Kiến trúc

Tôi thích căn nhà được giải của Võ Trọng Nghĩa 09. 03. 13 - 10:34 pm

Lê Quảng Hà

Trước tiên xin tự giới thiệu, tôi là một họa sỹ, vì nhu cầu chuyên môn tôi phải tự tìm hiểu về không gian, trong đó có kiến trúc.

Tôi đã biết một vài công trình của Nghĩa như café Gió và Nước trong Bình Dương, Café Sáng tạo Trung Nguyên, khu resort Đại Lải, gian hàng của Việt Nam tại hội chợ quốc tế Thượng Hải, và đặc biệt ấn tượng với “Xanh xếp chồng”.

Cà phê Gió và Nước. (Ảnh: calendarthanhthuy)

 

Cà phê Gió và Nước. (Ảnh: Hiroyuki Oki)

 

Nhà hội nghị ở Flamingo Đại Lải

 

Nhà hàng Bamboo Wings ở Flamingo Đại Lải

Nghĩa đã thực sự thuyết phục tôi về khả năng sáng tạo và thẩm mỹ tinh tế của anh. Hơn thế nữa, với tôi, công trình kiến trúc của anh mang ý nghĩa lớn về thái độ, ý thức với cộng đồng, cụ thể là sự tôn trọng thẩm mỹ thị giác công cộng thật đáng trân trọng.

Tình trạng kiến trúc nhà ống tại các đô thị Việt nam hiện nay vô cùng lộn xộn, vụn vặt, tùy tiện, băm nát bộ mặt đô thị. Nhiều giải pháp thay đổi đã được bàn tới. Nhưng với tôi, ý tưởng “Xanh xếp chồng” rất ấn tượng.

Đã từ lâu, tôi mơ ước được nhìn thấy một dãy phố, thậm chí một thành phố với toàn bộ mặt tiền và nóc nhà là màu xanh tươi mát như thế này. Thay bằng những khối bê tông, kính, thép… chúng ta sẽ có một bức tường là cây và hoa; cái nào tốt hơn?

Có ý kiến cho rằng để chăm sóc vườn cây này sẽ phức tạp và tốn kém. Nhưng với hệ thống tưới tự động như bây giờ mọi việc sẽ đơn giản hơn rất nhiều. Hơn nữa, cây cối thiên nhiên mang lại sức khỏe cả về thể chất lẫn tinh thần cho chúng ta, cái đó mới là vô giá.

Có ý kiến cho rằng “Xanh xếp chồng” đạo ý tưởng từ một tác phảm khác của Peru, nhưng tôi nghĩ có sự nhầm lẫn ở đây. Nói cho chính xác, hai tác phẩm này cùng kế thừa và tận dụng những giá trị phổ quát trong kiến trúc, ví dụ như dùng cây xanh che phủ (ai cũng có quyền sử dụng cây vì cây là tài sản của thiên nhiên, cũng như trời xanh mây trắng nắng vàng…); hai khối nhà đều hình hộp cơ bản, là khối cơ bản phổ quát ai cũng có quyền dùng. Còn khi đi vào cấu trúc của từng ngôi nhà thì hoàn toàn khác nhau cả về cấu trúc lẫn tinh thần.

Căn nhà của kiến trúc sư Peru. (Các bạn bấm vào hình để xem bản lớn hơn)

Chủ thể là một mảnh đất hẹp ngang và dài theo dạng nhà ống khá phổ biến ở Việt Nam (ngang 4m, dài 20m). Nó có những hạn chế bất khả kháng và cần một cách giải quyết thông minh, hợp lý. Hơn nữa, một ngôi nhà ở được thiết kế dựa theo nhu cầu sinh hoạt của gia chủ, chắc chắn không là một ngôi nhà mẫu tiêu chuẩn cho nhiều người kiểu chung cư. Nhu cầu sử dụng của bạn không phù hợp với ngôi nhà này không có nghĩa tác giả không đáp ứng được nhu cầu của người khác.

Công trình được gọi là kiến trúc xanh và thân thiện không có nghĩa là gạt bỏ tính tiện nghi. Việc giải quyết thông thoáng cùng với việc làm mát bằng cây xanh để giảm thiểu tối đa sử dụng năng lượng không có nghĩa là không cần dùng năng lượng, đặc biệt với một nơi như Sài Gòn, cho nên tôi thấy việc có sẵn điều hòa ở đây là một việc làm chu đáo để tránh việc đục khoét sửa chữa sau này.

Tôi luôn quan niệm, phong thủy trong kiến trúc là một môn khoa học để giúp con người sống thuận tiện thoải mái hơn trong ngôi nhà của mình chứ không phải thứ để con người phải lệ thuộc. Vì vậy nhà vệ sinh tầng 2 trên phòng ngủ tầng 1, hay cầu thang tầng 1 lên tầng 2 sẽ gây ồn cho phòng ngủ tầng 1 là điều phải chấp nhận, nhất là với mảnh đất có chiều ngang chỉ 4m.

Tôi thích bề ngoài căn nhà, giản dị với màu xanh cây lá. Cách giải quyết cầu thang tầng 1 lên tầng 2 rất ấn tượng, gợi mở bên trong một kiến trúc mạnh mẽ bất ngờ, quả thực thật thuyết phục. Cách giải quyết không gian mở cho ta cảm giác thân thiện như sống giữa thiên nhiên, nhưng cũng đầy tiện nghi.

Nhà không lúc nào thiếu ánh sáng.

Với riêng tôi đây là một công trình kiến trúc mở, thông minh, hợp lý và hoàn hảo. Nó lý trí nhưng không thiếu lãng mạn, có cá tính rõ ràng nhưng không phô trương. Nó cho ta cảm nhận một tinh thần kiến trúc khỏe mạnh nhưng cũng đầy duyên dáng.

Cám ơn Võ Trọng Nghĩa, nếu có duyên, sẽ gặp vào một ngày đẹp trời.

 

Ý kiến - Thảo luận

23:34 Thursday,11.6.2015 Đăng bởi:  Nguyễn Văn Thưởng
Con chúc mừng bác ạ, hôm nay là một ngày đẹp trời, cái từ nếu có duyên nay đã thành hiện thực, bác và chú nói rất nhiều những cấu chuyện về chuyên môn nghành nghề của cả 2 người, và cả những câu chuyện về đời tư nữa. Con thấy con là một người thật sự may mắn, vì con được về ở gần mới bác. Cuộc nói chuyện giữa bác và chú Nghĩa hôm nay giúp ích cho con r
...xem tiếp
23:34 Thursday,11.6.2015 Đăng bởi:  Nguyễn Văn Thưởng
Con chúc mừng bác ạ, hôm nay là một ngày đẹp trời, cái từ nếu có duyên nay đã thành hiện thực, bác và chú nói rất nhiều những cấu chuyện về chuyên môn nghành nghề của cả 2 người, và cả những câu chuyện về đời tư nữa. Con thấy con là một người thật sự may mắn, vì con được về ở gần mới bác. Cuộc nói chuyện giữa bác và chú Nghĩa hôm nay giúp ích cho con rất nhiều điều. Con cảm ơn bác nhiều ạ 
14:04 Sunday,22.6.2014 Đăng bởi:  Người yêu cây
Về kiến trúc thì em mù tịt, nhưng em có băn khoăn về mảng cây xanh của nhà.
Em không học nông nghiệp, nhà di tản khỏi nông thôn đã lâu, nhưng cũng có ít nhiều cái biết về trồng cây, bởi em "nghịch" bonsai. Với bonsai, ng ta định nhĩa là cây cổ thụ trong chậu, và trên thực tế, c
...xem tiếp
14:04 Sunday,22.6.2014 Đăng bởi:  Người yêu cây
Về kiến trúc thì em mù tịt, nhưng em có băn khoăn về mảng cây xanh của nhà.
Em không học nông nghiệp, nhà di tản khỏi nông thôn đã lâu, nhưng cũng có ít nhiều cái biết về trồng cây, bởi em "nghịch" bonsai. Với bonsai, ng ta định nhĩa là cây cổ thụ trong chậu, và trên thực tế, cây càng cao niên, càng cổ lão, càng khắc khổ, càng tốt, chậu càng mỏng, càng nhẹ, càng ít đất thì càng đẹp (không bàn về cây kiểng cổ)
Nguyên tắc của cây là hệ rễ cần thưa thoáng để phát triển, hút dinh dưỡng, nước; hệ lá cần thưa thoáng để đón gió(với cây lá kim), ánh mặt trời, ko chồng bóng lên nhau; tưới cây cần tưới đều, ko khô, không úng...
Tức là, với cây trồng chậu(ban công), cây cần chăm bón định kỳ, thay rễ, đất định kỳ. Việc rất nhiều KTS mang đủ thứ mảng xanh copy vào máy tính rồi lấy cây thành phẩm tươi rói trồng lúc khánh thành công trình là điều tệ hại. Những cái cây đó là nền, là một phần công năng của nhà thì ko có nghĩa ta sử dụng hết chu kỳ tươi của nó rồi vứt đi, như thế đc gọi là bền vững?
Những cây như hình chụp thuộc họ cây ráy, rất khoẻ, chịu hạn, chịu úng, lá to, dễ nhảy chồi con từ gốc, sống lâu... nhưng thực tế, tất cả những cây ráy (tên đc thương lái đặt cho là đại tướng quân, thiên tướng...) trồng trong chậu ở những nơi em thấy đều ngày một lụi tàn.
(Còn ai đó vịn vào hệ thống tưới tự động thì xin thưa rằng, với dân bonsai, có những hệ thống tưới với 5 vòi/chậu, ddc setup lượng nước, thời gian, số lần tưới,... Nhưng đó chỉ là để phòng ngừa khi chủ cây đi vắng, còn lại ko có hệ thống tự động nào chăm nổi cây trong chậu mà nó sống tốt trong khoảng thời gian dài cả-trừ khi cho cây vào suối dinh dưỡng chảy đều toàn phần theo kiểu thuỷ sinh, một biện pháp tốn điện hết cỡ)
Nên chăng, những KTS khi thêm mảng xanh vào công trình, nên nghĩ thêm khả năng làm sao giải tán mảng xanh đó thật nhanh để chủ nhà mua cây khác lấp vào, hoặc mảng xanh nhưng trồng dưới đất (việc sinh tồn đã có tự nhiên giúp đỡ) để những ông chủ, bà chủ ít thời gian, "dốt" môn trồng cây có thể vẫn vui với cây...
 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Ai là cụ tổ của hội họa trừu tượng? (Cập nhật 2 và kết thúc?)

Nguyễn Đình Đăng - câu hỏi của Phó Đức Tùng

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả