|
|
|
|||||||||||||
Bàn luậnTừ trà Nhật, nghĩ lan man về nghệ thuật đương đại08. 02. 13 - 8:14 pmBàng Nhất Linh
Chẳng biết thuyết cho rằng trà đạo sâu xa có gốc tích từ Lục Vũ với Trà Kinh – đời Đường bên nước lạ có đúng không? Nhưng chữ Hòa đầu tiên của nó nghe chừng cũng tương đồng với cái thời mà Phật giáo, Đạo giáo và Khổng giáo cùng tìm cách hòa đồng. “Qua ngụm nước màu hổ phách đựng trong chiếc chén sứ, người ta thưởng ngoạn đồng thời vị ngọt ung dung của Khổng tử, chất chát thâm trầm của Lão tử và mùi hương thanh khiết lâng lâng của đức Thích ca…” Trà đạo của Nhật Bản quả là chứa trong nó rất nhiều hàm lượng văn hóa, triết lý nhân sinh. Ai cũng có thể tìm thấy trong nó rất nhiều điều hữu ích, dù là ngưòi làm nghệ thuật tạo hình hay kiến trúc sư, người làm vườn, có lẽ nói cả ngày vẫn còn chuyện hay… Bốn chữ Hòa – Kính – Thanh – Mịch của Trà đạo thì có hai chữ đầu cũng gợi nhiều đến mối quan hệ giữa người xem và người làm trong nghệ thuật. Chữ Hòa lấy gốc từ Khổng giáo – cái đức của đời, của người: hòa thuận, hòa hợp… Người làm nghệ thuật cũng ở vị trí gần giống như trà sư, mời khách đến trà thất của mình. Khách đến trà thất tự chuẩn bị một tâm thế hài hòa, kiềm chế lòng vị kỷ. Và quan trong hơn, với chữ Hòa – khi vào trà thất hay đi xem nghệ thuật thì tất cả bình đẳng, ai cũng như ai cả. Kakuro Okakura phân tích rất hay về chữ Hòa trong Trà thư qua hình ảnh cây đàn Động Long Môn, trong nghệ thuật sự kiêu căng bao giờ cũng hại tới sự đồng cảm, bất kể sự kiêu căng đó xuất phát từ nghệ sỹ hay từ công chúng …Hòa rồi đến Kính, người và người thật lòng tôn kính nhau. Bỗng dưng nghĩ, vậy là có ba dạng “opening show”. Những tay vung bút múa như kiểu Vương Hy Chi, có những bức, hứng lên mấy chữ rồi xem một mình, vậy là một dạng – xem một mình. Các trà sư lụi hụi chuẩn bị để đón một vài vị khách đủ ngồi trên vuông chiếu, những tay đến trà thất dù có khác biệt đôi chút nhưng cũng cùng một hệ, một kênh màu, lại thêm hai chữ Hòa – Kính … Còn mấy tay củ nghệ, show ra open với tất thảy mọi người, mà trên đời đủ mọi kiểu người khác nhau, vậy nên tâm cũng cần vững ít nhiều để mà làm việc. Biết mình để lời khen không khiến xao nhãng, ảo tưởng, lời chê không làm lung lạc, dao động tâm can… Công việc chuẩn bị cho lễ thức trà có gì đó rất giống với việc chuẩn bị một tác phẩm sắp đặt và trình diễn. Một giai thoại về Rikyu nhưng cũng rất gần với việc thực hiện các sắp đặt: Người ta thưởng trà trong trà thất, tuy nhiên cả cái không gian trong vườn, với cây cối, lối đi rải sỏi – nơi khách thưởng trà sẽ đi qua để tới trà thất cũng là một phần quan trọng phải lưu tâm, nằm trong tổng thể lễ thức trà. Có lần, trà sư Rakyu giao cho con trai ông chuẩn bị vườn tược. Đã ba lần con trai ông hỏi mà Rakyu vẫn bảo “Chưa được” . Ngưòi con trai ông hết kiên nhẫn hỏi ông: – “Con không thể làm hơn được nữa, con đã cọ ba lần phiến đá lát, con đã rửa cẩn thận các lồng đèn, bằng đá và cây cối, đến lớp rêu xanh và những ngọn dây leo cũng sạch bóng lên kia…” – “Đồ ngu, không phải chuẩn bị theo cách ấy…” Nói xong ông ôm một thân cây lắc mạnh, để lá vàng rụng xuống phủ trên mặt đất vừa quét sạch…. Trong show trà đạo, tất thảy đều duy mĩ, đến củi dùng đun nước pha trà cũng cần chặt sao cho giữ nguyên được vỏ cây, đến khi đốt lên rồi vẫn phải tự nhiên nhất. Nhưng cái đẹp trong trà đạo lại quan niệm rất gần với contemporary art. Trà sư Sen Soshitsu viết trong Luận về nhàn: “Làm bất kỳ vật gì, không nên chuộng sự hoàn tất. Chỉ những gì còn dở dang mới khiến người ta lưu ý…” Tất nhiên sự không hoàn tất này, không phải hiểu theo nghĩa làm ra những thứ dang dở, không sạch nước cản… Một giai thoại khác về trà sư Rikyu: Vào thế kỷ 16, loài hoa “nữ thần Ban mai” còn rất hiếm ở Nhật Bản, Rikyu có cả một khoảnh vườn trồng loài hoa quý hiếm ấy và chăm sóc rất kỹ. Tiếng đồn vang đến tai quan taikô, thế là ngài đại thần ngỏ ý muốn đến xem tận nơi. Raikyu mời thượng quan nhân thể đến làm chén trà sớm. Ngày hẹn đến, cụ lớn đến nơi nhưng không thấy một bông hoa nữ thần nào. Thay vào đấy, mặt vườn bị san bằng, còn rải cát và sỏi lên trên, hoa đi đâu hết ráo. Cụ lớn đại thần hằm hằm bước vào trà thất, và ông thay đổi ngay thái độ với scene trước mắt: Giữa tokonoma bày một lọ hoa, trên đó là độc một bông hoa đẹp nhất của Rakyu. Quả là chữ Tiết trong cuộc đời và trong nghệ thuật đều thật khó học. Binh pháp Tôn tử đọc một lúc thấy “Cố binh quý thắng bất quý cửu”. Đọc thêm lúc nữa lại thấy cần phải Kỳ mới là oách. Đọc xong hóa ra Tiết lại là khó nhất. * Bài liên quan: Ý kiến - Thảo luậnBài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|