Nghệ sĩ thế giới

Mel Bochner trong tầng hầm 15. 04. 14 - 6:04 am

Trước hết là các bạn xem một ít tranh của Mel Bochner:

“Oh Well”

 

“Sputter”

 

“If the colors change”

 

“Master of the Universe”

 

“Blah blah blah” 2008

 

“Crazy”

 

“Blah blah blah” 2012

 

“Blah”

Thay vì trang trọng trong những không gian gallery, “Great Art in Ugly Rooms” đề nghị treo một trong các bức Blah của Bochner như thế này:

.

Mel Bochner (sinh năm 1940) là nghệ sĩ ý niệm nổi tiếng người Mỹ. Ngay từ những năm 1960s, Bochner đã nghĩ ra nhiều cách làm triển lãm mà ngày nay khối nghệ sĩ bắt chước, như dùng các bức tường của gallery làm chủ đề của tác phẩm, và thực hiện các tác phẩm với chất liệu chính là ảnh chụp lại các tác phẩm trình diễn và các tác phẩm có tính “phù du”. Về mảng này, ông là một trong những người tiên phong, cùng với Joseph Kosuth và Bruce Nauman.

Bochner, ngoài học mỹ thuật, còn học triết học, từng làm bảo vệ cho Bảo tàng Do Thái. Sau đó, vào năm 1966, ông được nhà phê bình mỹ thuật có nhiều ảnh hưởng là Dore Ashton tuyển mộ vào dạy lịch sử nghệ thuật tại Trường Nghệ thuật Thị giác (School of Visual Arts) tại New York.

Năm 1966, triển lãm của ông tại trường, có tên “Làm các bức họa và những thứ thấy được khác trên giấy không có nghĩa là để chúng được xem là nghệ thuật”, được coi là một show quan trọng trong phong trào nghệ thuật ý niệm. Ông được coi là nghệ sĩ ý niệm thế hệ “xịn” – thế hệ mà trong đầu nghệ sĩ quả thực là có ý niệm, thôi thúc để diễn tả…

Bochner bắt đầu vẽ tranh vào cuối những năm 1970s, và các tác phẩm của ông thường là những ký tự, những chữ…, ít hay nhiều màu, có nghĩa hoặc hoàn toàn vô nghĩa.

“Obsolete”

Theo Adrian Searle, trong các bức Blah của Bochner có rất nhiều chữ “blah” theo đủ mọi hướng, được viết to và lặp lại, như cắt từ khuôn, dính tịt nhau, trộn màu lẫn lộn, trồi ra từ bề mặt đen như nhung. Bochner bắt người ta phải nghĩ về sự khác nhau giữa việc xem một bức tranh với đọc một bức tranh. Ông cũng chỉ ra rằng, chúng ta thường gán cho sự vật những từ và cảm giác mà chúng không hề có. Nhưng Bochner rất phức tạp. Các bức tranh của ông luôn ẩn chứa một sự kịch tính hóa cả cái hoàn cảnh tuyệt vọng của bản thân nghệ thuật, lẫn cái khó khăn của người nghệ sĩ.

.

Ý kiến - Thảo luận

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Người ta tới đâu rồi,
còn ta thì tẹp nhẹp

Nguyễn Quân - Cung cấp ảnh: Nguyễn Anh Tuấn

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả