Bàn luận

Không chỉ dành cho đại gia… 07. 11. 11 - 8:48 am

Phạm Huy Thông

(SOI: Đây là cmt cho bài “ĐỂ ĐẠI GIA VIỆT MUA TRANH VIỆT: Vài đáp số và giải pháp thiết thực“. Soi xin đưa lên thành bài. Tên bài do Soi đặt. Cảm ơn Phạm Huy Thông rất nhiều.)

 

.

 

Bài viết của Em Có Ý Kiến rất hay, nhưng nghiêng theo chiều hướng trào phúng hơn là “thực tiễn” như tựa đề Soi đặt. Tuy bạn ấy viết trào phúng vậy thôi nhưng đúng là bạn ấy có bỏ công bàn bạc suy nghĩ. Rất cám ơn Em Có Ý Kiến.

Tớ đồng ý với quan điểm của Bad Bat (đọc là Bất Bạt??) nói rằng đừng vội nói đại gia ngu dốt. Vâng, ở đây chúng ta phải thống nhất với nhau rằng chúng ta chỉ nói việc đại gia dốt thẩm mỹ nghệ thuật thôi. Chứ họ “đầu to óc quả nho” thì làm sao họ thành đạt, kiếm được tiền nhiều thế, trong khi đó các củ nghệ ta thì “đói như con chó sói” mà lại “tỏ ra nguy hiểm”.

Quay lại với Em Có Ý Kiến:

1. Chương trình giáo dục đại gia của bạn có nhiều chỗ không khả thi. Bởi đã là đại gia thì họ sẽ rất bận. Bận kiếm tiền, bận đánh gôn thì cũng là bận. Nếu bạn mở các lớp “mỹ học ứng dụng” thì liệu có ma nào đến không? Tuy nhiên ý tưởng về một cuốn sách dạng như “Hướng dẫn xem tranh trong 6 ngày…” lại là ý tưởng hay vì đại gia đọc lúc nào cũng được, mua một cuốn về nhà đọc, đỡ phải đi đến lớp mà giấu được dốt. Ở nước ngoài tôi thấy nhu cầu từ phía các đại gia muốn tìm hiểu thêm về nghệ thuật, muốn yên tâm hơn về hướng sưu tập của mình là có thật. Ở Việt Nam chắc cũng thế. Vì vậy tương lai cho một cuốn “Cẩm nang cho người mới sưu tập tranh…” cũng sẽ khả thi lắm. Có điều ai là người đủ trình và uy tín để đứng ra viết một quyển như vậy? Đừng nói là mời Võ sư gì gì trong Nam hay Đại họa Nhái gì gì ngoài Bắc đứng ra biên soạn nhé.

Về chuyện tư vấn đại gia sưu tập, một số trang web gallery nước ngoài cũng có những mục giải quyết vấn đề này. Trang của ThaViBu chẳng hạn, khuyên nhà sưu tập đừng vội choáng bởi các tuyên bố này nọ của nghệ hay của nhà phê bình, hãy tự hỏi liệu mình mua tác phẩm này về nhà, liệu mình có sẵn lòng ngồi ngắm nó hàng ngày.

Vậy cuốn “Cẩm nang cho người mới sưu tập…” có lẽ nên chỉ ra cách thức để tìm hiểu thông tin thị trường, xác định chân giá trị của tác phẩm và lọc nhiễu thông tin.. hơn là chỉ ra cụ thể đại gia nên mua ai, giá bao tiền. Tớ chợt nhớ tới phương châm rất đơn giản của một nhà sưu tập Việt: “… cái quan trọng là đứng trước tranh mình có thấy xúc động hay không” (đại gia này vì thế được nick named là S.. Xúc Động, tiếc là bác này chưa xúc động trước tranh tớ phát nào’, hì)

Về việc lập các tổ chức, cá nhân tư vấn thì ở nước ngoài cũng có. Nhưng làm sao nguồn thu lợi phải rõ ràng và phải đắt vì nếu rẻ thì tư vấn viên dễ bán danh dự mà tư vấn láo lắm. Các tổ chức tư vấn lớn chính là các nhà đấu giá, lập ra bộ phận kiểm định chủ yếu để bảo vệ uy tín của họ. Tất nhiên họ vẫn dính phốt, xin tìm đọc thêm vụ Bùi Thanh Phương kiện Sotheby lâu rồi hay vụ tranh Từ Bi Hồng gần đây sẽ biết về các góc khuất của ngành tư vấn này. Tớ nghĩ ở Việt Nam, Hội không nên đứng ra làm tư vấn, vì Hội lo những việc khác đã đủ mệt rồi, đụng vào chuyện này dễ gây xích mích hội viên lắm. Kiểu như là : “Tôi cũng là hội viên, sao các ông chỉ khách đến nhà thằng kia mà không đưa đến nhà tôi”.

.


2.
Về gallery giá bèo cho họa sĩ thuê, thực ra ở mình đã làm rồi đấy chứ, Nhà triển lãm Hàng Bài, Nhà triển lãm Ngô Quyền, Việc Ác Sen Tờ cũng thỉnh thoảng hỗ trợ cho họa sĩ nghèo vượt khó, trong Nam hình như có Applied Art hay không gian gì đó ở trường Mỹ Thuật…

Ở nhóm khác Nhà sàn, viện Goethe, l’Espace, Ga O, Sàn Art, Himiko… có thu gì của họa sĩ đâu. Dưng mà nghệ thuật bày ở nhóm này có vẻ hơi khoai với người mới sưu tập.

Về việc đánh bóng tên tuổi nghệ sĩ, việc này các gallery làm tốt hơn các Hội, Đoàn vì liên quan trực tiếp đến túi tiền của gallery.

Tớ thêm một ý, truyền hình nên thuê bạn Pha Lê, Giỏ Mây làm một số chương trình nhẹ nhàng giới thiệu nghệ thuật như nghệ thuật Phục Hưng, mỹ thuật cổ, Mỹ thuật hiện đại… với lời lẽ dễ hiểu như đang viết trên Soi ý. Chiếu vào giờ ăn cơm để thay cho mấy chương trình cứ đến giờ ăn là đưa tin cống rãnh ngập, đường xá bụi, nhức hết cả nhối. Bây giờ truyền hình cũng đã có một số buổi toạ đàm mời họa sĩ lên cầm míc rồi trầm ngâm xót xa này nọ. Dưng mà mấy cái đấy dành cho dân chuyên, xem trước giờ đi ngủ.

3. 4. 5. Các mục này tớ không có thêm bình luận gì.

.

6. Về việc “Ngày đại gia đi thăm Studio có vẻ hơi cập rập vì nhà họa sĩ thường cách xa nhau. Tuy nhiên tiếng Anh có từ “Open Studio” để chỉ việc một họa sĩ vào một ngày nào đó tổ chức mở rộng cửa phòng vẽ để mời khách tự đến, thích xem thì xem, thích mua thì mua. Ngày xưa bạn Phi Phi Oanh Oanh cũng làm open studio khi bạn ý còn ở Hà Nội.

Nhân đây tớ có một ý này, thỉnh thoảng các nghệ Hà Nội biết tiếng Anh lại dẫn khách này nọ đi một vòng các nhà bạn bè. Việc này làm do yêu cầu của khách, thường không lấy phí gì, giúp bạn bè là chính. Nhưng các công ty du lịch ở Hà Nội cũng có dạng Art Tour thì phải, lấy tiền từ phía khách hàng chứ không thu tiền họa sĩ. Tất nhiên công ty du lịch thì nghệ thuật cũng phục vụ du lịch thôi. Nếu các sưu tập gia chuyên nghiệp mà có được các art tour chuyên nghiệp đến thăm các nghệ chính cống thì hay quá.

Ý cuối cùng là khi tớ đi thăm các bảo tàng thế giới thường thấy các đoàn học sinh (trong đó có các thiếu gia) đi xem bảo tàng rất đông. Các trường cấp I, II, III cũng có đi thăm quan nhưng thường là đi rạp xiếc hoặc đi thắng cảnh xa. Bảo tàng mình có không gian cho thiếu nhi rồi, nay chủ động kết nối với các cấp trường học lập tour thì hay quá. Tạo thêm lựa chọn ngoại khóa cho các trường (mà trường nào chả thích cuối năm có thêm thành tích để cuối năm báo cáo). Vậy bạn nào làm ở các bảo tàng đọc được comment này nhớ đề đạt với sếp nhé. Bạn nào có bố mẹ làm hiệu trưởng, hiệu phó các trường cũng về xúi bố mẹ dùm tớ.

Cám ơn Em Có Ý Kiến nhé.

 

Ý kiến - Thảo luận

19:12 Wednesday,9.11.2011 Đăng bởi:  ko nên như thế
Vì một bên thì xưng tên thật, kể câu chuyện thật, do chính mình trải qua thật, còn một bên thì xưng tên giả, cứ thắc mắc mãi câu chuyện kia có thật không, trong khi nhân vật chính thì không lên tiếng. Cãi nhau như thế không đi đến đâu. Xin nhắc lại lần nữa, với những chuyện riêng tư, tất cả những người ký tên thật, gửi bằng email thật, kể câu chuyện thật thì S
...xem tiếp
19:12 Wednesday,9.11.2011 Đăng bởi:  ko nên như thế
Vì một bên thì xưng tên thật, kể câu chuyện thật, do chính mình trải qua thật, còn một bên thì xưng tên giả, cứ thắc mắc mãi câu chuyện kia có thật không, trong khi nhân vật chính thì không lên tiếng. Cãi nhau như thế không đi đến đâu. Xin nhắc lại lần nữa, với những chuyện riêng tư, tất cả những người ký tên thật, gửi bằng email thật, kể câu chuyện thật thì Soi sẽ đưa lên.
CÁM ƠN SOI ĐÃ SỬA LẠI ĐIỀU LUẬT.... 
15:01 Wednesday,9.11.2011 Đăng bởi:  admin
Gửi "Ko nên như thế" và "Gửi anh Đào Trọng Lưu, chính danh chưa chính nghĩa!": Soi xin phép không đưa cmt của hai bạn lên. Vì một bên thì xưng tên thật, kể câu chuyện thật, do chính mình trải qua thật, còn một bên thì xưng tên giả, cứ thắc mắc mãi câu chuyện kia có thật không, trong khi nhân vật chính thì không lên tiếng. Cãi nhau như thế không đi đến đâu. Xin nhắc lại l
...xem tiếp
15:01 Wednesday,9.11.2011 Đăng bởi:  admin
Gửi "Ko nên như thế" và "Gửi anh Đào Trọng Lưu, chính danh chưa chính nghĩa!": Soi xin phép không đưa cmt của hai bạn lên. Vì một bên thì xưng tên thật, kể câu chuyện thật, do chính mình trải qua thật, còn một bên thì xưng tên giả, cứ thắc mắc mãi câu chuyện kia có thật không, trong khi nhân vật chính thì không lên tiếng. Cãi nhau như thế không đi đến đâu. Xin nhắc lại lần nữa, với những chuyện riêng tư, tất cả những người ký tên thật, gửi bằng email thật, kể câu chuyện thật thì Soi sẽ đưa lên. Đến trang web bé con là Soi mà còn không dám đưa lên thì cái dở còn được che đậy đến bao lâu nữa! 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả