Nhiếp ảnh

Ray-Jones và Martin Parr: Chụp lề thói Anh những năm 60. Tiếc là không có chú thích 14. 11. 13 - 6:16 am

Pha Lê lược dịch

Sau nhiều trì hoãn, gallery Media Space cuối cùng đã mở cửa tại (Bảo tàng Khoa học ở) Kenshington, với triển lãm “Only in England” (Chỉ có ở Anh), đây là một triển lãm tổng kết đời của nhiếp ảnh gia tư liệu đại tài Tony Ray-Jones, đi kèm là một show trưng bày ảnh trắng đen của Marin Parr.

Tuy nhiên, đầu tiên sẽ là đôi lời giới thiệu về kiến trúc của gallery. Với không gian rộng 525 mét vuông, nó trở thành một trong những mặt bằng triển lãm ảnh lớn nhất tại Anh Quốc, dù rằng nó sẽ không chỉ là nơi dành riêng cho môn nghệ thuật này. Không gian chính – do Ben Kelly thiết kế – có nhiều bức tường ngăn, chúng dựng trên các khung gỗ chạy dọc khu vực trung tâm, nhằm cố ý tạo nên một ‘gallery bên trong gallery’. Dù kiểu kiến trúc này khiến khu triển lãm trông như một dự án dở dang, nó thực sự giúp gallery tăng diện tích mặt tường.

Không gian chính của Media Space

Nhưng thôi, triển lãm ảnh thì những tấm ảnh mới là tâm điểm; và Greg Hobson – giám tuyển mảng nhiếp ảnh của Bảo tàng truyền thông quốc gia ở Bradford (cũng là nơi giữ các tác phẩm của Tony Ray-Jones và Martin Parr) – đã dựng nên một cái nhìn tổng quát rất tuyệt về cuộc đời cũng như sự nghiệp của Ray-Jones.

Phần đầu của triển lãm bao gồm 61 tấm ảnh cũ do Ray-Jones chụp vào cuối những năm 1960.  Sau đó bạn sẽ xem tiếp phần triển lãm ảnh của Martin Parr – nơi thể hiện rõ ràng ảnh hưởng của Ray-Jones đến phong cách của Parr. Và cuối cùng bạn sẽ ngắm 56 bức ảnh nữa, cũng là ảnh của Ray-Jones, nhưng chúng do chính Parr chọn, mấy bức này kém nổi tiếng hơn những bức ảnh khác của Jones, nhưng chúng nhấn mạnh mối liên hệ giữa ông và Parr. Thú vị hơn nữa là các hiện vật cũ, như sổ, sơ đồ bố trí, và nhiều bản danh sách… đều được trưng bày trong lồng kính hoặc trên tường.

Một tác phẩm chụp cảnh bãi biển của Tony Ray-Jones trong triển lãm

 

Tác phẩm của Martin Parr tại triển lãm, Ray-Jones ảnh hưởng rất nhiều lên Parr

Trên một trong những bản danh sách này, Ray-Jones viết dòng chữ  “ĐỪNG CHỤP HÌNH NHÀM CHÁN”. Và hình của ông chẳng bao giờ chán. Chính ông cũng chẳng phải là người nhàm chán, ông khá độc lập, đôi lúc còn hơi bốc đồng. Ông từng nổi tiếng vì đã tự giới thiệu bản thân với biên tập viên của tạp chí Creative Camera như sau “Tạp chí của ông dở như cứt”. Ông gọt giũa sự tự tin tại Mỹ, nơi ông theo học trường Yale và tham gia nhóm Design Lab vào đầu những năm 60, nhóm này do nhà chỉ đạo nghệ thuật tài năng Alexey Brodovitch quản lí, và các nghệ sĩ của Design Lab làm việc ở studio của Richard Avedon. Khi  quay lại London vào năm 1965, Ray-Jones bắt đầu chụp cái mà sau này trở thành chủ đề muôn thuở của ông: người Anh. Đường phố và bãi biển là nơi ông hay lui tới (vì đấy cũng là chỗ dân Anh hay lui tới), nhưng ông cũng chụp các kiểu lề thói đậm chất Anh, ví dụ: các hoạt động của nam sinh trường nội trú Eton, lễ hội opera Glyndebourne, cũng như những cuộc thi sắc đẹp và lễ hội nhạc pop.

Ảnh chụp cuộc thi hoa hậu của Ray-Jones

 

Ảnh chụp bãi biển của Ray-Jones

Về nhiều phương diện, Ray-Jones là một nhà nhân chủng học với chiếc máy ảnh, nhưng chính con mắt tinh tế và bố cục ảnh phức tạp tài tình đã khiến ông trở nên khác biệt. Hình của Ray-Jones thường trông có vẻ lộn xộn: tại bãi biển Brighton, năm 1969, một người đàn ông đang đẩy con gấu nhồi bông to bằng bàn bánh lăn, khiến nhóm người đang ngồi gần đó quay sang nhìn; cận cảnh của bức ảnh còn có một rào chắn bằng song sắt, và đằng xa là một đoạn cầu tàu. Tuy nhiên, khi quan sát kĩ, những gì mà ta tưởng là các câu chuyện nhỏ vụn vặt lại chính là một  phần của câu chuyện lớn hơn.

Bức ảnh chụp ở Brighton mà tác giả nhắc đến. Hình này bị dính copy right nhưng tìm mãi không thấy tấm nào khác với kích thước dùng được. Bạn nào có thì gửi cho SOI nhé!

Nhìn ảnh của ông, cái ‘quá khứ gần’ của Anh Quốc quả thật trông như thứ gì đấy của một nước khác, nhưng ngay trong những điều lạ lẫm mà ông chụp lại, sự quen thuộc vẫn lởn vởn. Tony Ray-Jones mất năm 1972 vì ung thư máu, lúc ấy ông mới 30 tuổi; nhưng trong quãng đời ngắn ngủi đó, ông đã tạo nên một cách nhìn riêng, góp phần định hình nhiều thế hệ nhiếp ảnh gia cho Anh Quốc sau này.

Trong bối cảnh đó, thật là thú vị gấp đôi khi bạn xem tiếp bộ ảnh của Martin Parr – series “The Non-Conformists” (Những kẻ không theo quốc giáo), chụp tại các khu dân cư xung quanh cây cầu Hebden, nằm ở Yorkshire, vào năm 1975. Parr thực hiện series này sau khi ông tốt nghiệp trường nghệ thuật. Tựa đề bắt nguồn từ những nhà thờ dòng Methodist và Baptist vốn đông đảo ở vùng cầu Hebden lúc ấy, và các nhà thờ cũng là cái đã định hình nên tính chất của cộng đồng tôn giáo thời đó.

Các con chiên trong một nhà thờ ở vùng cầu Hebden, Martin Parr chụp.

Vì Parr nổi tiếng với ảnh màu, thật dễ quên rằng ông cũng có óc quan sát rất tốt khi chụp ảnh đen trắng. Trong series có những cảnh giúp bạn cảm nhận được sự tĩnh lặng của hình thức tôn thờ khắt khe đặc chất Anh Quốc: các ông các bà nghiêm trang, ngồi tại hàng ghế nhà thờ, chăm chú đọc sách thánh ca hoặc sách Kinh; một phụ nữ đang múc đường vào tách trà, ngồi trước cảnh nền là một bản sao kỳ quái của bức tranh “Bữa tiệc Ly”.

Bức ảnh chụp người phụ nữ bỏ đường vào trà trước bức tranh chép “Bữa tiệc Ly”

Parr khắc họa thế giới của các con chiên với những chi tiết tường tận đến nỗi bạn có thể sẽ nghi ngờ những gì bạn biết về tác phẩm cũng như con đường sự nghiệp của ông. Ảnh hưởng của Ray-Jones vẫn hiển hiện đây đó trong ảnh Parr, nhưng Parr là một người đã tìm thấy cái nhìn của riêng mình về thế giới.

Hai phụ nữ trong nhà thờ, ảnh do Martin Parr chụp, thuộc series Non-Conformist

Trưng bày cùng với nhau, triển lãm của hai vị bổ sung cho nhau,  giúp ta có được một cái nhìn vô tận về khoảnh khắc then chốt trong ngành nhiếp ảnh tư liệu Anh. Tuy nhiên, lần sau (Media Space) hãy trưng bày thứ gì đó táo bạo và đương thời hơn, tập trung vào sức sống và sự hỗn độn của nghành nhiếp ảnh trong thời đại “bão” kỹ thuật số ngày nay. Suy cho cùng thì Media Space cũng là một bộ phận của Bảo tàng Khoa học mà.

Các bạn xem tiếp một số ảnh của Ray-Jones tại triển lãm:

.

 

.

 

.

 

.

 

.

 

.

 

.

 

.

 

.

 

.

 

.

 

.

Và tiếp theo là ảnh của Martin Parr tại triển lãm:

.

 

.

 

.

 

.

 

 

 

 

Ý kiến - Thảo luận

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả