Gẫm & Bình

Đi tìm cái khác biệt để đạt được cái hòa đồng 05. 07. 13 - 2:41 pm

Phó Đức Tùng

Trước chùa Bái Đính trước lúc hoàn tất, tượng chờ “tập kết” (Ảnh: Internet, có bạn nào biết tác giả của bức ảnh này không?)

 

Vấn đề dân tộc tính là một câu chuyện muôn thuở trong kiến trúc, nó cũng giống như cái cá tính, cái khác biệt trong nghệ thuật.

Thực ra nếu đã có khái niệm “dân tộc tính”, cho dù có định nghĩa thế nào, thì cũng sẽ gắn liền với một số sự cứng nhắc, thói quen, hình thức. Còn nếu muốn tự do hoàn toàn, thì phải không quan tâm tới khái niệm này. Còn nói như cậu Trịnh Lữ là tính dân tộc của ta cuối cùng là sự linh hoạt, tùy thời ứng biến, thì cũng không khác gì nói “bản sắc của ta là không có bản sắc gì”. Nói như vậy tất nhiên không sai, nhưng không tiến triển thêm được trên con đường tìm dân tộc tính.

Mặt khác, có hai điều cần bàn kỹ:

1.
Cậu Trịnh Lữ nói Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Ai Cập v.v. đều có những đặc điểm abc, sở dĩ tạo ra bản sắc, đồng thời là sự cứng nhắc v.v. cũng là vì có sự áp đặt. Đã đành họ có những cực đoan về tín ngưỡng, mỹ thuật, văn hóa v.v. nên mới có những tác phẩm đặc sắc, nhưng chưa chắc vì thế đã cứng nhắc. Chỉ xét hàng xóm gần nhất là Trung Quốc, Nhật Bản thì một mặt họ có những form đặc trưng, nhưng cũng có khả năng biến hóa, linh động hơn hẳn chúng ta. Trong khi Nhật Bản đã dám xây chùa, nhà thờ theo Ando Tadao mà không ai bảo mất bản sắc thì chúng ta vẫn loanh quanh với Bái Đính. Lịch sử kiến trúc châu Âu từ Hy Lạp tới nay cũng bao lần thay đổi, bao nhiêu phong cách, trường phái, trong khi lịch sử kiến trúc của chúng ta, từ Lý Trần tới nay vẫn chỉ phân biệt rồng 3 móng với 4 móng. Nói cách khác: “Có bản sắc thì mới có sự dám thay đổi bản sắc, còn không có bản sắc thì chẳng có gì để linh hoạt thay đổi cả”.

Một nhà thờ của Tadao Ando làm năm 1988

2.
Riêng về lý thuyết cho sự linh hoạt, tùy thời thế, hoàn cảnh mà ứng xử, e rằng nước ta cũng chưa có ai giáo huấn được đích đáng, súc tích như Khổng Tử, chưa nói đến Phật hay Lão, Trang.

Khổng Tử viết trong Luận Ngữ “Quân tử chi ư thiên hạ dả, vô đích dã, vô mạc dã” (người quân tử đối với mọi việc trong thiên hạ, không có gì nhất thiết phải làm, cũng không có gì nhất thiết phải không làm). Hay trong Kinh Dịch “thì thừa lục long, dĩ ngự thiên” (tùy thời mà cưỡi sáu con rồng, có thể chế ngự cả trời).

Trong đời thực, người Tàu cũng tỏ ra linh hoạt, biết tùy cơ ứng biến, biết học cái của người khác hơn hẳn chúng ta, vậy e rằng tiêu chí này khó lấy làm bản sắc Việt được.

3.
Quay trở lại vấn đề khác biệt trong nghệ thuật, nhân đây cũng bàn luôn. Đã đành có đi tìm sự khác biệt cũng không được. Bởi lẽ nghệ sỹ thực thụ là khác biệt, còn người chưa khác biệt thì có tìm cũng chẳng được, nhưng mà không tìm thì cũng chẳng vì thế mà thành nghệ sỹ. Cậu Trịnh Lữ có một ý đại khái là thời nay thế giới đang quan tâm tới cái tổng hòa, tại sao lại cứ đi tìm sự khác biệt, chẳng phải sai về đạo lý sao? Nho giáo phân biệt khái niệm “Hòa” và “Đồng”. “Thái hòa” là một trạng thái bền vững của vũ trụ, nhưng “đại đồng”, hay “Đồng Nhân” là trạng thái nhất thời. Khổng tử nói “Quân tử hòa nhi bất đồng, tiểu nhân đồng nhi bất hòa”. Người quân tử sở dĩ hòa thuận được với nhau là do không đồng nhất, mỗi người một vẻ, mỗi người một việc, giống như vạn vật trong vũ trụ, các tòng tùy loại. Ngược lại, tiểu nhân sở dĩ bất hòa là do đồng nhất, cùng bản chất như nhau, dẫn đến cạnh tranh, đấu đá.

Đại Đồng là khẩu hiệu của nhiều chế độ toàn trị, và thực tế đã cho thấy đại đồng dẫn tới bất hòa.

Câu chuyện đi tìm bản sắc, hay tìm cái bất đồng, do đó có ý nghĩa của nó. Giữa các dân tộc với nhau thì tìm cái bản sắc dân tộc Việt. Trong nội bộ dân tộc Việt thì tìm bản sắc tiểu vùng, bản sắc 54 dân tộc. Trong mỗi tiểu vùng, lại tìm lấy cái bản sắc từng người.

Đã đành không có câu trả lời cuối cùng, nhưng “con đường là đích”, cũng là cách để tiệm cận hòa bình vậy.

*

 

Bài liên quan:

– Kiến trúc hãy như người thợ may. Chủ nhà cần mặc áo vừa vặn. 
– Nhà 24 mét này Việt hay không Việt?   
– Thế nào là nhà Việt: hình thức Việt hay lối sống Việt?    
– Đi tìm cái khác biệt để đạt được cái hòa đồng  
– Thái độ kiến trúc Việt: tinh giản, hòa hợp, chứ không cầu kỳ, áp chế
 
– Làm sao nói chuyện bản sắc, hay tranh luận với anh Tùng vài điểm     
– Chuyện bản sắc: “tiếp biến” hay là “tạo dựng”?  

– Đừng nhầm bản tính với bản sắc  
– Muốn giản thì phải tinh, muốn tinh thì phải cầu kỳ. Ta thì không tinh…    
–  Về sự bất biến của “Dân tộc tính” 

Ý kiến - Thảo luận

12:37 Wednesday,10.7.2013 Đăng bởi:  Lê Thành

@ Phó Đức Tùng

Vấn đề không phải là ai nói, mà vấn đề câu ấy đúng hay sai. Vấn đề không phải là người ấy "xấu" (tiểu nhân) hay tốt (đại nhân, quân tử), mà vẫn đề người ấy đã có hành vi sai/phạm luật, hay đúng/ hợp luật, và phải bị trừng trị bởi pháp
...xem tiếp

12:37 Wednesday,10.7.2013 Đăng bởi:  Lê Thành

@ Phó Đức Tùng

Vấn đề không phải là ai nói, mà vấn đề câu ấy đúng hay sai. Vấn đề không phải là người ấy "xấu" (tiểu nhân) hay tốt (đại nhân, quân tử), mà vẫn đề người ấy đã có hành vi sai/phạm luật, hay đúng/ hợp luật, và phải bị trừng trị bởi pháp luật, không phải luật của "thiên tử".

Hay bạn lại dẫn: Lễ bất hạ thứ dân, hình bất thượng đại phu (thấy bảo của Khổng Nhị) để làm "lý luận".

Tôi bắt đầu vô cảm với những nỗ lực ngu dân! Vì có những vị cứ cho mình là ở giữa, là trên, xung quanh là Man Di Mọi Rợ (câu này tôi lấy ý ở tạp chí đối ngoại của Nga) nên nói với họ giống như (câu này tiếng Việt) với đầu gối.

 
11:54 Wednesday,10.7.2013 Đăng bởi:  phó đức tùng

bạn Lê Thành
thứ nhất, câu nói trên là của Khổng Tử, hoặc như bạn nói là của ai đó tự xưng Khổng Tử, không phải của tôi. Bạn có thể cảm nhận được nó hay không là tùy ở bạn. Nhưng nếu bạn bảo lý do nó sai là do người ta không thể chia thế giới làm hai th&igra
...xem tiếp

11:54 Wednesday,10.7.2013 Đăng bởi:  phó đức tùng

bạn Lê Thành
thứ nhất, câu nói trên là của Khổng Tử, hoặc như bạn nói là của ai đó tự xưng Khổng Tử, không phải của tôi. Bạn có thể cảm nhận được nó hay không là tùy ở bạn. Nhưng nếu bạn bảo lý do nó sai là do người ta không thể chia thế giới làm hai thì tôi e rằng không muốn tranh luận với bạn, cho dù bạn tự tin có giỏi hơn cả loài Tầu và đánh thắng Tầu ngay trên sân ngôn ngữ của họ. 
 

 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Người ta tới đâu rồi,
còn ta thì tẹp nhẹp

Nguyễn Quân - Cung cấp ảnh: Nguyễn Anh Tuấn

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả