như rứa zễ lộ, còn cái sự neocolonialism trong văn hóa nó mới tinh vi nham nhở và khó bị lộ hơn nhiều.

Có nghĩa rằng thì là thực dân mới không khoanh vùng cho Tây đâu, bác ơi, nó tiềm ẩn ở bất cứ đâu, kể cả ở Ta (đấy, cái tâm lý đối với người Lào, nghệ Lào của zân làng nghệ ta đó, có neocolonialism không nào? Bác Bôi Sỹ hiểu quá còn zì).

Nhân tiện đây, bác cho cháu gửi lời hỏi thăm tới đồng chí Uy-gô Chà-vẹt nhà bác.

Kính bác Bôi Sỹ bôi bác cháu

ạ! 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Chất liệu và lòng tự trọng

Họa sĩ Nguyễn Đức Hòa

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả