Gẫm & Bình

Ông Chứng không phạm luật, nhưng gây phương hại cho người khác 02. 10. 13 - 5:35 pm

SiêuNoob

Mặt xi măng trên nền vườn nhà ông Chứng được cầu cúng. Ảnh:Giang Phương

“Tôi không phải là luật sư, và cũng không được đào tạo về luật Việt nam, nhưng vẫn xin góp vài ý cá nhân về trường hợp  ông Chứng:

Thứ nhất là Nghị định 103 không áp dụng đối với các hoạt động trên đất thuộc sở hữu cá nhân. Tuy nhiên, nếu tạm quên cái luật Việt nam với những nghị định của nó đi, thì các hoạt động trình chiếu công cộng vẫn có thể xảy ra trên đất tư. Ví dụ như khi bạn chiếu một bộ phim trong khu vườn mở, và bất cứ ai đi qua cũng có thể thoải mái đứng xem.

Thứ hai là về quyền tự do cá nhân của ông Chứng. Cái này luật Việt nam mình càng mờ mịt. Nhưng chiếu theo các quan điểm được thừa nhận rộng rãi (ví dụ của John Stuart Mill trong On Liberty) thì nhà nước có thể can thiệp vào không gian của một cá nhân khi hoạt động của anh ta gây phương hại cho người khác hay cho cộng đồng. Nói “có thể” ở đây là vì ngay cả khi một hoạt động gây phương hại cho người khác, nhà nước vẫn không nên can thiệp nếu hành động ấy là một phần trong nhịp sống của xã hội. Ví dụ như khi cả làng đi xe máy thì cùng đầu độc lẫn nhau chẳng hạn (John Mill gọi cái này là Free Trade).

Ảnh: Giang Phương

Vậy ta thử xét kỹ về trường hợp của ông Chứng nhé:

1. Việc ông Chứng bày tượng kinh dị rõ ràng là gây phương hại cho người xung quanh. Những người này không dám đi qua con đường trước nhà ông ấy nữa. Bạn có thể phản biện rằng tâm lý sợ hãi của những người xung quanh là mê tín dị đoan, là không có cơ sở khoa học. Nhưng tâm lý đó là một phần văn hóa của xã hội Việt, và ảnh hưởng của nó là có thật.

2. Bây giờ nếu ông Chứng rào kín khu vườn lại, nhưng vẫn giữ những bức tượng kinh dị kia, thì sự sợ hãi của mọi người vẫn không được giải tỏa.

3. Việc bày tượng của ông Chứng cũng không là một phần trong hoạt động thông thường của xã hội. Một người sống trong một khu dân cư không chờ đợi, dự tính đến khả năng có một khu vườn như của ông Chứng xuất hiện.

Nếu dựa vào 3 điểm trên, thì theo mình việc can thiệp của chính quyền là phù hợp. Có một điểm quan trọng là sự khác biệt giữa “vi phạm pháp luật (wrong doing)” và “gây phương hại (causing harms)”. Ở đây phải khằng định ông Chứng không vi phạm pháp luật Việt Nam, nhưng hành động của ông ấy đã và đang gây phương hại cho người khác, và trong trường hợp đó, nhà nước rất nên có biện pháp can thiệp.

Ý kiến - Thảo luận

17:47 Sunday,9.8.2015 Đăng bởi:  Nmt
Ông nên mở hẳn, giới thiệu nó ra bên ngoài, bán vé, nộp thuế phí cho xã, thế là xong. Qi đi xem phim ma cũng phải trả tiền, mà họ có kêu ca đâu.
...xem tiếp
17:47 Sunday,9.8.2015 Đăng bởi:  Nmt
Ông nên mở hẳn, giới thiệu nó ra bên ngoài, bán vé, nộp thuế phí cho xã, thế là xong. Qi đi xem phim ma cũng phải trả tiền, mà họ có kêu ca đâu. 
15:59 Saturday,5.10.2013 Đăng bởi:  phó đức tùng
Candid
ở châu Âu và nhất là Mỹ có một thể loại đất nằm giữa cá nhân và tập thể. Đất này không thuộc sở hữu tư nhân tuyệt đối, vì không có quyền sử dụng đất đầy đủ. Nó nằm trong phạm vi ranh giới sử dụng cá nhân nhưng lại thuộc không gian cảnh quan đô thị. Người ngo&agr
...xem tiếp
15:59 Saturday,5.10.2013 Đăng bởi:  phó đức tùng
Candid
ở châu Âu và nhất là Mỹ có một thể loại đất nằm giữa cá nhân và tập thể. Đất này không thuộc sở hữu tư nhân tuyệt đối, vì không có quyền sử dụng đất đầy đủ. Nó nằm trong phạm vi ranh giới sử dụng cá nhân nhưng lại thuộc không gian cảnh quan đô thị. Người ngoài không có quyền bước chân vào đất này, nhưng người trong nhà vẫn phải có trách nhiệm chăm sóc theo quy định của cộng đồng. Đặc biệt là không thể làm các loại tường rào che kín. Đây là một dạng quản lý đất xanh đô thị hữu hiệu. Người sở hữu được quyền sử dụng đất đó cho sinh hoạt cá nhân, nhưng phải góp công chăm sóc, quản lý hộ cộng đồng, giống như bạn thuê một khu ở công viên để làm dịch vụ vậy. 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả