Bàn luận

Sàn Art gửi SOI 03. 12. 11 - 12:31 pm

Sàn Art

 

Nguyễn Thái Tuấn, “Interior 3”, 2011, sơn dầu trên canvas, 110 x 150cm.

 

Gửi SOI,

Chúng tôi coi việc tranh của Nguyễn Thái Tuấn gợi nên nhiều câu hỏi quan trọng về mỹ thuật đương đại trong giới nghệ sỹ Việt Nam là một điều tốt.

Sàn Art quyết định làm việc với Nguyễn Thái Tuấn bởi nhiều lý do. Trước tiên, trong suốt gần 5 năm qua, anh là nghệ sỹ đã có nhiều cuộc trao đổi lý thú và sâu sắc với chúng tôi về ý nghĩa và hướng phát triển tác phẩm của mình, với nhiều bài viết về những yếu tố trong tác phẩm và ý nghĩa của chúng đối với bản thân anh. Thứ hai là, anh là nghệ sỹ đã liên tục thử nghiệm những ý niệm của mình, thúc đẩy bản thân phải suy nghĩ thêm về ý nghĩa của một motif đã nổi bật và đã được sử dụng nhiều – những nhân vật không thân hình. Điều lý thú là những nhân vật này ngày càng ít quan trọng hơn trong tranh của anh, và thay vào đó không gian xung quanh họ ngày càng mang nhiều ý nghĩa hơn. Lý do thứ ba, anh là nghệ sỹ tự học đang sáng tác theo khuôn khổ nghệ thuật đương đại quốc tế một cách có nhiều tư duy nghiền ngẫm. Cuối cùng, Sàn Art coi sáng tác của Nguyễn Thái Tuấn là sự phản chiếu rất riêng biệt về lịch sử của xã hội Việt Nam đương thời.

Cơ hội được làm việc với một nghệ sỹ có lương tâm xã hội, có kỹ thuật tốt và vẫn đang cố gắng phát triển và làm chủ ngôn ngữ sáng tạo của mình là một lý do tuyệt vời để một tổ chức nghệ thuật muốn làm việc cùng Nguyễn Thái Tuấn.

Đối với những cáo buộc còn thiếu cơ sở về việc sáng tác của Nguyễn Thái Tuấn là tranh nhái, và những tranh luận tương tự về tác phẩm của nghệ sỹ Hà Nội Nguyễn Huy An (cũng được đăng trên SOI), Sàn Art nghĩ đã đến lúc cần tổ chức một diễn đàn tranh luận sâu sắc hơn để có thể giải quyết mối bận tâm của cộng đồng nghệ thuật trong nước về thật giả, dẫn đến việc gạt bỏ mọi tác phẩm nghệ thuật bị cho là một copy mà bỏ qua những phân tích sâu sắc hơn. Sàn Art nghĩ rằng việc khuyến khích trao đổi về giá trị của ‘ý định’ trong quá trình sáng tác nghệ thuật là cần thiết, vì đây là một yếu tố thiết yếu trong việc đánh giá giá trị tác phẩm. Khi xem xét một tác phẩm, ta không thể chỉ nhìn vào kỹ thuật của nghệ sỹ và sức mạnh trong bố cục, mà còn phải xem xét ý niệm thúc đẩy sự hình thành tác phẩm và ý đồ của nghệ sỹ cho những hình ảnh trong tác phẩm.

Liên Trương, Family Sitting #2, oil on panel, 36” x 48 ”, 2005. Bạn SD, trong một cmt trên trang SOI, đã thắc mắc trước sự quá trùng hợp của tranh Nguyễn Thái Tuấn với tranh của Liên Trương.

 

Xuyên suốt lịch sử mỹ thuật luôn có những họa sỹ có những motif cùng kỹ thuật tương tự nhau. Xem tranh Nguyễn Trung ta liên tưởng đến tác phẩm của họa sỹ châu Âu Cy Twombly;

Nguyễn Trung, "Blackboard XIII", 2004, 100 x 100cm, mixed media on canvas.

Tác phẩm của Cy Twombly

 

Như Trương Công Tùng yêu tranh của họa sỹ người Anh Peter Doig;

Trương Công Tùng, "Đồ chơi" từ series Astronaut, 2011, glaze on ceramic, 25 x 40cm

Peter Doig, "Man dressed as a bat"

 

Như nghệ sỹ người Pakistan Mohammed Imran Qureshi mê say những dòng tranh tiểu họa Mughal của Ấn Độ và cố ý chép những nhân vật trong truyền thống đấy với cùng kỹ thuật thời cổ;

Mohammed Imran Qureshi, "Moderate Enlightenment 2009"

Một bức tranh tiểu họa Mughal của Ấn Độ

 

Rồi còn có các điêu khắc của Yang Shaobin với những nhân vật có yếu tố tương tự với tác phẩm của người bạn thân của ông, Yue Minjun (cả hai đều là nghệ sỹ chủ chốt trong phong trào Hiện thực Hoài nghi – Cynical Realist ở Trung Quốc).

Tác phẩm của Yang Shaobin

Tác phẩm của Yue Minjun

 

Yếu tố phân biệt giữa hai nghệ sỹ này là những ý đồ thông điệp của mỗi người. Đây là những khác biệt vô cùng quan trọng trong việc xem một tác phẩm nghệ thuật và không thể bị gạt qua một bên chỉ dựa trên việc xem qua bố cục bên ngoài một cách hời hợt.

Triển lãm Sự thiếu vắng tràn đầy có bài phân tích so sánh đi kèm do Zoe Butt viết. Không may, vì hạn chế của giấy phép nên bài viết chỉ được đăng đầy đủ trên website của chúng tôi khi triển lãm kết thúc.

 

Sàn Art
Tháng 11, năm 2011

 

*

Bài liên quan:

– Nhân bàn tranh Thái Tuấn, giới thiệu tranh LIÊN TRƯƠNG
– Nguyễn Thái Tuấn: Màu của tâm trạng
– Đầu tôi, đầu cô, đầu chúng ta

– Sàn Art gửi SOI

– Về tranh Nguyễn Thái Tuấn: Cần câu trả lời trực tiếp từ chính họa sĩ

– Ngăn chặn âm mưu “tự diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực diệt Nhái

– Thêm một bênh vực cho Nguyễn Thái Tuấn

– Bênh vực họa sĩ hay lập luận kiểu thảo khấu?

– Lại bênh vực Nguyễn Thái Tuấn

Ý kiến - Thảo luận

7:41 Sunday,25.12.2011 Đăng bởi:  phamtri
Theo quan điểm cá nhân tôi, nghệ thuật cũng như những phát minh khoa học... đều phát xuất từ những nền tảng căn bản, do đó tư duy ý tưởng để sáng tác, phát minh đều dựa vào "cái nền". Việc giống "Hao hao ngoại hình " là chuyện thường! Cái quan trọng là chủ đề tư tưởng.
...xem tiếp
7:41 Sunday,25.12.2011 Đăng bởi:  phamtri
Theo quan điểm cá nhân tôi, nghệ thuật cũng như những phát minh khoa học... đều phát xuất từ những nền tảng căn bản, do đó tư duy ý tưởng để sáng tác, phát minh đều dựa vào "cái nền". Việc giống "Hao hao ngoại hình " là chuyện thường! Cái quan trọng là chủ đề tư tưởng. 
13:43 Sunday,4.12.2011 Đăng bởi:  Em-co-y-kien
Ủa, sao không đưa luôn chường hợp của cụ Lý làng ta liên đới bí ẩn với Rothko vào đây luôn hè?

Kiêng zè ghê gớm ???
...xem tiếp
13:43 Sunday,4.12.2011 Đăng bởi:  Em-co-y-kien
Ủa, sao không đưa luôn chường hợp của cụ Lý làng ta liên đới bí ẩn với Rothko vào đây luôn hè?

Kiêng zè ghê gớm ??? 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả