Nghệ sĩ Việt Nam

Về bác Phạm Lực – ôn cố mong tân 04. 05. 13 - 11:18 am

Linh Cao

Phạm Lực tự họa

Bài mới của Ilza Burchett về Phạm Lực trên Soi làm cho chúng mình dù không muốn cũng đành phải viết thêm đôi lời.

Bức tranh đẹp nhất triển lãm vẽ họa sỹ tư lự ngồi chống cằm giữa hai người phụ nữ một Nuy toàn phần một khăn đóng áo dài tay cầm quạt, mà khi xem ở 66 Nguyễn Thái Học chúng mình nhớ không nhầm thì tên tranh đại ý chàng phải phân vân chọn lựa giữa hai nàng. Và quả thực nghệ thuật của họa sỹ Phạm Lực có cái may mắn được phân vân dùng dằng giữa đường và nét, mảng và miếng, cũng như phân vân buông lơi không biết kết thúc một bức tranh hoàn hảo như thế nào mặc dù khi bắt đầu trên nền toan trắng, bác Lực cũng rung rức cảm xúc và dư thừa năng lượng!

Năm 1997, mình gặp Phạm Lực lần đầu tiên trên Nghi Tàm, mà xưởng vẽ thì chon von nhìn ra con đê nghiêng ngáo, tuy chưa đông đúc như bây giờ nhưng tiếng còi xe hét vọng vào nhà họa sỹ treo biển Gallery cũng mang theo mùi khói xăng và nhịp điệu náo nhiệt của thời tranh pháo bán ầm ầm bắt đầu lên cơn sốt. Hồi ấy mình đi theo bạn Diệu Hà, học trò của bác Lực, đến xem thầy vẽ. Mình được xem rất nhiều tranh, kể cả khắc thạch cao, tranh bột màu, tranh bao bố. Và mình không nhớ được gì ngoài cảm giác về những khuôn mặt meo méo, những form người lẹo vẹo, những nhát bút không bao giờ thẳng và những mảng không bao giờ no màu. Tất nhiên lúc ấy mình còn đang học nghề gallery nên chỉ lảng tránh không thân cả thầy lẫn trò, và cũng vì còn vô số cái cần hớn hở học hỏi, nên quên ngay.

Tranh Phạm Lực

Đến năm 2006, mình mở Neo Gallery ở 21 Xuân Diệu, chuyên về tranh trừu tượng và đồ decor giả cổ. Hồi ấy Tây Hồ vẫn còn thơ mộng lắm, những salon tóc và tiệm ăn phục vụ cư dân quốc tế trên con đường xinh đẹp ven hồ đó, sao mà hiếu khách thế? Mình chơi với mấy chị chủ quanh đó, cả anh chủ tiệm Vine bán rượu vang hàng ngày vẫn dắt chó đi qua chào mađam. Đến những nhân vật khét tiếng giàu trên phố về Xuân Diệu mua nhà để cứ cuối tuần lại cầm tờ báo đi ngang qua đứng trước cửa kính gallery mình, hỏi em cái tranh này như vẽ cô dâu bế chú rể ấy em nhỉ?! Rồi ha hả cười mở khóa cổng cái villa to đùng, để tưới cây và cho rùa ăn rồi về! Khách mua của mình thời ấy có hai dạng: mới nhận nhiệm kỳ mới thuê nhà trang trí, thôi rồi ỏm tỏi tranh to tranh nhỏ tủ lớn tủ bé, trong toilet cũng có tượng tha từ châu Phi về cười nhăn nhở làm cho mình đến lần nào cũng không dám đái. Dạng nữa là hết nhiệm kỳ chuẩn bị cút khỏi Hà Nội ấy mua vơ vét năn nỉ ỷ ôi xin bớt xin thêm thôi mai tao đi rồi nhớ lắm quý lắm cho mày con chim đấy nuôi hộ tao (lên máy bay đến đít rồi vẫn alo hỏi thăm chim có buồn không?!?). Thế nhưng cái lồng chim trạm trổ thì bạn đóng gói kĩ càng chuyển tàu biển trước rồi.

Trong không khí hâm hấp ấy, mình đâm ra dễ tính. Rượu rất ngon của bác Vine cũng góp thêm men. Họa sỹ Phạm Lực hồi ấy được Vine nâng đỡ, tòa nhà sơn hồng ở số 1 Xuân Diệu thủ phủ của say, treo kín những bức tranh to, chủ yếu sơn trên vóc mà mình bỗng thấy đẹp. Có lẽ vì là đỉnh điểm trong sáng tác của bác Lực, lúc ấy bác đã có fanclub rồi, đã bán được hết những tranh giai đoạn trước, và khi vẽ lại với khí thế cùng vật liệu mới là sơn ta, nó như đã qua một lần phác thảo kĩ, bức tranh được nâng lên. Chất sơn và vàng bạc thô mộc không mài gặp đúng cường lực của tay bút vẽ nhiều, thành ra những chỗ bờm xờm lấp ló lại có vẻ đẹp hội họa, và những màu khi trộn với sơn nó êm xuống mấy độ làm cho mảng màu đâm ra hợp lý hơn. Nhưng chất sơn lại làm cho tranh có những chi tiết vô lý do khó biểu hiện, đặc biệt là bàn tay bàn chân và những khoảng dìm sáng tối quá đột ngột. Nhưng tất cả không ngăn cản những người mê tranh bác Lực mua ào ào, vì có thể chính tranh đã gây ra cảm xúc ào ào ấy. Mình chẳng dám mua của bác bức nào, gặp bác ấy vẫn hồ hởi kính nể báo cáo bên cháu ế lắm!

Hai ông cháu ra chợ – sơn dầu của Phạm Lực

Ngày tháng bay qua như mây vậy. Chúng mình nhanh nhảu chạy đến xem bộ sưu tập do một người có tay chọn tranh Phạm Lực, những mong là mình sai. Mà thực ra nghệ thuật làm gì có đúng sai, nhưng có may mắn và công lao chăm chỉ chịu thương chịu khó vậy. Chúng mình chỉ mong bác nhấc hẳn sang một giai đoạn khác, chắt chiu những gì mặn mòi hùng tráng nhất trong cuộc đời binh nghiệp và giao lưu nghệ thuật bảy mươi năm của bác, để vẽ những bức tranh thật sự xứng đáng với xưng tụng danh họa mà khá nhiều người đã dành cho bác.

 

*

Bài liên quan:

– 19. 3 tại Hà Nội: Phạm Lực nối hai thế kỷ   
– Về nghệ thuật của họa sĩ Phạm Lực
 
– Về bác Phạm Lực – ôn cố mong tân

*

Cùng một người viết:

- Vẫn mấy khuôn mặt cũ mèm nổi tiếng ấy…

- Hồi ký binh nhì tuột xích Yết Kiêu
Kỳ 1: Lính mới

- Việc ấy không cần nhiều tiền,
chỉ cần nhiều công tâm và khát vọng

- Hồi ký binh nhì tuột xích Yết Kiêu
Kỳ 2: Rơi vào tay hai nhà phê bình

- Hồi ký binh nhì tuột xích Yếu Kiêu
Kỳ 3: Chìm, nổi, và lại chìm

- Thư gửi họa sỹ trẻ

- Về bác Phạm Lực – ôn cố mong tân

- Luận về ăn uống khi ốm, về khát vọng sống và chất nghệ qua ăn

- Hãy mua ngay khi cơ hội đến

- Người tháp tùng (phần 1)

- Người tháp tùng (phần 2)

- Bùi Thế Phương – Câu chuyện kể bằng thơ tự kỷ

- Một số ảnh Linh Cao chụp trước khi treo tranh

- Trường ca gia cầm

- Đã xem họa sỹ uống trà…

- Ăn chay nằm mộng lưng trời…

- Một bữa tiệc tối đáng nhớ, cần được viết ra…

- Từ một nhành thyme…

- Tiếng vọng từ thiên nhiên: các bạn trẻ nóng vội quá…

- Xem “Nhập nhằng”: làm sao đi bền một con đường độc đáo?

- Hoàng Trưng vườn mộng (hồi 1): Tại Lu Loa Cống Xề

- Hoàng Trưng vườn mộng (hồi 2):
Về Huệ Thư

- Xem gốm Bảo Toàn: Đập vỡ cây đàn

- Chuyện cô bán tranh: Nhớ thiên đàng nem chua

- Ba lý do khiến trò lười không muốn mở mang

- Hoàng Trưng vườn mộng (hồi 3):
Ân oán Hàng Anh với Đirađivô

- Hoàng Trưng vườn mộng (hồi 4):
Hoa Ỷ dỗi, Huệ Thư hồi chơi xấu

- Nhân thông tin một nhóm đại gia Việt vừa mua gần 50 bức tranh…

- Tết Art: sự trỗi dậy của cái mầm

- Nhận xét riêng về Tết Art: vẫn chưa thực sự hội chợ

- Hoàng Trưng vườn mộng (hồi 5):
Quý vật tìm quý nhân

- Chợ hoa Hàng Lược – cái lúm đồng tiền duyên của phố cổ

- Món chè gấc số đỏ

- Về món mơ ngâm

- Hoàng Trưng vườn mộng (hồi 6):
Kinh thành bỗng chốc thất thanh

- 5 đặc điểm để món ăn Việt đi mãi với người Việt

- Bún chả (bài 2): tuyệt phẩm nhà nghèo

- Mì vằn thắn: cảm thức biển trong một bát chứa chan

- “Măng mai măng nứa, cơm lam trà gừng…”

- Cốc chè của mùa hè

- Hoàng Trưng vườn mộng (hồi 7):
Sau cơn mưa trời lại sáng

- Bàn tán về tranh nuy

- Hoàng Trưng vườn mộng (hồi 8):
Thư-Kỳ lạc truyện

- Bé bỏng nghèo nàn trong lòng phố cổ

Ý kiến - Thảo luận

10:54 Wednesday,6.11.2019 Đăng bởi:  Phuc Pham
xem thêm tranh phạm lực, mời các bạn ghé thăm: http://vietnamarts.vn/artists/1/Hoa-Si-Pham-Luc.html
...xem tiếp
10:54 Wednesday,6.11.2019 Đăng bởi:  Phuc Pham
xem thêm tranh phạm lực, mời các bạn ghé thăm: http://vietnamarts.vn/artists/1/Hoa-Si-Pham-Luc.html 
1:29 Saturday,20.5.2017 Đăng bởi:  LC
Đại ka đọc tạm bài này nhé? Em viết cách đây bốn năm
Bộ tranh cũ mà bác Lực đang bầy, thì ổn. Mua cả cũng được, chọn kỹ lấy 12 bức , thì đại ka phải trả công em 2 bức, he he !
Trên trang Vietnamfineart có bài rất hay, dịch trận phỏng vấn giữa hai art critic giỏi tầm thế giới. Mời mọi người đọc , trong Tạp chí mỹ thuật ấy....
G9 Soi
...xem tiếp
1:29 Saturday,20.5.2017 Đăng bởi:  LC
Đại ka đọc tạm bài này nhé? Em viết cách đây bốn năm
Bộ tranh cũ mà bác Lực đang bầy, thì ổn. Mua cả cũng được, chọn kỹ lấy 12 bức , thì đại ka phải trả công em 2 bức, he he !
Trên trang Vietnamfineart có bài rất hay, dịch trận phỏng vấn giữa hai art critic giỏi tầm thế giới. Mời mọi người đọc , trong Tạp chí mỹ thuật ấy....
G9 Soi 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Đi xam xám giữa copy và biến cải

Daniel Grant - Ngọc Trà dịch

Leonardo: Ông nói đúng!

Jonathan Jones - Hồ Như Mai dịch

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả