Nghệ sĩ Việt Nam

Thật xấu hổ cho Hội Mỹ thuật TPHCM và cả Lâm Thanh 09. 08. 13 - 8:40 pm

Mạnh Hà

Năm 2012, họa sĩ Lâm Thanh đoạt giải A với tác phẩm gốm “Tình đất và lửa” trong Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc, khu vực 6.

“Tình đất và lửa”

“Tình đất và lửa”

Năm 2013, lại cũng họa sĩ Lâm Thanh đoạt giải A với tác phẩm bằng chất liệu tổng hợp, “Tích tụ của biển”, cũng trong Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc, khu vực 6.

“Tích tụ của biển”

“Tích tụ của biển”

Quả thực buồn quá. Cái buồn đây dành nhiều cho những người trong hội đồng nghệ thuật thẩm định tranh. Chả nhẽ cái Hội Mỹ  thuật TPHCM lại xuống cấp như vậy sao? Chả nhẽ trong từng ấy người tham gia không có bức nào tốt hơn sao? Và buồn cười nữa là trong 2 năm liền cũng chỉ chọn được một loại tranh như vậy, giống nhau đến kinh ngạc, chỉ khác mỗi tên đặt, lại của cùng một tác giả. Có lẽ cái khác nhau nhiều nhất là khi chụp ảnh, vào năm ngoái thì tác giả mặc áo trắng, đứng bên phải tranh, còn năm nay mặc áo đen và đứng bên trái tranh.

Họa sĩ Lâm Thanh và "Tình đất và lửa" tác phẩm đoạt giải A năm 2012

Năm ngoái mặc áo trắng ngồi bên phải tranh, nhận giải A. Ảnh Q.T

 

Họa sĩ Lâm Thanh và tác phẩm đoạt giải A, 2013, ảnh: H.Đ.N

Năm nay mặc áo đen đứng cạnh tác phẩm, lại giải A. Ảnh H.Đ.N

 

Thế mà ông chủ tịch Hội Mỹ thuật TPHCM khẳng định: “Các tác giả trẻ có khuynh hướng tìm tòi ngôn ngữ mới”.

Trẻ thì có thể, nhưng mới thì không. Và với lối chọn tác phẩm, trao giải kiểu này, Hội và những người trong Hội đồng đang nghiễm nhiên đưa ra một định hướng rằng: hãy vẽ những bức tranh vô thưởng vô phạt, loại tranh đề-co, với những cái tít thật kêu. Thế đã được coi là sáng tạo.

Mà thực ra, loại tranh này đã cũ lắm rồi. Nó đã thành một trào lưu cách đây khoảng mươi mười lăm năm. Ở đó ta thấy nhan nhản những loại tranh này ở khắp các gallery: một vài mảng sơn mài kỉ hà màu sắc tươi tắn, trên đó đắp nổi dăm ba cái vòng âm dương, vài cái mặt nạ tao chất hơi khác, và quan trọng nhất là tạo được vài ấn tượng phương Đông. 

Một bức của Trịnh Quốc Chiến theo phong cách vừa nói

Một bức của Trịnh Quốc Chiến theo phong cách vừa nói

Và đúng là không thể hiểu nổi: chả nhẽ từng ấy tác giả, của một khu vực lớn như vậy, nhiều họa sỹ như vậy, mà trong 2 năm chỉ có duy nhất một loại tranh, một tác giả? Làm ăn quan liêu, vô trách nhiệm như thế, Hội Mỹ thuật thành phố có xứng đáng tồn tại nữa không? Và năm ngoái đã ăn giải rồi, năm nay lại đem tác phẩm gần như i xì đúc đi thi rồi lên nhận giải lần nữa, Lâm Thanh không biết xấu hổ là gì sao?

*

 Bài liên quan:

– Triển lãm Mỹ thuật khu vực 6, 2013: Lâm Thanh “lại” đoạt giải nhất 
– Thật xấu hổ cho Hội Mỹ thuật TPHCM và cả Lâm Thanh   
– Một giải thưởng, nhiều tranh cãi   
– Chủ tịch Hội Mỹ thuật VN: Không hề có chuyện ‘trao giải bù’   
– Vài “bằng chứng” xin gửi Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam 
– Mừng Trịnh Quốc Chiến đã có học trò

– Nhân giải thưởng Hội Mỹ thuật Việt Nam khu vực VI: “Nhếch nhác, cổ hủ, cũ kỹ, xấu xí y như nhau”

 

 

 

 

 

Ý kiến - Thảo luận

8:58 Monday,9.11.2020 Đăng bởi:  hoàng tuấn ngọc
Mấy người biết gì về nghệ thuật . ngắm bức tranh mấy người hiểu được những gì mà phát ngôn kiểu đó. Một cá nhân không nói làm gì . Cả hội đồng nghệ thuật bình chọn mà mấy ngời phát ngôn như vậy. hay chỉ a rua ăn theo nói leo?
...xem tiếp
8:58 Monday,9.11.2020 Đăng bởi:  hoàng tuấn ngọc
Mấy người biết gì về nghệ thuật . ngắm bức tranh mấy người hiểu được những gì mà phát ngôn kiểu đó. Một cá nhân không nói làm gì . Cả hội đồng nghệ thuật bình chọn mà mấy ngời phát ngôn như vậy. hay chỉ a rua ăn theo nói leo? 
17:43 Tuesday,28.4.2015 Đăng bởi:  ong Bắp
chỉ có nước Việt giám trao giao thưởng như thế
thói quen tự kỉ đi với tự sướng có tính hệ thống
...xem tiếp
17:43 Tuesday,28.4.2015 Đăng bởi:  ong Bắp
chỉ có nước Việt giám trao giao thưởng như thế
thói quen tự kỉ đi với tự sướng có tính hệ thống 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả