Gẫm & Bình

Lại tiếp tục OM và IM nào 10. 06. 11 - 7:51 am

Tịch Ru

 

.

IM
NGHỆ THUẬT CHO NHỮNG KẺ ĐỦ ĐIÊN

Trình diễn, video, hội họa, âm nhạc, sắp đặt
Khai mạc: 19h ngày 24. 5. 2011
Hội thảo: 19h ngày 25. 5. 2011
Triển lãm diễn ra từ ngày 24. 5 đén ngày 24. 6. 2011
OM-studio
Cảng Cống Thôn, thị trấn Yên Viên, Gia Lâm, Hà Nội

 

Triển lãm IM tại OM Studio khá mới mẻ, diễn ra từ ngày 24. 5 đến 24. 6. Cá nhân tôi cũng đã được dự khai mạc vào ngày 24. 5.

16 tác phẩm của gần 20 tác giả đương đại… Buổi khai mạc khá là đông vui. Rất nhiều người quan tâm ủng hộ, chắc trong đó cũng có nhiều người nhà của các tác giả. Nhưng cá nhân tôi cho rằng OM đáng ủng hộ vì đây là một tổ chức rất tự phát, của những con người yêu nghệ thuật đương đại, thực sự muốn làm mới, muốn xây dựng một cái gì đó… Cũng như trong Nam có Khoan Cắt Bê Tông thì ngoài này có OM. Về tinh thần sáng tạo rất đáng hoan nghênh. Còn về nghệ thuật thì cứ xét sau đã.

Điều tôi đánh giá cao nhất ở triển lãm IM lần này là tính xã hội, dám nghĩ, dám làm; tính phê phán, tính thời điểm, sự vận động trong sáng tạo, và đặc biệt là rất có ý thức về sự phát triển. Họ là một tổ chức tự phát chứ không hề bị ảnh hưởng bởi một nguồn tài trợ nào của nước ngoài… Có phải vì thế mà bản thân các bạn OM có vẻ cũng “tỉnh táo” và chân thật hơn với các tác phẩm của mình hay không nhỉ. Các bạn làm những điều rất gần gũi, dễ hiểu, dễ cảm nhận được… Đẹp thì cũng chưa hẳn. Phong phú, cũng không phải. Đề tài cũng không mới. Nhưng cái tinh thần và những cố gắng của các bạn thật đáng hoan nghênh. Mà thực ra thì trên đời này có gì là mới nữa đâu.

Ta thử điểm qua vài tác phẩm tiêu biểu.

Màn trình diễn "Sự hủy diệt vô hình" của Lê Anh Hoài và Lê Nguyễn Mạnh

Đầu tiên là Sự hủy diệt vô hình. Đây chắc phải là tác phẩm ấn tượng nhất đêm khai mạc. Một phần vì sự đầu tư (1 cái máy xúc, 1 xe tải, 1 xe công nông ) và độ dài của màn trình diễn. Lê Nguyễn Mạnh và Lê Anh Hoài đã uốn éo, quằn quại, vái lạy rồi lắc lư như trên sàn, như trong bar, nhưng không khó khăn để hiểu phần trình diễn của hai nghệ sĩ này: một thế giới được xới lên, bị hủy hoại và được ngụy trang bởi những ngôi nhà chung cư cao tầng trong những khu đô thị mới. Vậy sự hủy diệt vô hình là ở đâu, chính là sự hủy diệt từ những người nông dân. Tự vứt bỏ những khu ruộng đất để nhận những số tiền đền bù khổng lồ (với họ). Và với suy nghĩ nông cạn, những người nông dân khi nhận cục tiền đó sẽ làm gì? Sẽ mua xe ga, sẽ tiêu pha vào hàng hiệu, vào những thứ người nông dân hằng mơ đến. Họ tưởng sẽ đổi đời nhưng thực ra đang tiêu diệt chính họ. Sẽ vào các sàn, các bar, sẽ ăn chơi như các cậu ấm cô chiêu… Và tự biến mình thành những trọc phú rồi tự hủy diệt chính mình và các thế hệ sau này… Một “sự hủy diệt vô hình” như hai nghệ sĩ thể hiện. Nghĩ đến cũng đáng buồn…

Lê Nguyễn Mạnh và Lê Anh Hoài đã uốn éo, quằn quại, vái lạy rồi lắc lư như trên sàn, như trong bar...

Tác phẩm Lời có lỗi thì phản ánh hiện thực một nền giáo dục. Với hàng chục cái bảng “em xin lỗi lần sau em không thế nữa”, thêm cái bảng lớn với điểm 0 tròn trĩnh, thật mỉa mai. Tôi nhớ ngày xưa đi học, cũng thuộc dạng thành phần cá biệt. Và cứ mắc lỗi lầm gì lại bị viết bản kiểm điểm. Rồi cứ tích trữ bản kiểm điểm trong ngăn kéo đến mức chật cứng, và cứ nhai đi nhai lại câu “em xin lỗi lần sau em không thế nữa”… Mà đôi khi cũng chả nhớ nổi lỗi gì, tại sao, và như thế nào mà mình phải viết bản kiểm điểm. Đó là chuyện phiếm ngoài lề… Nhưng xem tác phẩm, tôi cứ nghĩ, hãy xem nền giáo dục của ta kìa, hãy xem cải cách giáo dục của ta kìa. Cải cách hay nhai đi nhai lại… À không, phải nói là nhai lại theo kiểu khác chứ. Rồi thì vẫn y nguyên như thế. Rồi hệ thống mua điểm quá chuyên nghiệp đã làm gì con em chúng ta, mà hình như trước kia tôi cũng từng là nạn nhân của hệ thống này rồi… Tôi không biết suy nghĩ đến đây có lạc đề với những gì Nguyễn Hồng Phương thể hiện không?

“Lời có lỗi” của Nguyễn Hồng Phương

Sống vui của Đỗ Hiệp khiến tôi liên tưởng đến thế hệ trẻ bây giờ. Những bóng bay đầy màu sắc, cũng vui tươi và đẹp đấy chứ. Nhưng bóng bay rồi thì sẽ xì hơi ra, hoặc chỉ cần lấy que tăm châm một cái là nổ bùm bùm ngay. Thế hệ trẻ bây giờ ra sao, làm gì, họ giải trí và đi tìm niềm vui ở đâu nhỉ. Các sàn, các bar, rồi vùi đầu vào các chất kích thích để tìm những niềm vui giả tạo… Hay các cậu ấm cô chiêu quá nhiều tiền sẽ mua xe xịn đồ hiệu để thỏa mãn nhu cầu tạm thời mà mãi mãi chẳng bao giờ tìm được thế nào là hạnh phúc thật sự. Sống vui mà cứ nhờ nhờ như những cái bóng bay thế thì thật là buồn.

“Sống vui” của Đỗ Hiệp

Các tác phẩm đều cố gắng phản ánh hiện thực cuộc sống theo cách riêng của từng tác giả. Những vua của Nguyễn Hồng Sơn nói lên một thứ độc tài, đang an tọa trên một ngai vàng kiên cố, sống xa hoa với những tư tưởng cổ hủ nhưng chỉ phục vụ cho mục đích cá nhân và “thà chết cũng không chịu thoái vị”. Không biết đây có phải là tư tưởng mà anh Nguyễn Hồng Sơn muốn truyền đạt hay không?

Những vua của Nguyễn Hồng Sơn

Rất nhiều tác phẩm mang tính chất đả kích. Đặc biệt như tác phẩm Yêu cái đẹp đừng yêu nước. May quá đúng cái thời điểm chống Tàu kịch liệt như thế này. Khi các thanh niên hăng hái đứng ra biểu tình vì Hoàng Sa, Trường Sa, hăng hái đấu tranh với Tàu, thì rất nhiều thành phần lại khuyên nhủ, đại ý rằng: “Các bạn yêu nước thì xin hãy đi về mà yêu vẻ đẹp của đất nước đi chứ đừng tham gia biểu tình này nọ”. Ừ thì trong tình hình như hôm nay, hỏi còn có thể “yêu cái đẹp đi, đừng yêu nước nữa đi”hay không?

Sắp đặt “Yêu cái đẹp đừng yêu nước” của Nguyễn Xuân Hoàng

Với Tĩnh…lặng của Phạm Thu Thủy, tôi lại suy nghĩ, trong xã hội ngày nay, có vẻ như con người thấy cái chết là lối thoát đơn giản nhất. Thủy nằm đó, quan sát cái “tĩnh… lặng” để xem cái lưng chừng ra sao. Tại sao lại muốn chết khi chúng ta đang sống, ta đã sống hết đâu mà lại muốn chết. Tại sao lại thế, đành rằng đúng là đích đến cuối cùng của sự sống là cái chết. Nhưng với cuộc sống này đâu phải kẻ về đích sớm là người thắng cuộc. Với một xã hội những người trẻ xung quanh luôn luôn “muốn chết”, thật khổ sở để phải lắng nghe, để cảm thông, rồi lại miên man giải thích. Thất tình, “tao muốn chết quá mày ạ”, trượt đại học, “tao muốn chết quá mày ạ”, bố mẹ chia tay, “tao muốn chết quách cho xong”, rồi có vấn đề gì đó thì thốt ngay câu “thà chết còn hơn”. Và chọn giải pháp đó cứ hồn nhiên thốt ra và đơn giản thực hiện. Nhưng đó chỉ là những câu cửa miệng. Số lượng những người thực sự muốn chết và thử chết với 10 viên thuốc ngủ hình như không nhiều. Nhưng thích nói đến cái chết, giả chết…

"Tĩnh…lặng" của Phạm Thu Thủy

Một tác phẩm nghệ thuật đương đại có thể có rất nhiều cách lý giải khác nhau, tùy theo kinh nghiệm cá nhân nữa. Nhưng điểm chung của các tác phẩm lần này trong IM là nói về hiện thực cuộc sống và phê phán xã hội đương thời. Qua đó lại thấy mọi việc so với những chuyện kể ngày xưa đã tự do và dân chủ hơn nhiều. Với những studio tự phát như OM, ta có thể hi vọng nghệ thuật đương đại ở Việt Nam đang có sự thay đổi dứt khoát hơn. Họ làm chưa hay lắm, chưa đẹp, có khi rối rắm và lộn xộn… nhưng họ chọn đường đi rất mạch lạc – con đường của phản ánh. Thật đáng hoan hô OM. Nhanh lên nhé các bạn, 24. 6 này là kết thúc IM đấy!

 

 

*

Bài liên quan:

– Sẽ là nghệ thuật đủ điên chứ?
– Chiều nay: Ai sẽ IM tại OM?

– IM: Chưa cần bàn về nghệ thuật,chỉ biết vui ơi là vui!

– IM: Chưa cần bàn về nghệ thuật,chỉ biết vui ơi là vui! (phần 2)

– Thế mà lại hay: IM đi mà xem nhé!

– Lại tiếp tục OM và IM nào

– Đủ vui để tiếp tục

– Chúc mừng! Chỉ hơi tiếc một tí…

Ý kiến - Thảo luận

12:19 Saturday,11.6.2011 Đăng bởi:  Tịch Ru
Hihi... cảm ơn bạn Minh đã chia sẻ. Vậy là tớ đã hiểu sai ý tác giả rồi. Tư tưởng của tác giả tự nhiên khiến tớ nhớ tới một câu hát trong bài "Imagine" của John Lennon :"Imagine there's no countries"
Một lần nữa xin hoan hô tinh thần của OM...
...xem tiếp
12:19 Saturday,11.6.2011 Đăng bởi:  Tịch Ru
Hihi... cảm ơn bạn Minh đã chia sẻ. Vậy là tớ đã hiểu sai ý tác giả rồi. Tư tưởng của tác giả tự nhiên khiến tớ nhớ tới một câu hát trong bài "Imagine" của John Lennon :"Imagine there's no countries"
Một lần nữa xin hoan hô tinh thần của OM... 
9:23 Saturday,11.6.2011 Đăng bởi:  Phạm Huy Thông
Khi đến OM xem IM, tớ nghịch mấy con đỉa, ngắm nghía chúng bơi và cảm thấy thú vị. Tớ dành thời gian quan sát tác phẩm của Đỗ Hiệp, thấy các bóng bay quấn lấy nhau, bóng của chúng hắt lên tường, dập dờn như những đôi nam nữ đang giao hoan.... cũng hay. Trình diễn của Lê Anh Hoài và Lê Mạnh cũng hấp đẫn. Nhưng hình ảnh đọng lại lâu nhất trong triển lãm này đến
...xem tiếp
9:23 Saturday,11.6.2011 Đăng bởi:  Phạm Huy Thông
Khi đến OM xem IM, tớ nghịch mấy con đỉa, ngắm nghía chúng bơi và cảm thấy thú vị. Tớ dành thời gian quan sát tác phẩm của Đỗ Hiệp, thấy các bóng bay quấn lấy nhau, bóng của chúng hắt lên tường, dập dờn như những đôi nam nữ đang giao hoan.... cũng hay. Trình diễn của Lê Anh Hoài và Lê Mạnh cũng hấp đẫn. Nhưng hình ảnh đọng lại lâu nhất trong triển lãm này đến từ tác phẩm của Nguyễn Hồng Phương. Một ruộng những bản kiểm điểm. Mọc lên như mạ reo. Nền giáo dục lạc hậu và phi nhân văn được phản ánh đầy chất mỉa mai. Ruộng mạ hằn học đấy sẽ gây giống cho cả một cánh đồng đen đúa hằn học, tạo ra một những thế hệ hằn học, u muội...
Trên đây là một vài dòng cảm nghĩ xin góp với Tịch Ru. 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả