Bàn luận

“Mình nói chuyện quái gì” sau khi xem triển lãm này? 04. 10. 11 - 9:15 am

Giỏ Mây

 

MÌNH NÓI CHUYỆN GÌ KHI MÌNH NÓI CHUYỆN TÌNH
Triển lãm các tác phẩm trên giấy của nghệ sĩ Trương Tân, Nguyễn Minh Thành, Nguyễn Quang Huy, Tracey Emin và Louis Bourgeois

Khai mạc: 18g30 thứ Sáu 30. 9. 2011
Từ 30. 9 đến 15. 11. 2011
Bui Gallery (Bùi Gallery)
23 Ngô Văn Sở, Hà Nội

.

Người viết bài xin mượn một phần tiêu đề triển lãm để làm tiêu đề của bài viết nhỏ này. Hi vọng là không làm phật ý nhà tổ chức.

Những bức tranh giấy dó thật dịu dàng của Nguyễn Minh Thành, đa số chỉ có màu đen của mực pha hòa cùng màu giấy, nâu vàng nhẹ. Những nét vẽ cũng vậy, vừa đủ nhẹ nhàng, thư thái. Vẻ dịu dàng tỏa ra từ tranh của anh. Vậy có lẽ đủ. Cần thiểt chi phải nói nhiều đến những “tấm áo khoác” lớn lao khác, không phù hợp chút nào.

Bức “Cô gái mù” của Nguyễn Minh Thành

Những bức giấy dó khác nữa của Nguyễn Quang Huy thì không đem lại cảm giác gì cho người viết bài này, ngoại trừ sự lăp đi lặp lại. Vẫn thân hình ấy, đôi cánh thì ở bức này, có cánh thấp cánh cao, ở bức kia lại hai cánh bằng ngang. Anh viết chữ hay anh vẽ nét cho đôi cánh, điều đó cũng không quan trọng bằng việc đôi cánh ấy chuyên chở được cảm xúc gì trong anh và truyền dẫn chúng đến người xem. Huy điệu nghệ trong nét vẽ, trong xử lý hình và màu, tạo nên những bức tranh có vẻ ngoài duyên dáng. Và để treo làm duyên bên tường cũng hay, nhưng tôi vẫn nghĩ một bức tranh có thể làm được nhiều việc hơn là chỉ làm duyên.

"Không tên" của Nguyễn Quang Huy

Những bức giấy dó của Trương Tân hoàn toàn ngược lại những dịu dàng và duyên dáng kia. Toàn hình đàn ông, trần truồng, thô lỗ, độc ác, ngạo ngược (chứ không ngạo nghễ chút nào) bị chính những người cùng giới (người viết đoán vậy vì nhìn vào các ký hiệu giới tính trên tranh) bám đuổi (hay xua đuổi). Những ám ảnh về giới tính, có người nhận xét tranh của anh như vậy. Nhưng anh bảo không phải, anh vẽ từ những suy nghĩ của anh về bối cảnh xã hội giai đoạn 1993 -1999, cái bối cảnh mà theo anh, toàn đàn ông làm việc nước và bên cạnh đó, là bối cảnh xã hội của những người đàn ông, những người làm cha mà “chỉ có cái buồi, chẳng có cái đéo gì!” (trích từ lời của anh tại buối “art talk” sau triển lãm, đây cũng là lời anh nhắc lại của thường dân trong gia đình, hàng xóm của anh khi họ nói về đàn ông, người viết đoán chắc toàn phụ nữ “buôn dưa lê” nói với nhau vậy…). Anh chú dẫn thêm, đại ý, họ không thể nuôi nổi bản thân, con cái nếu không có người phụ nữ của họ. Trong số đó, có cả ông bố của anh và nhiều ông bố hàng xóm khác nữa…

Bức “Bắt lấy nó”, Trương Tân

Trương Tân nói rất nhiều về các bức tranh của mình, từ cách vẽ, quá trình chiêm nghiệm để tìm ra lối vẽ đó, đến nội dung và tư tưởng của chúng. tới cả chuyện kiểm duyệt “trong bối cảnh Việt Nam” rồi so sánh chuyện này với sự “tự do ở những nước mà anh từng đến”. Anh cũng tranh thủ giới thiệu thêm những bức tranh đã bày tại bảo tàng nghệ thuật Singapore năm nay trong đó, do không nói được hết điều muốn nói bằng ngôn ngữ tạo hình nên anh phải viết thêm chữ vào, những chữ này cũng chẳng dễ dịch sang tiếng Anh hay ngoại ngữ khác do cái bối cảnh xã hội rất riêng của Việt Nam sinh ra chúng (ý là nếu dịch, phải “chua” thêm vào đó những diễn giải về bối cảnh xã hội, thật dài dòng và mệt mỏi cho người đọc…). Thật là cắc cớ cho người xem những tranh này của anh nếu họ không phải người Việt Nam sống ở Việt Nam?!

“Ở đây tối quá”, Trương Tân, mực trên giấy dó, 1995, 52 x 71cm x 6 bức, sưu tập của nghệ sĩ, bày tại triển lãm “Negotiating Home, History and Nation: 20 years of contemporary art in Southeast Asia”, từ 12. 3 đến 23. 6. 2011 tại SAM.

Trương Tân nói nhiều, cảm giác anh còn muốn bùng xả nữa nếu không phải ở trong giới hạn của một “art talk”. Nhưng anh càng nói, người viết bài này càng cảm thấy có chút gì đó “diễn”, và dường như anh đi quá xa ra khỏi bản chất của những bức vẽ của anh rồi. Không thể che giấu được ở đó những ám ảnh mạnh mẽ của vấn đề giới tính, vấn đề rất con người, trong tranh của anh. Nó bị đè nén, chèn ép từ bên ngoài, từ chính con người của anh, nên nó bùng phát dữ dội trong tranh của anh, vượt ra ngoài giới hạn tư duy của anh cũng nên. Đó là một câu chuyện nhân bản và lý thú hơn nhiều những diễn giải mang tính xã hội lớn lao mà anh đang nói.

.

.

.

Nhưng anh nói vậy thì người viết bài này cũng chỉ biết vậy…

Vậy thì cuối cùng, “mình nên nói chuyện gì” sau khi xem triển lãm này nhỉ? Có lẽ là… chỉ nói như khi “nói chuyện tình” thôi. Vấn đề là nói với ai để mà “diễn” hay thật lòng, và nói những điều dung dị như sự thật hay nói những lời có cánh lớn lao… Bởi nếu không thật thì sẽ khó cái quái gì để mà nói.

 

*

Bài liên quan:

– Trương Tân tái xuất, Minh Thành và Quang Huy bày tranh mới
– Bùi Gallery lần này có treo đầu dê?

– DƯƠNG ZƠI nói về triển lãm của Trương Tân

– NGUYỄN MINH THÀNH: Vấn đề là đến giờ tôi vẫn chưa chán…

– Thêm một ít chi tiết của tối khai mạc “Mình nói gì…”

– Những lời nói riêng tư

– “Mình nói chuyện quái gì” sau khi xem triển lãm này?

– “Nói chuyện gì, khi nói chuyện tình?”

Ý kiến - Thảo luận

22:42 Thursday,6.10.2011 Đăng bởi:  kinhhienvi
Nhân đọc bài viết của Hội Mỹ thuật VN viết về họa sỹ Đinh Công
Khải với tựa đề "Sự chân thành trong lao động nghệ thuật".
http://www.vietnamfineart.com.vn/Story/Cactacgia_tacpham/2010/10/2521.html
Phải chăng khi hành động ăn cắp được coi là chân thành trong lao động nghệ thuật, còn kẻ cắp được tôn vinh làm nghệ sỹ....
http://www.google.com.vn/imgres?q=binh+linh+phap+roi+khoi+ha+
...xem tiếp
22:42 Thursday,6.10.2011 Đăng bởi:  kinhhienvi
Nhân đọc bài viết của Hội Mỹ thuật VN viết về họa sỹ Đinh Công
Khải với tựa đề "Sự chân thành trong lao động nghệ thuật".
http://www.vietnamfineart.com.vn/Story/Cactacgia_tacpham/2010/10/2521.html
Phải chăng khi hành động ăn cắp được coi là chân thành trong lao động nghệ thuật, còn kẻ cắp được tôn vinh làm nghệ sỹ....
http://www.google.com.vn/imgres?q=binh+linh+phap+roi+khoi+ha+noi&um=1&hl=vi&biw=1366&bih=600&tbm=isch&tbnid=e730Lc0xHExf7M:&imgrefurl=http://dinhphdc.multiply.com/notes/item/88&docid=eSV8Pt9i3EUHPM&w=400&h=277&ei=Ow-MTvn9IOGgmQXQ26nyBA&zoom=1&iact=hc&vpx=178&vpy=139&dur=1798&hovh=187&hovw=270&tx=191&ty=104&page=1&tbnh=129&tbnw=185&start=0&ndsp=22&ved=1t:429,r:0,s:0
http://www.sggp.org.vn/thongtincanuoc/thanglonghanoi/2009/10/205783/
quả là một sự ăn cắp trắng trợn mà Hội mtvn đã tôn vinh thành một nghệ sỹ lớn.
mời mọi người xem bức tranh "Người lính cuối cùng" của Họa sỹ Đinh Công Khải vẽ, được đăng trên báo của hội mtvn và những bức ảnh lịch sử (xin mở những đường link để xem chi tiết) 
8:19 Wednesday,5.10.2011 Đăng bởi:  Giỏ Mây
Gửi Giỏ Cơm: GM không hề có ý sổ toẹt vào tranh anh Tân, bạn nói vậy là không đúng. Ở đây, chỉ có nói lại cái chuyện họa sĩ nói gì về nghệ thuật của chính mình trong "art talk" thôi mà. Nếu như bạn nói, "nghệ sĩ muốn nói lệch sang chuyện khác cho vui", thì GM nghĩ nghệ sĩ cũng nên nói rõ cho thính giả là "tôi đang nói lệch sang chuyện khác cho vui, tôi không nói chân th
...xem tiếp
8:19 Wednesday,5.10.2011 Đăng bởi:  Giỏ Mây
Gửi Giỏ Cơm: GM không hề có ý sổ toẹt vào tranh anh Tân, bạn nói vậy là không đúng. Ở đây, chỉ có nói lại cái chuyện họa sĩ nói gì về nghệ thuật của chính mình trong "art talk" thôi mà. Nếu như bạn nói, "nghệ sĩ muốn nói lệch sang chuyện khác cho vui", thì GM nghĩ nghệ sĩ cũng nên nói rõ cho thính giả là "tôi đang nói lệch sang chuyện khác cho vui, tôi không nói chân thực chuyện gì liên quan đến nghệ thuật của tôi cả...", như vậy đẹp cả đôi đường. Mình đánh giá cao tranh của anh Tân với phần bình luận ngắn ở bên dưới: "Không thể che giấu được ở đó những ám ảnh mạnh mẽ của vấn đề giới tính, vấn đề rất con người, trong tranh của anh. Nó bị đè nén, chèn ép từ bên ngoài, từ chính con người của anh, nên nó bùng phát dữ dội trong tranh của anh, vượt ra ngoài giới hạn tư duy của anh cũng nên. Đó là một câu chuyện nhân bản và lý thú hơn nhiều những diễn giải mang tính xã hội lớn lao mà anh đang nói." Mong bạn xem xét lại nhận xét của bạn về bài viết của mình nhé! Cảm ơn bạn đã đọc. 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Ai là cụ tổ của hội họa trừu tượng? (Cập nhật 2 và kết thúc?)

Nguyễn Đình Đăng - câu hỏi của Phó Đức Tùng

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả