Gẫm & Bình

Từ Nick Ut đến Maika, từ thảm kịch chiến tranh đến taboo thời bình 18. 02. 13 - 7:27 am

django

Maika trong ngày triển lãm tại viện Goethe (Ảnh: báo Tiền Phong)

 

Đọc được tin Maika đoạt giải thưởng ảnh của World Press mà cảm thấy rất tự hào, vì cuối cùng, sau nhiều thập niên, mới lại có một nhiếp ảnh gia của Việt Nam nữa đoạt được một giải thưởng nhiếp ảnh thời sự ở tầm cỡ thế giới như vậy.

Người trước Maika là Nick Ut, hay Huỳnh Công Út, đoạt giải ảnh Pulitzer năm 1972 với hình cô bé Phan Thị Kim Phúc trần truồng chạy trốn cái bỏng rẫy của bom napalm tại một làng quê Trảng Bảng. Năm ấy, anh Út là phóng viên người Việt làm cho hãng tin Mỹ AP, thế chân cho người anh trai cũng làm phóng viên ảnh cho hãng tin này và cũng tử nạn trong chiến tranh.

Đấy quả thật là một trong những bức ảnh của thế kỷ 20, tượng trưng cho nỗi khổ đau tột cùng mà con người phải chịu đựng bởi thảm kịch chiến tranh. Nó xứng đáng được tôn vinh, cũng làm thay đổi cuộc đời không chỉ của Nick Ut và Kim Phúc, mà còn của nhiều người khác.

“Cô bé napalm” – Ảnh của Nick Út chụp năm 1972

Nay, hơn 40 năm sau, Maika, một nữ nhiếp ảnh gia trẻ tuổi, đoạt giải nhiếp ảnh thời sự của World Press.

Xin nhấn mạnh, giải thưởng “nhiếp ảnh thời sự”.

Sở dĩ phải nhấn mạnh chuyện này, bởi những ai biết và ham mê chụp ảnh ở Việt Nam đều biết, giải thưởng ảnh thời sự là thứ mà hầu hết các nhà nhiếp ảnh Việt Nam đều mơ ước nhưng rất khó đạt được, quá như hái sao trên trời!

Tôi hoàn toàn không có ý coi thường những nhà nhiếp ảnh của chúng ta, có người đã đoạt tới hơn trăm giải thưởng trong nước và quốc tế, nhưng đấy luôn là ảnh phong cảnh hoặc chân dung sắp đặt, những đồi cát Mũi Né hay bà già dân tộc mặt mũi nhăn nheo như quả nho khô cầm ống vố hút thuốc, bên cạnh là một bé gái mặt căng mọng mắt sáng long lanh, những ruộng bậc thang Tây Bắc hoặc một bác ngư phủ đang vung cái lưới đánh cá lên để “ôm cả trời mây”… Những ảnh đó rất đẹp, có thể đoạt giải thưởng này nọ, nhưng quen thuộc, khó có thể gây được cảm xúc xao động về cái đời sống thường nhật đang trôi chảy quanh ta!

Còn để có được những tác phẩm nhiếp ảnh thời sự thật sự gây xúc động, rồi lại đoạt giải thưởng lớn có uy tín của thế giới, thì đối với giới nhiếp ảnh Việt Nam, quả thật là vô cùng khó.

Khó vì phương tiện máy móc kém, dù nhiều người cũng chơi hàng khủng, nhưng chủ yếu để lấy tiếng chứ không phải để lấy hình.

Khó hơn cả vì người chụp ảnh Việt Nam, vì nhiều lý do: thiếu tiền, thiếu động lực dấn thân, nhiều khi vì thiếu visa nhập cảnh hay giấy giới thiệu của cơ quan (!), mà không thể có mặt được ở những điểm nóng của thời sự thế giới, để mà tác nghiệp.

Không có mặt ở điểm nóng thời sự thì làm sao có được ảnh thời sự? Nên lại quay về với ruộng bậc thang và người dân tộc thôi.

Cũng có cái khó nữa là hầu hết các nhiếp ảnh gia Việt Nam thiếu mất cái cảm xúc tối cần của người chụp ảnh thời sự, không phải chỉ chụp cái-đang-diễn-ra (điều mà máy ảnh kỹ thuật số đã giải quyết được từ lâu rồi) mà phải chụp được cái-xung-quanh-cái-đang-diễn-ra và bên-trong-cái-đang-diễn-ra

Ngoài những điều trên, hơn bốn thập niên trước, Nick Ut đã đoạt giải Pulitzer với bức ảnh cô bé Napalm vì anh có thêm được một điều kiện “cần”: ở đúng chỗ và đúng lúc.

Nay Maika đoạt giải không vì ở đúng lúc đúng chỗ, mà vì cô đi theo một cách tiếp cận khác: xây dựng một series ảnh có tư tưởng, chủ đề rõ rệt, mạch lạc.

Một ảnh trong series “The Pink Choice” của Maika

Có thể chủ đề đó hiện vẫn đang còn là một taboo (cấm kỵ) ở Việt Nam, dẫu đã cởi mở ít nhiều, và có thể những người chấm giải World Press cũng phần nào tính đến yếu tố “vùng trũng” của nhiếp ảnh thời sự Việt Nam, nhưng không thể phủ nhận rằng bộ ảnh “The Pink Choice” của Maika, nói như bạn Leika trong một bài viết, đã như một trong nhiều hòn đá ném xuống cái mặt ao tĩnh lặng của xã hội Việt Nam. Bên cạnh mặt nghệ thuật, rất cần phải khuyến khích cho cú ném ấy của hòn đá.

Tôi nghĩ còn nhiều điều để bàn về bộ ảnh của Maika, như liệu thật sự nó đã là những cảnh chụp tự nhiên chưa, hay vẫn giống như những lát cắt của một bộ phim tài liệu có sắp đặt mà nhân vật biết rằng mình đang bị/được quay phim?

Một ảnh trong “The Pink Choice”

Tôi cũng đồng ý với bạn Leica là mỗi người sẽ có một cách tiếp cận với đề tài đồng tính (và cách thể hiện đề tài này). Cách tiếp cận của Maika là một lựa chọn (màu hồng?) và cô đã thành công với giải thưởng của World Press. Nói cách khác, ít nhất là có World Press tán đồng với lựa chọn này của Maika.

Nhưng cao hơn những đong đếm đó, cao hơn phạm vi giải thưởng của một người, là rất có thể giải thưởng này sẽ là một yếu tố để kích thích các nhà nhiếp ảnh Việt Nam có đủ tự ái (đàn ông?) để thực hiện được những tác phẩm nhiếp ảnh thời sự có giá trị, thoát ra khỏi những cái đẹp của sự an toàn, bước vào, dù mon men, những đề tài taboo của thời bình.

Biết đâu đó cũng là chủ đích của World Press Photo Contest này…

Xin cảm ơn và chúc mừng Maika!

 

*

Bài liên quan:

– Tham gia THE PINK CHOICE để thấy tình yêu nào cũng đẹp 
– THE PINK CHOICE: tình yêu ấy không có gì khác biệt, là cũng đẹp, và thậm chí đáng ghen tị

– The Pink Choice – Tôi chỉ cho rằng Maika đã không hiểu
 
– “Yêu là yêu” – Mong Maika sẽ thoát khỏi cái “đèm đẹp”

– Chỉ vạch ra cái xấu, cái ác thì vẫn chỉ là phóng sự
– The Pink Choice – Nhưng tôi dị ứng với từ “Choice”
– Bàn về đồng tính: 6 biện pháp để giảm bớt kỳ thị

– Chúc mừng Maika đoạt giải nhất tại World Press Photo Contest 2013

– Từ Nick Ut đến Maika, từ thảm kịch chiến tranh đến taboo thời bình

Ý kiến - Thảo luận

10:16 Wednesday,20.2.2013 Đăng bởi:  candid
Em xin có ý kiến là khả năng châm chước là không có, điểm cộng kiểu vùng miền KT3 chắc chỉ áp dụng khi thi ĐH ở VN, hàng năm có một số người ở Việt Nam cũng đều đặn gửi ảnh dự thi WPP nhưng đến giờ vẫn chưa được giải.
Trước Maika thì có cậu Tây Mad Max chụp mẹ con chị Mùi ở cầu Long Bi
...xem tiếp
10:16 Wednesday,20.2.2013 Đăng bởi:  candid
Em xin có ý kiến là khả năng châm chước là không có, điểm cộng kiểu vùng miền KT3 chắc chỉ áp dụng khi thi ĐH ở VN, hàng năm có một số người ở Việt Nam cũng đều đặn gửi ảnh dự thi WPP nhưng đến giờ vẫn chưa được giải.
Trước Maika thì có cậu Tây Mad Max chụp mẹ con chị Mùi ở cầu Long Biên cũng đoạt giải WPP. Cậu này cũng chơi với dân chụp ảnh ở Việt Nam.
Điều này chứng tỏ là không cần thiết phải lặn lội đến những nơi thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh... mà ở đâu cũng có thể có giải miễn là đủ tài năng và thái độ làm việc nghiêm túc. 
19:29 Tuesday,19.2.2013 Đăng bởi:  django

@Khoa Nguyên: Có lẽ bạn Khoa Nguyen đã cảm nhận chủ quan thật, mà cảm nhận của bạn không chính xác, khi đọc bài viết này.

Tôi không phải là nhà bình luận nhiếp ảnh, nhưng bài viết này là một lời tôn vinh cho Maika, vì như tôi đã nhấn đi nhấn lại rằng đoạt đ
...xem tiếp

19:29 Tuesday,19.2.2013 Đăng bởi:  django

@Khoa Nguyên: Có lẽ bạn Khoa Nguyen đã cảm nhận chủ quan thật, mà cảm nhận của bạn không chính xác, khi đọc bài viết này.

Tôi không phải là nhà bình luận nhiếp ảnh, nhưng bài viết này là một lời tôn vinh cho Maika, vì như tôi đã nhấn đi nhấn lại rằng đoạt được một giải ảnh thời sự của thế giới khó lắm (không tính một số giải thưởng ảnh thời chiến tranh Việt Nam của một số nhiếp ảnh gia người Việt, được một số tổ chức của các nước XHCN hoặc có cảm tình với Việt Nam trao giải, mang yếu tố chính trị).

Thế nên việc Maika đoạt giải thưởng ảnh thời sự của WPP, một cuộc thi chuyên nghiệp và có uy tín rộng rãi trong giới nhiếp ảnh thế giới, theo tôi là một niềm tự hào của giới nhiếp ảnh Việt Nam. Từ Mỹ, anh Nick Ut cũng đã có lời chúc mừng Maika nhân dịp cô đoạt giải của WPP.

Còn những điểm vẫn chưa tới trong bộ ảnh của Maika thì không vì đoạt giải mà không nêu ra ở đây (tôi rất đồng ý với ý kiến của bạn Phương Vẹt khi so sánh độ "thật' trong bộ ảnh của Maika với những tác phẩm khác cũng đoạt giải trong đợt này).

Tôi không hề có ý định nói rằng Maika đã được châm chước để có giải, mà chỉ muốn nêu lên một cách tiếp cận khác của cô, khi thay vì phải ở "đúng lúc, đúng chỗ" thì cô có hẳn một dự án mạch lạc, rõ ràng, thái độ làm việc nghiêm túc trong một thời gian dài; việc đoạt giải của cô là xứng đáng.

Tính địa phương trong việc thực hiện một tác phẩm nhiếp ảnh nào đó rồi đoạt giải là chuyện rất bình thường bạn à. Chẳng hạn khi bạn chụp một phiên tòa ở Mỹ thì nó là chuyện thường ngày ở huyện, nhưng nếu bạn chụp một phiên tòa ở Myanmar hay Bắc Hàn thì nó sẽ khác rất nhiều (và có khả năng đoạt giải cao hơn ảnh chụp phiên tòa ở Mỹ là cái chắc!)

Điều đó không có nghĩa rằng Ban chấm giải của WFF thiếu khách quan hay hạ thấp tiêu chuẩn chấm giải, mà đơn giản vì khi một chủ đề vẫn còn là taboo ở một vùng nào đó thì đòi hỏi tác giả phải có sự can đảm và thông minh nhất định, ngoài những yếu tố nhất thiết khác phải có về mặt kỹ thuật, nghệ thuật... 

Thân mến.

 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Cuối cùng không nhịn được nữa, tôi phải nói ra tên những kẻ đốt tôi đây…

Bài phỏng vấn độc quyền ông Cột Nhà Cháy của phóng viên Đen Nhẻm, báo Bồ Hóng

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả