Đi & Ở

Nghĩ tới trẻ con ta khi xem phim với trẻ con Nhật 31. 03. 14 - 6:46 pm

Pha Lê

Thật thích khi được xem phim với trẻ con Nhật,

Trưa nay lòng mình rạo rực cầm cái vé đi xem The Wind Rises của Miyazaki ở Singapore. Thiệt tình là khi lên kế hoạch qua Sing mấy ngày, ăn chơi shopping đâu chẳng thấy hứng thú bằng chuyện mua vé xem phim Ghibli trong ci-nế-mà. Trước giờ toàn xem phim Ghibli qua đĩa (mà đã thấy hay lắm rồi), lúc có diễm phúc coi Ponyo ở rạp thì tá hỏa, xem phim Miyazaki với âm thanh surround và màn ảnh rộng sao mà sướng lâng lâng, thấm hết từng nét vẽ. Bởi vậy nếu được xem tác phẩm cuối cùng của Miya san tại rạp thì còn gì bằng. Việt Nam hổng chiếu thì xách đít qua Singapore vậy.

Poster của phim The Wind Rises

Cầm cái vé vào rạp, dò ghế, thấy mình phài ngồi với một đám con nít (Nhật) 7-8 tuổi và mẹ của chúng, tự dưng thấy bao tử muốn rớt xuống đất vì tức. Sau mấy năm nằm rạp ở Viêt Nam, kinh nghiệm cho thấy con nít nhà mình mà coi phim (hoạt hình hay người đóng) là lúc nào cũng ồn ào vô đối. Vừa ăn nhóp nhép vừa nói chuyện lớn tiếng, mất trật tự kinh khủng. Xem phim với chúng nó toàn muốn quay sang bóp cổ chúng nó với bố mẹ của chúng nó.

Mà phim The Wind Rises, theo mình biết, có đề tài hơi “người lớn” so với các phim trước đây của Miya san, con nít xem thấy chán, chúng nó làm nũng rồi cựa quậy, đạp ghế trước ghế sau thì khổ.

“Nghĩa địa máy bay của Nhật” – Một cảnh trong phim. The Wind Rises có một số chi tiết hơi nặng nề, không dễ xem như một số phim khác của Miyazaki.

Thía mà, khi phim bắt đầu, bọn trẻ con Nhật ngồi rất ngoan (mẹ chẳng cần nhắc), không đứa nào hó hé một tiếng, không nói chuyện với nhau, không gây ồn. Những phần khó xem, chúng nó vẫn tập trung; đến cuối phim có cảnh cảm động, thằng nhỏ ngồi cạnh còn cuộn mình khóc thút thít rất dễ thương. Mà phim có phải nhẹ nhàng như Totoro đâu, chúng nó kiên nhẫn tập trung xem, chúng nó động não nên chúng nó hiểu và cảm nhận được bộ phim một cách cũng sâu sắc chả kém gì người lớn. Mình xem phim khóc, thấy mấy đứa nhỏ xem phim khóc, sao tự nhiên muốn ôm bọn nhỏ vào lòng quá trời.

Trẻ em Nhật và mẹ tại rạp chiếu phim

 

Không chỉ tại rạp phim, học sinh tiểu học của Nhật còn xếp giầy ngay ngắn khi đi thăm các nơi tôn nghiêm.

 

Và học sinh tiểu học còn quét tủ đựng giầy cho sạch (Ở trường . Trường tiểu học này không mướn lao công)

Xem xong, chúng nó tự động dọn chỗ ngồi sạch sẽ, đem chai nước rỗng đi bỏ thùng rác.

Thật sướng khi đi xem phim với con nít Nhật, phải cảm ơn các bà mẹ Nhật mới được.

Ý kiến - Thảo luận

9:18 Tuesday,1.4.2014 Đăng bởi:  candid
@TNXP: Có khi mấy hôm rồi em ở Sing trùng thời gian với bạn Phale cũng nên, biết sớm có khi hẹn gặp xin chữ ký. Lần đầu em biết đến Soi cũng là qua Sing, được đứa em giới thiệu cho trang này, nghe nói là có gặp được 1 founder của Soi ở Sing.
...xem tiếp
9:18 Tuesday,1.4.2014 Đăng bởi:  candid
@TNXP: Có khi mấy hôm rồi em ở Sing trùng thời gian với bạn Phale cũng nên, biết sớm có khi hẹn gặp xin chữ ký. Lần đầu em biết đến Soi cũng là qua Sing, được đứa em giới thiệu cho trang này, nghe nói là có gặp được 1 founder của Soi ở Sing. 
8:24 Tuesday,1.4.2014 Đăng bởi:  TNXP
Ồ, bác Pha Lê sướng nhé, chúng cháu cả hơn chục năm chưa quay lại Singapore, cũng bắt chước bạn Candid khoe tí, hồi năm 2000 chúng cháu đi du lịch đã thấy hết hồn rùi, còn hết hồn. Hum nào bác Pha Lê viết một chùm bài nhỏ về chuyến du lịch của bác đi, chúng cháu sẽ góp th&eci
...xem tiếp
8:24 Tuesday,1.4.2014 Đăng bởi:  TNXP
Ồ, bác Pha Lê sướng nhé, chúng cháu cả hơn chục năm chưa quay lại Singapore, cũng bắt chước bạn Candid khoe tí, hồi năm 2000 chúng cháu đi du lịch đã thấy hết hồn rùi, còn hết hồn. Hum nào bác Pha Lê viết một chùm bài nhỏ về chuyến du lịch của bác đi, chúng cháu sẽ góp thêm tí ti nhé.
Chúng cháu nói chung có cái duyên với các bạn Nhật bác ah, cháu ngưỡng mộ họ vô cùng, không phải chỉ ở vẻ ngoài mà nhất ở tinh thần Nhật, rất tuyệt vời. Có lần chúng cháu đặt vấn đề để tự tìm nguyên nhân tại sao cũng trên căng dưới ru, nhưng giữa đám đông họ lun khác biệt?
Chúng cháu nhớ hình như năm 1990 đến 95 97 gì đó, Hàn Cúc bắt đầu giàu, nhưng văn hóa Hàn Cúc lúc đó không đủ mạnh để tìm ra con đường riêng của mình, các bẹn trẻ người Hàn lúc đó rất ngưỡng vọng phong cách Nhật, họ tìm cách để giông giống hao hao Nhật. Ồ dĩ nhiên rồi, chúng mình luôn thích bắc chước người đẳng cấp hơn. Đến năm 2000 thì đến Tung của zân cuốc, đi theo vết xe của Hàn Cúc trong việc trình bày gu thẩm mĩ văn hóa theo kiểu người Nhật. Bây giờ thì bơn bốt rùi! Ô hô vì sao thế nhỉ?
Chúng cháu mày mò suy ... diễn : người Nhật bị sống biệt xứ nhưng thế lại hay, không bị các văn hóa khác lai tạp bởi sự di dân bằng đường bộ. Các bạn Nhật ấy phải sống trong cảnh khó khăn vô cùng, luôn thiếu lương thực và thường xuyên phải làm lại nhà. Phải chăng từ trong cái gian lao mà các bạn ấy tòi ra chất anh dũng hơn hẳn các bạn hàng xóm, nhất là cái thằng ở dơ, thích gián với bánh pao chết tiệt đó.
Trong làm ăn, các bạn Nhật luôn uy tín minh bạch, một lời nói của họ vững hơn cả gam giấy có đủ chữ ký thề non hẹn biển của ta. Trong ăn chơi, họ rất biết cách làm sao giữ gìn sức khỏe, xài đồ nếu không phải đồ Nhật thì bét nhất cũng phải là đồ do những người Nhật khác khuyên dùng, ô hô bảo thủ thế đấy hehe. Ồ dĩ nhiên mảng phim ảnh giải trí người nhớn thì Nhật vẫn là số một, Mỹ thì chỉ bánh pao với xôi thịt, thằng em chúng cháu xem chẳng thấy động đậy gì hehe.
Giờ bàn đến cínema ở ta, nói chung chúng cháu vào rạp hơi ghét ghét, chẳng gì chứ chưa xem đã bị rạp đạp ngay một đoạn phim hoạt hình dạy dỗ về văn minh lịch sự nơi công cộng, thía mà có những đứa còn tưởng đó là đoạn phin hài, xem cảnh ngụ ý nhắc nhở không nói lớn nghe điện thoại ... mà chúng nó cứ bật cười hô hố, ngu gì đâu bác Pha Lê nhỉ, chưa vào phim mình đã mún bóp chúng rồi. Nói chung là nếu lỡ vào rạp ngồi cạnh bọn ngố thì một là phải cố hai là bị hố vậy thui.
A gần đây chúng cháu còn phát hiện ra có những bọn chẳng vào để xem phim mà để ... tò mò nhau hehe, hum nào xem mà gặp bọn ngố, chúng cháu khuyên các bạn nên ra hẳn hàng ghế sau cùng mà ngồi, hehe không xem cái này ta xem cái khác hehe...
 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Chất liệu và lòng tự trọng

Họa sĩ Nguyễn Đức Hòa

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả