Gẫm & Bình

Giải thích một chút, rồi thôi… 18. 07. 11 - 6:44 am

Nguyễn Xuân Hoàng

(SOI: Trong phần cmt của bài “Tổng kết TO – triển lãm một gang tay“, bạn Chú-có-ý-kiến có đưa ra đường link của Brick Series và đường link liên quan đến sắp đặt với ghế. Họa sĩ Nguyễn Xuân Hoàng đã trả lời lại, cũng trong phần cmt. SOI xin đưa lên thành bài để dễ theo dõi. Tên bài do Soi đặt.)

 

 

Bạn có lẽ khồng biết nhiều lắm về nghệ thuật của mình, mình thường sử dụng nhiều những đồ vật khác nhau như kén, sách, tượng, đàn… chứ không chỉ riêng ghế cho các tác phẩm của mình. Cách của mình là thường kết hợp một tác phẩm sắp đặt với tranh, mình gọi đó là “tranh sắp đặt”. Mỗi bức tranh “theo lối vẽ phối cảnh ngược” thường kết hợp với một hay vài đồ vật nào đó được sắp xếp đằng trước như một lối dẫn vào tranh, đôi khi những đồ vật được sắp xếp lại trở thành ý đồ cho bức tranh hoặc ngược lại bức tranh lại trở thành ý đồ tạo ra sự sắp xếp các đồ vật, đồng thời cũng để giúp người xem so sánh giữa không gian “phối cảnh ba chiều” bên ngoài và không gian “phối cảnh ngược ba chiều” bên trong bức tranh khác nhau thế nào, từ ngoài vào trong hoặc từ trong ra ngoài.

Cũng cảm ơn bạn Chú-có-ý-kiến đã cho xem cái đường link đó! Trước khi vào trường Mỹ thuật Việt Nam mình có học qua Mỹ thuật Công nghiệp khoa Nội thất, mình đã phải vẽ hàng nghàn cái ghế, bàn, giường, tủ, sách, đèn… và mình bị nghiện, sau học Mỹ thuật Yết Kiêu mình phải vẽ biết bao nhiêu là tranh, mình cũng nghiện.

Về đồ vật: mình thường cho chúng nghiêng ngả như mính muốn nghiêng ngả những gì mình đã phải học ở trường Mỹ thuật Công nghiệp. Về tranh: mình vẽ ngược lại như là mình muốn làm ngược lại chính cái mình đã phải phải học ở trường Mỹ thuật Việt Nam, tranh “phối cảnh ngược và những đồ vật nghiêng” đã ra đời như thế. Cuối cùng, mình kết hợp hai thứ đó vào với nhau, đơn giản vậy.

Tranh của Nguyễn Xuân Hoàng

Về phần tác phẩm mà bạn đề cập, mình nói luôn là mình kết hợp cùng tranh của anh Nguyễn Hồng Phương và cậu học trò 11 tuổi của mình (người đã làm những cái ghế xanh quay tròn). Nhắc lại, mình gọi nó là “tranh sắp đặt”, có lẽ khái niệm này cũng hơi mới với bạn và nó cũng không liên quan gì đến đống ghế ngổn ngang từ cái đường link của bạn (hoặc bạn sẽ cố gắng tìm thấy đường link một tác phẩm của ai đó có cái ghế đặt trước một bức tranh thì cũng không giải quyết vấn đề gì cả, chỉ vì bạn đã hiểu những gì mình đã giải thích ở trên.)

.

Nghệ thuật có tạo ra một hành trình để phát triển lâu dài hay khồng mới là quan trọng. Giống như nghĩ ra một ý tưởng để vẽ một bức tranh thì dễ nhưng để nghĩ ra một ý tưởng có thể triển khai hàng ngàn bức tranh thì không phải dễ. Các bạn nếu làm nghệ thuật thì nên dành thời gian cho cái ý tưởng mênh mông đó chứ đừng bỏ tâm chí vào dăm ba câu chuyện thiên hạ mà quên làm việc mình.

Mình nghĩ, chỉ có bắt tay vào làm việc thì mới có sáng tạo, nói nhiều mà làm ít thì chẳng ra ngô ra khoai gì cả. Nói thì dễ, bắt tay vào làm mới khó. Cái bệnh của họa sĩ ta là cứ thấy một thằng họa sĩ hay một nhóm họa sĩ nào bỗng dưng nổi cồn một tí là cả đêm không ngủ được, cố nghĩ ra cái gì đó rồi tụm năm túm ba bàn tán nói xấu chê bai, đi triển lãm cũng vây, rất hèn. Trí tưởng tượng của các bạn tồi chăng nên chẳng chịu cảm nhận gì cả mà chỉ chực đợi người ta phải nói ra? Một câu giúp khắc phục nhé: “Dễ thôi, mở lòng”. Hãy tìm hiểu đi và nhớ cảm nhận nứa nhé! Mình có thể giới thiệu cho các bạn một cô giáo tốt nhất về điều đó: Diệu Linh với bài Một Gang Tay. Đôi khi hãy thử bắt đầu lại từ đầu trước một đống đồ vật ngổn ngang hay trước một tấm toan trắng, quên đi mình là một nghệ sĩ, quên đi mình đang làm một tác phẩm nghệ thuật, mà chỉ cần biết: bạn là một con người đã có cả một kí ức bao la đầy màu sắc, cùng những người quanh bạn đầy yêu thương, lòng người mênh mông như vậy, bầu trời trên cao rộng lớn như vậy và bạn sẽ làm gì đó với nó chứ, sao phải nhớ đến một tác phẩm nghệ thuật hay một tay nghệ sĩ nào đó trên cái quả đất (chỉ bằng gang tay nếu nhìn từ mặt trăng) trong khi hắn chẳng hề nhớ hay biết bạn là ai!

Thực sự mình không thích tranh luận với các bạn, mình chỉ nói một lần rồi thôi!

– OM theo nghĩa của Tây Tạng là: khi sự tĩnh lặng đạt đến đỉnh cao thì lại có âm thanh và nó tương tự như là OM
– Âm của OM cũng gần với âm khi ta thở (đừng nghĩ là thở ra shit nhé, tớ xin các bạn đấy, các bạn có tài suy luận lắm).
– OM trong tiếng Việt đi cùng với nhiều từ để chỉ một giới hạn nào đó về không gian hay thời gian: om sòm, tối om, om dưa, om cà, om cá…

Cảm ơn các bạn! Vì lâu rồi lại có cái để được nói!

 

*

Bài liên quan:

– TO – MỘT GANG TAY sẽ cháy hết mình?
– Một số hình ảnh của TO đêm khai mạc

– Đi xem TO (phần 1)

– Đi xem TO (phần 2)

– TO mới là bắt đầu

– Những điều trông thấy mà đau đớn lòng!!!

– OM! Mong các bạn không phật lòng…

– Nghệ thuật = tù mù lạc lối?

– TO mới là kết thúc

– OM: Các bạn làm ra vàng hay rác?

– Một gang tay

– Tổng kết TO – triển lãm “một gang tay”

– Giải thích một chút, rồi thôi…

Ý kiến - Thảo luận

8:40 Wednesday,19.6.2013 Đăng bởi:  Nguyễn Quỳnh Na

Mình nghi ngờ về sự trùng hợp ý tưởng này nhé, mọi người có biết những tác phẩm ngiêng ngả nổi tiếng của Tawatchai Puntusawasdi không nhỉ? Ngiêng hoành tráng luôn nhé!


...xem tiếp
8:40 Wednesday,19.6.2013 Đăng bởi:  Nguyễn Quỳnh Na

Mình nghi ngờ về sự trùng hợp ý tưởng này nhé, mọi người có biết những tác phẩm ngiêng ngả nổi tiếng của Tawatchai Puntusawasdi không nhỉ? Ngiêng hoành tráng luôn nhé!

 
9:05 Saturday,23.7.2011 Đăng bởi:  K.Trang
ôi ghét cái văn hóa chen lấn với dìm hàng của Việt Nam.
...xem tiếp
9:05 Saturday,23.7.2011 Đăng bởi:  K.Trang
ôi ghét cái văn hóa chen lấn với dìm hàng của Việt Nam. 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Về một cách nhìn nghệ thuật!

Một thành viên của Khoan Cắt Bê Tông

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả